Hà Nội
23°C / 22-25°C

Thay đổi tư tưởng phải có “cháu đích tôn”

Thứ năm, 07:00 18/07/2019 | Dân số và phát triển

GiadinhNet - Những ngày cuối tháng 6/2019, trong chuyến công tác cùng với cán bộ chuyên trách dân số xã Đạ Đờn (huyện Lâm Hà, Lâm Đồng), chúng tôi ghi nhận bức tranh sống động về cuộc sống thực tế của người dân nơi đây, trong quan niệm về chuyện sinh đẻ, chuyện phải có con trai - con gái và người “nối dõi tông đường”.


Gia đình anh Tám, chị Lan quyết tâm nuôi dạy 2 con gái chăm ngoan, học giỏi.     Ảnh: Công Nam

Gia đình anh Tám, chị Lan quyết tâm nuôi dạy 2 con gái chăm ngoan, học giỏi. Ảnh: Công Nam

“Đừng để con bỏ học giữa chừng làm gánh nặng cho gia đình và xã hội”

Đến thăm bà con thôn Đam Pao, hình ảnh đầu tiên của gia đình vợ chồng chị Ka Sài (SN 1982) với 4 đứa con khiến chúng tôi ám ảnh. Ngôi nhà mà vợ chồng chị Ka Sài và các con sinh sống, gọi là nhà nhưng chỉ có mấy tấm ván che lại, mái tôn thủng thì nhìn thấu trời; nắng mưa đều bị hắt vào.

Chị Ka Sài cho biết, nhà trồng ít cà phê, hai vợ chồng chủ yếu đi làm thuê, ai thuê gì cũng làm, “Giờ này chồng mình đang đi làm thuê để kiếm tiền mua gạo cho con”. Khi tôi hỏi chị muốn sinh thêm con nữa không thì chị hồn nhiên trả lời “Cũng không biết nữa”. Các con của chị Ka Sài đều đang tuổi ăn, tuổi học nhưng với cháu đầu sinh năm 2003, anh chị đã dự tính sang năm cho cháu nghỉ học để phụ giúp cho bố mẹ.

Chị Trương Thị Túy - Cán bộ chuyên trách dân số xã Đạ Đờn cho biết: “Gia đình chị Ka Sài nghèo vì đông con, sinh dày, vườn thì ít, nhà không có đất để trồng hoa màu và chăn nuôi. Chúng tôi vận động mãi hai vợ chồng mới chịu áp dụng biện pháp KHHGĐ”.

Chúng tôi đến thôn Tân Lâm, xã Đạ Đờn gặp vợ chồng anh Nguyễn Văn Tám và chị Vũ Thị Hương Lan. Vợ chồng anh chị đều là công chức nhà nước. Anh chị lấy nhau được gần 20 năm và đã có 2 con gái học giỏi, ngoan ngoãn, là niềm mơ ước của biết bao nhiêu người. Cháu đầu sinh năm 2004, vừa đoạt giải Nhì môn Vật lý toàn tỉnh. Cháu thứ hai sinh năm 2007, trong lúc chúng tôi ghé nhà thì cháu đang cùng đội tuyển cầu lông của tỉnh Lâm Đồng tham dự vòng Chung kết tại Đà Nẵng.

Mẹ anh Tám đã ngoài 80 tuổi, ngày trước bà vẫn canh cánh rằng: “Tôi không thể nhắm mắt khi chưa có cháu đích tôn”, nhưng giờ đây nhìn hai cô cháu gái ngoan ngoãn, học giỏi bà đã xóa bỏ tư tưởng phải có cháu trai nối dõi tông đường. Bà còn động viên anh Tám, chị Lan phải chăm sóc, nuôi dưỡng 2 con gái cho tốt.

Chị Lan tâm sự: “Trước đây, khi mới sinh cháu gái thứ hai, vợ chồng tôi nhiều lúc cũng hay bị người ta chọc, đặc biệt vào những lúc hội hè, giỗ chạp... Họ hàng gặp nhau cứ bảo chồng em là ông ngoại và ngồi mâm dưới”. Điều an ủi là chồng em luôn xem con trai cũng như con gái, cùng một quan niệm là làm sao nuôi cho con ăn học đến nơi đến chốn, đừng để con bỏ học giữa chừng làm gánh nặng cho gia đình và xã hội”.

