Thiếu thốn đủ bề, hiểm nguy rình rập trong những chuyến tác nghiệp xa
GiadinhNet - Vùng sâu, vùng xa luôn có sức hấp dẫn, quyến rũ với những ai đã gắn bó với nghề cầm bút. Có lẽ, tự thân nghề nghiệp khiến cho những người làm báo say mê “chủ nghĩa xê dịch”, yêu thích, tìm đến những vùng đất mới lạ để trải nghiệm, để khám phá cái hay, cái đẹp, cái độc đáo của thiên nhiên, cảnh vật, con người...

Nhà báo Trần Sơn Bách trong chuyến tác nghiệp tại Sapa (Lào Cai). Ảnh: NVCC
Câu chuyện mặn chát…
Nhà báo Trần Sơn Bách (Báo điện tử Vietnam Plus - Thông tấn xã Việt Nam) là một trong những phóng viên như thế. Anh kể, trong chuyến đi vào vùng sâu, vùng xa Mù Cang Chải (Yên Bái) năm 2012 để viết loạt bài “Cân quặng, mạng người”, Sơn Bách đã trực tiếp đi cùng đoàn công tác cứu hộ cứu nạn tại khu mỏ La Pán Tẩn, nơi vừa xảy ra vụ sạt lở khiến 19 người chết và mất tích.
Anh nhớ lại: “Trong suốt quá trình đi dọc lòng sông Tú Lệ tìm kiếm nạn nhân mất tích, thi thoảng lại tìm thấy một mẩu xác người. Những người tìm kiếm dùng que gắp những mẩu xương thịt còn sót lại bỏ vào xô chậu giúp người nhà an táng”.
Tú Lệ khi ấy đỏ ngầu bùn đất. Nước từ trên những triền cao rỉ xuống đỏ ngòm như máu từ vết thương chưa nguôi nỗi đau đang ứa ra. Đoàn người cứ lầm lũi bước đi, nặng nề và lóp ngóp. Đau lòng nhất, trong đoàn tìm kiếm khi ấy mặc dù có cả thân nhân người không may tử nạn, nhưng mỗi lần phát hiện ra những tảng quặng bị vùi lẫn trong bùn đất, họ lại nháo nhào lao tới, đào bới, xịt rửa. Viên quặng óng ánh, xanh biếc được truyền tay nhau trong tiếng bàn tán líu ríu như chim hót của người Mông bản xứ.
Lúc này, hình như với họ, nỗi đau đã tạm bị quên lãng đi. Trước đó, chỉ vì tìm loại quặng này, 19 người đã bất chấp mưa lớn để vào núi đào mà vĩnh viễn nằm lại. Đến lượt các thân nhân đi tìm, quặng đá lại trở thành thứ ám ảnh hơn cả sự sống và cái chết.
“Nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng này là cái đói nghèo. Từ tháng 8, đa phần các gia đình người H’Mông đã hết gạo dự trữ. Cái đói sẽ còn kéo dài đến tháng Mười, lại đúng vào thời điểm lũ quét, quặng trôi dạt từ mỏ ra lộ thiên trên mặt đất, bên cạnh suối. Mặc dù chỉ là bã quặng, trị giá cao nhất khoảng 30.000 đồng/kg, nhưng với người La Pán Tẩn thì mỗi cân cũng đổi được nửa yến thóc cho qua tháng đói nghèo. Cái đói cái nghèo đã đeo đẳng họ nhiều thế hệ dẫn đến tính mạng họ coi như phù du…”, anh rưng rưng kể lại.
8 ngày ròng, cứ mưa xuống, lại nắng lên. Anh cùng đội cứu hộ cứu nạn tại La Pán Tẩn lại lầm lũi, tìm kiếm những thi thể nạn nhân chưa tìm thấy. 8 ngày ròng, mưa xuống, nắng lên, hơi thở lẫn vào sương rừng, quần áo ngả sang màu đất đỏ. Giấc ngủ đêm phảng phất những giật mình ám ảnh về những bức ảnh thi thể xấu số vùi lấp dưới hàng trăm mét đất mà anh gửi về tòa soạn. Những câu chuyện anh kể, lặng lẽ nhưng cũng mặn chát nỗi buồn nơi cuối trời.

