Thiếu vi chất dinh dưỡng sẽ gây ra hậu quả nghiêm trọng nào cho sức khỏe?
GiadinhNet – Theo các chuyên gia, thiếu vi chất dinh dưỡng được coi là “nạn đói tiềm ẩn”, để lại những hậu quả nghiêm trọng. Thanh toán được thiếu vi chất dinh dưỡng sẽ góp phần làm giảm tỷ lệ suy dinh dưỡng thể thấp còi ở trẻ em.
Vi chất dinh dưỡng là gì?
PGS.TS Nguyễn Thị Lâm, nguyên Phó Viện trưởng Viện Dinh dưỡng Quốc gia cho biết, vi chất dinh dưỡng là những chất mà cơ thể cần với lượng rất nhỏ nhưng cơ thể lại không thể tự tổng hợp được, bắt buộc phải đưa vào từ việc ăn uống.
Điều đáng nói, dấu hiệu của thiếu vi chất thường khó phát hiện nên hay được gọi là "nạn đói tiềm ẩn". Bởi lẽ, nếu không chú ý, chúng ta sẽ không biết mình có thiếu vi chất dinh dưỡng hay không.
Thiếu vi chất dinh dưỡng để lại những hậu quả nghiêm trọng cho sức khỏe. Ảnh minh họa
Theo PGS.TS Nguyễn Thị Lâm, thiếu vi chất dinh dưỡng hay gặp ở các nước nghèo, khó khăn, nước đang phát triển, khẩu phần ăn còn thiếu hụt nhiều chất dinh dưỡng. Một số vi chất thường bị thiếu như: Thiếu sắt, vitamin A, D, kẽm… Đối tượng dễ thiếu vi chất là phụ nữ đang mang thai, cho con bú, trẻ em đang tuổi lớn.
Theo nghiên cứu, khẩu phần ăn của người dân Việt Nam hầu hết không đáp ứng đủ 100% nhu cầu về các vitamin và chất khoáng. Bên cạnh đó, vi chất dinh dưỡng từ nguồn thức ăn động vật có giá trị sinh học cao hơn, cơ thể dễ hấp thu và sử dụng hơn so với thức ăn nguồn gốc thực vật, nhưng các thức ăn động vật đều có giá thành cao nên làm giảm sự tiếp cận thường xuyên của người dân với nguồn vi chất dinh dưỡng có giá trị sinh học cao đặc biệt người dân ở nông thôn, miền núi và các vùng khó khăn.
Thiếu vi chất dinh dưỡng gây hậu quả gì?
PGS.TS Nguyễn Thị Lâm cho biết thêm, việc thiếu một số vi chất dinh dưỡng quan trọng như iốt, vitamin A, sắt, kẽm, mặc dù rất khó phát hiện, song có thể đưa đến những hậu quả to lớn.
Thiếu máu do thiếu sắt có biểu hiện da xanh, niêm mặc mắt nhợt hay đau đầu buồn ngủ, nếu người thiếu máu nặng có thể hoa mắt chóng mặt khi thay đổi tư thế. Thiếu máu, thiếu sắt gây hậu quả trước mắt là chậm phát triển cân nặng chiều cao ở trẻ và gây chậm phát triển trí não.
Thiếu máu, thiếu sắt ở phụ nữ mang thai làm thai nhi cũng bị thiếu máu, mẹ thiếu máu và tăng tỷ lệ tử vong sau sinh (khoảng 30% nguyên nhân tử vong ở bà mẹ sau sinh).
Thiếu vitamin D với các biểu hiện khó ngủ về đêm, ra mồ hôi trộm, tóc rụng nhiều sau đầu, có thể gây dấu hiệu tóc rụng hình vành khăn, răng mọc chậm, chậm phát triển chiều cao. Thiếu vitamin D sẽ gây ra bệnh cảnh còi xương ở trẻ nhỏ.
Thiếu kẽm gây chậm tăng cân, chiều cao. Đây còn là nguyên nhân gây suy giảm miễn dịch dễ mắc các bệnh nhiễm khuẩn đường hô hấp.