Nâng cao nhận thức về bình đẳng giới trong tiếp cận dịch vụ chăm sóc sức khỏe - KHHGĐ


Gia đình chị Ka Sài đông con, nhiều khó khăn.

Gia đình chị Ka Sài đông con, nhiều khó khăn.

Chị Ka Điệp, Phó Chủ tịch kiêm Trưởng ban Dân số xã chia sẻ: “Xã Đạ Đờn có tỷ lệ người đồng bào dân tộc thiểu số và đạo Công giáo sinh sống đông, nhận thức của người dân về việc thực hiện chính sách DS - KHHGĐ còn hạn chế, nhiều hộ gia đình cứ nói mình đẻ, mình nuôi. Để thay đổi quan niệm của người dân là khó, song chúng tôi đã có nhiều giải pháp khác nhau. Chúng tôi đã chỉ đạo cho các Ban, ngành từ xã xuống thôn tuyên truyền, vận động DS - KHHGĐ lồng ghép nội dung, tranh thủ phối hợp với các vị chức sắc, người có uy tín trong cộng đồng để tuyên truyền cho bà con hiểu và thay đổi nhận thức”.

Ông Bạch Văn Phương, Phó Giám đốc Trung tâm Y tế huyện Lâm Hà cho biết: Trong những năm qua, công tác khám và chăm sóc sức khỏe cho bà mẹ và trẻ em gái trên địa bàn huyện luôn được chú trọng triển khai đến các xã. Song song đó là việc khám sức khỏe tiền hôn nhân cũng được phối hợp, lồng ghép với các đơn vị để tuyên truyền nâng cao nhận thức cho mọi người về bình đẳng giới trong tiếp cận dịch vụ chăm sóc sức khỏe - KHHGĐ.

Hiện nay, Lâm Hà cũng như các địa phương khác gặp khó khăn trong việc tuyên truyền cho người dân hiểu được bình đẳng giới, quyền, nghĩa vụ giữa nam, nữ. Trong những buổi gặp gỡ, nói chuyện với người dân, một số người cao tuổi vẫn giữ quan niệm phải có con trai. Từ đó, dẫn đến tình trạng mất cân bằng giới tính khi sinh, khiến chỉ số cân bằng giới tính khi sinh trên địa bàn giảm chậm”.

Để giải quyết những khó khăn nêu trên, trong thời gian tới theo ông Bạch Văn Phương, cần phải có những giải pháp cụ thể sau: Tiếp tục phối hợp với các Ban, ngành, đoàn thể và các tổ chức chính trị xã hội tuyên truyền sâu rộng đến cán bộ, hội viên của các ngành và các tầng lớp nhân dân trên địa bàn các văn bản pháp luật liên quan đến công tác dân số như Kế hoạch số 51-KH/TU ngày 16/4/2018 của Tỉnh ủy Lâm Đồng về việc triển khai thực hiện Nghị quyết 21-NQ/TW. Từ đó nâng cao nhận thức cho người dân hiểu được về những hệ lụy của việc mất cân bằng giới tính khi sinh, lợi ích của việc sàng lọc trước sinh và sau sinh… Đồng thời chỉ đạo cho các phòng chuyên môn, các trạm y tế trên địa bàn chủ động tham mưu cho cấp ủy Đảng, chính quyền xây dựng kế hoạch tăng cường công tác truyền thông, giáo dục đến tận từng hộ dân tập trung vào những cặp vợ chồng sinh con một bề là nữ và các cặp vợ chồng đã sinh con thứ ba; tổ chức các buổi tư vấn khám sức khỏe tiền hôn nhân, tiếp tục triển khai các câu lạc bộ bình đảng giới, CLB ông bà mẫu mực; từng bước động viên khen thưởng kịp thời những cán bộ, hộ gia đình thực hiện tốt chính sách Dân số và Phát triển…

Công Nam

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
7 thực phẩm tốt nhất giúp giảm nguy cơ ung thư cổ tử cung

7 thực phẩm tốt nhất giúp giảm nguy cơ ung thư cổ tử cung

Dân số và phát triển - 1 ngày trước

Nghiên cứu cho thấy, một số thực phẩm có khả năng tăng cường hệ miễn dịch và chống ung thư, đặc biệt là các bệnh liên quan đến HPV như ung thư cổ tử cung.