Hình ảnh những đứa trẻ không cha mẹ, tự nuôi nhau ở huyện Simacai, tỉnh Lào Cai qua ống kính của Nhà báo Sơn Bách.
Trong tất cả hành trình về tận sau này lên Tây Bắc, anh luôn bị ám ảnh bởi cái đói nghèo dai dẳng ấy. Đó là khi anh cùng đồng nghiệp đi tìm gặp những đứa trẻ bị bỏ rơi trên vùng cao Hà Giang, Lào Cai, Yên Bái...
Do ruộng nương quá cằn cỗi, lại không có nghề phụ tại địa phương, nên trong nhiều năm qua, tình trạng người Mông di cư qua biên giới Trung Quốc làm việc ngày càng trở nên phổ biến hơn. Những cuộc tha hương cầu thực ấy đã để lại những bản làng vắng mẹ; những đứa trẻ buộc phải tự gồng mình lớn lên, trở thành trụ cột chính của cả gia đình.
Nhóm của anh Bách đã phải rớt nước mắt khi chứng kiến cảnh cậu bé Giàng Seo Páo (ở xã Sán Chải, Si Ma Cai, Lào Cai) đóng vai “ông bố nhí” bất đắc dĩ ở tuổi 11. Bố mẹ bỏ sang đất bạn mưu sinh, Páo cũng bỏ học, líu ríu kéo theo 2 đứa em nheo nhóc lên ruộng nương ngày ngày. Căn nhà tuềnh toàng của anh em Páo lổn nhổn bát đũa đã mốc meo và túi cá khô đã lúc nhúc đầy giòi bọ… Anh Bách bảo, cứ mỗi khi nhớ đến hình ảnh này, anh lại day dứt mãi không thôi.
Những kỷ niệm khó quên