Thiếu canxi hay gây đau nhức trong xương dài hay các khớp, thỉnh thoảng lãng quên nhất là ở người cao tuổi, phụ nữ mang thai hay cho con bú.
Phòng ngừa bằng cách nào?
Theo các chuyên gia, nên đa dạng các nhóm thực phẩm bổ sung dinh dưỡng hàng ngày. Ảnh minh họa
Theo PGS.TS Nguyễn Thị Lâm, để phòng ngừa thiếu vi chất dinh dưỡng, điều quan trọng nhất là cần tăng cường đa dạng hóa các loại thực phẩm giàu vi chất dinh dưỡng trong các bữa ăn hàng ngày. Cân đối khẩu phần ăn từ 4 nhóm thực phẩm (bột đường, chất đạm, chất béo, vitamin và khoáng chất).
Bên cạnh đó, uống bổ sung vi chất dinh dưỡng là một giải pháp ngắn hạn quan trọng có thể giúp cải thiện được ngay tình trạng thiếu vi chất dinh dưỡng (ví dụ Chương trình uống bổ sung vitamin A cho trẻ từ 6-36 tháng)…
Đặc biệt, vị chuyên gia này nhấn mạnh, để phòng ngừa thiếu vi chất dinh dưỡng cho trẻ nhỏ, dinh dưỡng trong 1000 ngày đầu đời là rất quan trọng. Đây là giai đoạn từ trong bụng mẹ và 2 năm đầu tiên của cuộc đời.
Nếu giai đoạn này bà mẹ mang thai không dinh dưỡng tốt có thể sinh ra những cháu bé nhẹ cân, suy dinh dưỡng thấp chiều cao, suy dinh dưỡng bào thai sẽ ảnh hưởng đến giai đoạn nuôi dưỡng sau sinh. Trẻ dễ bị suy dinh dưỡng và các bệnh nhiễm khuẩn rất khó nuôi.
Theo đó, trong 2 năm đầu đời phải thực hiện nuôi sữa mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu, sau đó cho ăn bổ sung vẫn phải tiếp tục bú mẹ đến 24 tháng. Các thức ăn bổ sung cần đa dạng và đầy đủ chất dinh dưỡng, tránh nguy cơ trẻ bị thiếu vi chất dinh dưỡng.
Ngoài việc cung cấp các vi chất dinh dưỡng qua các thực phẩm trong bữa ăn hàng ngày, theo các chuyên gia, có thể kết hợp thêm các sản phẩm bổ sung các vi chất dinh dưỡng cho cơ thể. Chẳng hạn, thực phẩm bảo vệ sức khỏe Liquid Calci-D3; Bột Unical For Rice (bổ sung canxi); Viên đa Vitamin và khoáng chất Prenatal Formula. Các sản phẩm này đang được phân phối trong Đề án 818 (Tổng cục DS-KHHGĐ, Bộ Y tế quản lý) thông qua hệ thống cán bộ, cộng tác viên dân số ở địa phương.
Mai Thùy
Thanh niên 16 tuổi ở Phú Thọ nhập viện mặt sưng phù do sai lầm khi chăm sóc da nhiều bạn trẻ Việt mắc phải
Bệnh thường gặp - 9 phút trướcGĐXH - Thanh niên cho biết có bôi kem trị mụn tại nhà. Lúc đầu thấy mụn khỏi rất nhanh, da mịn đẹp, nhưng sau đó bôi thuốc không bớt nữa, ngược lại sưng lên, sau đó mặt thâm sạm...
Loại vi khuẩn chết người có thể thành thuốc ung thư đột phá
Sống khỏe - 1 giờ trướcCác nhà khoa học Anh đã tìm ra cách làm cho vi khuẩn salmonella thay vì tấn công cơ thể thì sẽ hợp sức với tế bào T để loại trừ khối u ung thư.