Trung bình mỗi người Việt có khoảng 10 năm mắc bệnh tật

Trung bình mỗi người Việt có khoảng 10 năm mắc bệnh tật

Dân số và phát triển - 1 ngày trước

Mỗi người lớn tuổi mắc từ 3 đến 4 bệnh lý nền và có khoảng 10 năm mắc bệnh tật, làm giảm số năm sống khỏe mạnh.

Vì sao thay đổi nội tiết tố dễ gây viêm âm đạo?

Vì sao thay đổi nội tiết tố dễ gây viêm âm đạo?

Dân số và phát triển - 2 ngày trước

Những thay đổi nội tiết tố là một trong nhiều yếu tố tác động đến sức khỏe phụ khoa. Nhiều chị em bị viêm âm đạo mặc dù vẫn vệ sinh vùng kín sạch sẽ và quan hệ tình dục lành mạnh.

Vì sao phụ nữ mãn kinh dễ bị mất ngủ?

Vì sao phụ nữ mãn kinh dễ bị mất ngủ?

Dân số và phát triển - 3 ngày trước

Nhiều phụ nữ bước vào giai đoạn mãn kinh thường bị mất ngủ kèm theo những cơn bốc hoả và đổ mồ hôi ban đêm vô cùng khó chịu. Vậy mối liên hệ giữa mãn kinh và giấc ngủ như thế nào và cách ứng phó với tình trạng này?

Người phụ nữ 60 tuổi phát hiện ung thư thần kinh nội tiết từ dấu hiệu nhiều chị em Việt bỏ qua

Người phụ nữ 60 tuổi phát hiện ung thư thần kinh nội tiết từ dấu hiệu nhiều chị em Việt bỏ qua

Dân số và phát triển - 5 ngày trước

GĐXH - Người phụ nữ bị ung thư thần kinh nội tiết đã mãn kinh 10 năm nay nhưng lại ra dịch nhầy màu hồng ở âm đạo, tiểu cảm giác không hết, sau đó chảy máu nhiều như kinh nguyệt...

Chlamydia - Cảnh báo bệnh lây truyền qua đường tình dục phổ biến ở giới trẻ

Chlamydia - Cảnh báo bệnh lây truyền qua đường tình dục phổ biến ở giới trẻ

Dân số và phát triển - 5 ngày trước

Chlamydia âm thầm lây lan qua đường tình dục, bệnh thường không có triệu chứng rõ ràng, dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời.

4 tư thế yoga giúp giảm đau bụng kinh

4 tư thế yoga giúp giảm đau bụng kinh

Dân số và phát triển - 6 ngày trước

Yoga đã được chứng minh là giúp giảm bớt cơn đau liên quan đến đau bụng kinh và nhiều triệu chứng khác liên quan đến tiền kinh nguyệt. Dưới đây là 4 tư thế yoga giúp giảm đau bụng kinh hiệu quả.

Rùng mình trước tác hại của dung dịch vệ sinh phụ nữ không đạt chuẩn: BS 30 năm kinh nghiệm lên tiếng cảnh báo!

Rùng mình trước tác hại của dung dịch vệ sinh phụ nữ không đạt chuẩn: BS 30 năm kinh nghiệm lên tiếng cảnh báo!

Dân số và phát triển - 1 tuần trước

Không chỉ gây mất cân bằng hệ vi sinh vùng kín, tạo điều kiện cho vi khuẩn, nấm tấn công, dung dịch vệ sinh phụ nữ không đạt chuẩn còn đáng sợ cỡ này...

14 năm sống như con gái, đi khám sản phụ khoa mới biết là con trai

14 năm sống như con gái, đi khám sản phụ khoa mới biết là con trai

Dân số và phát triển - 1 tuần trước

14 năm để tóc dài, vui chơi cùng các bạn nữ, Ngọc Linh không ngờ bản thân lại là "nam nhi". Sự thật khiến em sốc, không dễ chấp nhận.

Bộ Y tế khuyến cáo người dân đeo khẩu trang nơi công cộng để phòng chống dịch COVID-19

Bộ Y tế khuyến cáo người dân đeo khẩu trang nơi công cộng để phòng chống dịch COVID-19

Dân số và phát triển - 1 tuần trước

GĐXH - Những ngày gần đây, thông tin số ca COVID-19 gia tăng tại Thái Lan khiến nhiều người lo ngại về đợt dịch bùng phát mới và có nguy cơ lây lan sang các nước trong khu vực, trong đó có Việt Nam.

Top