Phóng viên chia nhau phần nước uống dự trữ trong những chuyến đi vùng sâu, vùng xa.
Sơn Bách kể về chuyến đi đến vùng lũ Trạm Tấu (Yên Bái), khi chạy đến thị xã Nghĩa Lộ xe máy hỏng. Anh nghĩ nếu ở lại đây thì không kịp thời gian nên buộc phải dắt bộ tìm quán sửa xe của người dân để nhờ giúp. Sửa xe xong cũng gần 7h tối, đường vào Trạm Tấu thì bé, men theo vách núi, một bên là vực, sau mưa nên đường càng lầy lội. Có những đoạn có suối ngầm chảy qua, nước đã xói mòn mất nửa đường, anh lái xe vừa đi vừa dò đường chứ không dám phóng nhanh.
Hay như năm ngoái trong chuyến đi Hà Giang, anh cũng bị ngã xe do đường trơn. “Rất may không bị rơi xuống vực. Nói chung những hiểm nguy luôn rình rập trên đường tác nghiệp. Vì thế nếu không muốn phải bỏ mạng, chúng tôi phải tự học lấy những kỹ năng, kinh nghiệm từ người đi trước khi đối diện những tình huống hiểm nghèo”, Sơn Bách tâm sự.
Nhà báo Sơn Bách có một thói quen rất đặc biệt là viết bài ngay trên… điện thoại. Dường như không cần phải dừng lại một phút nào để nghĩ, bởi ngay từ khi tiếp cận một vụ việc nóng anh đã hình dung luôn trong đầu bố cục, nội dung bài báo. Câu chữ cứ thế tuôn chảy, có khi chỉ cần rời khỏi hiện trường, nửa tiếng sau là anh đã hoàn thành xong bài viết đầy đặn 2.000 chữ.
Rồi có những lần đi vùng sâu vùng xa, cả bản lúc này không ai biết tiếng phổ thông, nhóm phóng viên đều là người Kinh và cũng chỉ biết đúng một câu ngôn ngữ của bà con, phiên âm là “chi pâu”, dịch ra tiếng Việt nghĩa là... “không biết”! Cảm giác lạc lõng như đang ở một…đất nước khác. Rất may trong bản có sóng điện thoại, anh đã nhờ được anh đồng nghiệp là người cùng dân tộc với dân bản làm phiên dịch từ xa. Khi đó cánh báo chí chợt nghĩ ngoại ngữ được học trên giảng đường đại học giờ thành trớ trêu, giá mà ngày đó mình học được tiếng dân tộc…
Trong dòng hồi ức những câu chuyện về nghề, Sơn Bách tâm sự, mỗi chuyến đi của anh là một kỷ niệm. Nhưng kỷ niệm mà anh nhớ nhất, đó là chuyến ra biển Hoàng Sa năm 2014. Thời điểm ấy, Trung Quốc đã ngang ngược hạ đặt giàn khoan trái phép trong vùng biển Việt Nam, thậm chí các tàu của Trung Quốc còn cố tình gây hấn, đâm va vào các tàu cảnh sát biển, tàu kiểm ngư của Việt Nam.
“Tôi nghĩ làm báo thì chuyến đi này là một cơ hội để được tác nghiệp nơi điểm nóng, góp tiếng nói của mình vào việc bảo vệ biển đảo quê hương. Mình cảm thấy sốt ruột trong những ngày chờ đợi được lên đường”, anh Bách nhớ lại.
Đêm trước ngày lên tàu, Bách thức trắng, không phải vì lo đi lại, say sóng hay thứ gì khác, mà lo sẽ phải làm gì để có thể gửi thông tin, hình ảnh về tòa soạn. Trước đây, các chuyến đi xa bao giờ bố của Bách cũng dặn dò con trai cẩn thận nhưng chuyến đi này, ông không nói nhiều. Ông chỉ bảo: “Giữ gìn sức khoẻ con nhé!”.
Sơn Bách kể rằng, sau chuyến đi ấy, khi trở về đất liền, ấn tượng không bao giờ quên đối với anh là những người cảnh sát biển. “Cánh phóng viên ăn chung, ngủ chung với lực lượng cảnh sát biển. Lúc chia tay về đất liền, anh nào cũng dúi vào tay tờ giấy ghi số điện thoại của gia đình, nhắn nhủ rằng liên lạc với gia đình bảo rằng các anh vẫn bình yên. Lúc này mình càng cảm thấy vừa thương vừa cảm phục họ quá!”, nhà báo Sơn Bách nói.
Được đến những nơi mà không phải ai cũng có thể đến, được gặp gỡ, được chia sẻ, được hiểu những con người, những cuộc đời trên đường tác nghiệp chính là “suối nguồn” đam mê của Sơn Bách. Thấm thía những vất vả, khó khăn và đón nhận tấm chân tình của người dân, của các cán bộ, chiến sỹ đã làm “giàu” thêm tình cảm của anh, thôi thúc anh chuyển tải câu chuyện của mình cho độc giả, cũng là chuyển tải tình cảm, chuyện cả những rung động sôi nổi cuả trái tim mình cho bạn đọc.
Với những nỗ lực không ngừng, nhà báo Trần Sơn Bách và cộng sự đã vinh dự giành Giải B Báo chí Quốc gia năm 2012 với loạt bài “Cân quặng, mạng người”; Giải B Báo chí Quốc gia năm 2015 với loạt bài “Hành trình đứng lên của cô bé chân voi”; Giải C Gương sáng phòng chống tham nhũng năm 2015 với loạt bài “Thâm nhập thế giới lò gach ma ở Sóc Sơn”; Giải Khuyến khích Báo chí đối ngoại năm 2012 với chùm tin, bài về “Cuộc chiến bảo vệ vùng biển Hoàng Sa”; Giải B Báo chí Quốc gia năm 2018 với loạt bài “Ký sự đường sắt Bắc - Nam”.
Nhật Tân

5 con giáp bứt tốc mạnh mẽ từ tháng 7, cuối năm trả hết nợ nần, đón Tết dư dả
Đời sống - 22 phút trướcGĐXH - Trong 12 con giáp, có 3 con giáp được dự đoán sẽ tỏa sáng rực rỡ từ tháng 7, hứa hẹn những đột phá sự nghiệp và bứt phá tài chính.

CSGT mở đường, cứu tài xế xe tải đột quỵ trên cao tốc Pháp Vân - Cầu Giẽ
Đời sống - 1 giờ trướcGĐXH - Sáng 5/7, phát hiện tài xế xe tải bị đột quỵ, bất tỉnh trong cabin trên cao tốc Pháp Vân - Cầu Giẽ, lực lượng cảnh sát giao thông đã mở đường đưa nạn nhân tới bệnh viện cấp cứu.