Điều trị thành công ca thuỷ tinh thể đục chín, thị lực chỉ còn 1/10
Sống khỏe - 1 giờ trướcVới hơn 30 năm kinh nghiệm giảng dạy và điều trị bệnh đục thủy tinh thể, thực hiện thành công hơn 50,000 ca phẫu thuật thay thuỷ tinh thể, TS.BS Vũ Anh Tuấn - Giám đốc chuyên môn Bệnh viện Mắt quốc tế Nhật Bản đã giúp bệnh nhân có thuỷ tinh thể đục chín tìm lại được ánh sáng.
Triệu chứng của xẹp đốt sống do loãng xương
Sống khỏe - 15 giờ trướcXẹp đốt sống đến từ rất nhiều nguyên nhân, nhưng thường gặp nhất là do thoái hóa. Bệnh có thể xảy ra với bất kỳ ai, nhưng chủ yếu là người lớn tuổi. Xẹp đốt sống cần được điều trị càng sớm càng tốt để tránh gây đau đớn, biến chứng nguy hiểm, ảnh hưởng đến khả năng vận động của người bệnh.
Bị cảm cúm khi giao mùa, đừng làm những điều này nếu không muốn bệnh nặng thêm
Sống khỏe - 16 giờ trướcGĐXH - Thông thường, người bị cảm cúm sẽ hồi phục trong vòng 3-7 ngày. Tuy nhiên, bệnh có thể kéo dài hơn ở người bệnh có miễn dịch kém hoặc có bệnh nền, thậm chí có biến chứng nếu điều trị sai cách.
Nữ sinh 17 tuổi bất ngờ mắc ung thư cổ tử cung giai đoạn 3 có biểu hiện rất nhiều chị em Việt gặp phải
Bệnh thường gặp - 16 giờ trướcGĐXH - Nghĩ mình chỉ bị rối loạn kinh nguyệt và đau nhức do ngồi học quá nhiều. Nhưng sau khi đi khám, cô gái nhận kết quả sốc khi biết mình bị ung thư tử cung giai đoạn 3.
Cần phát hiện sớm dị dạng lồng ngực bẩm sinh
Sống khỏe - 18 giờ trướcDị dạng lồng ngực còn gọi là ngực hình phễu hoặc lõm xương ức. Bệnh phổ biến ở nam giới hơn nữ giới. Nếu không phẫu thuật sớm, bệnh có thể gây ra các triệu chứng ảnh hưởng đến chức năng tim phổi, đồng thời gây ảnh hưởng tâm lý đến cha mẹ và trẻ.
7 bài tập kiểm soát cơn đau do viêm khớp dạng thấp
Sống khỏe - 19 giờ trướcNgười bệnh viêm khớp dạng thấp dễ bị sưng, đau khi thời tiết lạnh, do độ kết dính của khớp tăng lên, khiến đi lại hoạt động khó khăn. Thực hiện một số bài tập có thể giúp kiểm soát cơn đau hiệu quả.
Hơn cả hàm răng khoẻ và nụ cười xinh, 'Smart Habit – thói quen thông minh' gieo mầm lối sống lành mạnh
Sống khỏe - 19 giờ trướcKhám phá những câu chuyện thực tế từ các bậc phụ huynh Việt về hành trình tạo dựng và duy trì 'Smart Habit – Thói quen thông minh' cho con, vì một tương lai với nụ cười khỏe mạnh.
Hội nghị khoa học quốc tế về dự phòng Zona ở người lớn được tổ chức tại Việt Nam
Sống khỏe - 19 giờ trướcVừa qua, GSK tổ chức chuỗi Hội nghị khoa học quốc tế dành cho chuyên gia y tế tại khu vực các thị trường mới nổi ở ba quốc gia là Columbia, Dubai (UAE) trong tháng 10 và tại Việt Nam cùng với sự phối hợp của Tổng Hội Y học Việt Nam vào tháng 11/ 2024.
Loại hạt nhỏ thơm kiểm soát đường huyết cực tốt, người bệnh tiểu đường nên ăn để tăng cường sức khỏe
Bệnh thường gặpGĐXH - Hạt hướng dương đem lại khá nhiều lợi ích sức khỏe. Do chứa nhiều hoạt chất chúng góp phần giảm nguy cơ mắc một số bệnh mạn tính trong đó có bệnh tiểu đường.