4 điểm mới về làm sổ đỏ từ ngày 1/7/2025, người dân cần nắm rõ
Đời sống - 3 giờ trướcGĐXH - Từ ngày 1/7/2025, nhiều quy định mới liên quan đến việc cấp sổ đỏ chính thức có hiệu lực. Dưới đây là các thông tin cụ thể người dân có thể tham khảo.

Hành động bất thường của tài xế ô tô khi gặp tổ CSGT
Pháp luật - 4 giờ trướcGĐXH - Trước hiệu lệnh dừng xe của Tổ công tác của Trạm CSGT Quang Trung, tài xế Kiên không chấp hành mà tiếp tục cho phương tiện di chuyển, liên tục đánh lái sang hai bên nhằm không cho cơ quan chức năng vượt, thậm chí còn làm đổ xe của Tổ công tác.

Thiếu nữ 14 tuổi ‘bẻ lái’ cực gắt khiến kẻ giả danh CSGT mất hút
Đời sống - 5 giờ trướcCú 'bẻ lái' khiến kẻ tự xưng CSGT để lừa đảo 'đứng hình' chính là câu nói cực gắt của thiếu nữ: 'Người chỉ huy sau lưng chú đang cầm roi điện đấy'.

Đăng ký xe, cấp biển số xe được thực hiện như thế nào sau ngày 1/7/2025?
Đời sống - 5 giờ trướcGĐXH - Theo Thông tư số 51/2025/TT-BCA, từ ngày 1/7/2025, quy trình đăng ký xe và cấp biển số xe có nhiều điểm mới đáng chú ý. Người dân cần thực hiện các thủ tục, quy trình thế nào để đăng ký xe, cấp biển số xe diễn ra thuận lợi?

Nữ sinh đa tài với hành trình chinh phục đỉnh cao tranh biện và nghệ thuật
Giáo dục - 5 giờ trướcGĐXH - Vừa qua, MC nhí Đỗ Quyên đã vinh dự giành được thành tích ấn tượng tại giải tranh biện Vietnamese Scholars Debating Championship 2025. Đây là một trong những giải đấu uy tín hàng đầu dành cho học sinh yêu thích tranh biện học thuật bằng tiếng Anh trên cả nước.

Tin sáng 5/7: Dùng máy bay không người lái cứu 2 cháu bé mắc kẹt giữa dòng lũ; cảnh giác chiêu trò lừa đảo lợi dụng việc sáp nhập các đơn vị hành chính
Xã hội - 6 giờ trướcGĐXH - Người đàn ông ở Gia Lai xác nhận dùng máy bay không người lái giải cứu 2 cháu nhỏ mắc kẹt giữa dòng nước lũ; lợi dụng chủ trương sắp xếp, sáp nhập các đơn vị hành chính, nhiều đối tượng xấu đã dựng lên nhiều kịch bản lừa đảo.

Bộ máy chính quyền 2 cấp ở Thái Nguyên bắt đầu vận hành trơn tru, hiệu quả
Thời sự - 18 giờ trướcGĐXH - Sau khi thực hiện mô hình chính quyền địa phương 2 cấp, các xã sau hợp nhất tại tỉnh Thái Nguyên đã bước đầu vận hành thông suốt, đảm bảo phục vụ người dân chu đáo, hiệu quả.

Những con giáp là thiên tài kinh doanh bẩm sinh, "rót tiền" vào đâu thắng lớn ở đó
Đời sống - 21 giờ trướcGĐXH - Những con giáp này sinh ra đã có thiên phú trong lĩnh vực kiếm tiền, một khi đã lấn sân kinh doanh là sẽ càng ngày càng làm ăn phát đạt.

Những con giáp là thiên tài kinh doanh bẩm sinh, "rót tiền" vào đâu thắng lớn ở đó
Đời sốngGĐXH - Những con giáp này sinh ra đã có thiên phú trong lĩnh vực kiếm tiền, một khi đã lấn sân kinh doanh là sẽ càng ngày càng làm ăn phát đạt.