Thịt lươn rất bổ nhưng nếu chế biến theo cách này chẳng khác nào mang họa vào người
GiadinhNet – Theo các chuyên gia, một nguyên tắc quan trọng cần nhớ khi chế biến lươn là phải làm chín thịt hoàn toàn, không ăn lươn tái vì nguy cơ nhiễm ký sinh trùng khá cao.
Từ trước đến nay, thịt lươn được xếp vào nhóm thực phẩm bổ dưỡng, cung cấp nhiều chất đạm, chất béo, canxi và các vitamin cần thiết cho cơ thể. Bên cạnh đó, theo Đông y, lươn có tính ôn, vị ngọt, giúp bổ khí dưỡng huyết, làm mạnh gân cốt, nhuận tràng, an thần, thích hợp với người sức khỏe yếu, phong thấp đau nhức, thận hư đau lưng…
Do đó, nhiều người thường mua lươn về chế biến các món ăn khác nhau để bồi bổ cơ thể hoặc dùng nấu cháo cho trẻ nhỏ. Tuy nhiên, lươn cũng là thực phẩm cần thận trọng trong khâu chế biến, nếu không sẽ gây tác dụng ngược, làm hại đến sức khỏe của người dùng.

Thịt lươn được xếp vào nhóm thực phẩm bổ dưỡng cho sức khỏe. Ảnh minh họa
Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, do đặc điểm lươn hay chui rúc sâu dưới bùn, đầm lầy và có tập tính ăn tạp nên thịt lươn thường chứa nhiều ký sinh trùng, trong đó, phổ biến là Gnathostoma spinigerum – một loại ấu trùng sống rất dai và chịu được nhiệt độ cao.
Chính vì vậy, PGS.TS Nguyễn Thị Lâm, nguyên Phó Viện trưởng Viện Dinh dưỡng Quốc gia lưu ý, một nguyên tắc quan trọng cần nhớ khi chế biến lươn là phải làm chín thịt hoàn toàn. Nếu ăn phải lươn chưa được nấu chín hoặc ăn các món lươn tái như gỏi lươn, nộm lươn, người dùng dễ có nguy cơ bị nhiễm ký sinh trùng gây hại đến sức khỏe.
Bên cạnh đó, lươn có phần xương sống rất dài dọc phần thân và có nhiều đốt với những răng cưa chĩa ra hai bên. Do đó, với những người dùng lươn để nấu cháo, nếu không lọc kỹ xương, có thể khiến đốt xương lẫn trong thịt nấu cháo, dễ gây hóc, nhất là với trẻ nhỏ.
Trên thực tế, mới đây, một bé gái 7 tháng tuổi (ở An Giang) đã suýt mất mạng vì bị hóc xương khi ăn cháo lươn. Theo các bác sĩ, nếu bé không được đưa đến khám và gắp xương kịp thời, dị vật có thể bị hoại tử gây nhiễm trùng, tạo ổ mủ áp xe hoặc rơi vào bít tắc đường thở chính. Trường hợp không được cấp cứ kịp thời, có thể gây ngưng thở, thậm chí tử vong.
Sơ chế lươn đúng cách
Đề cập cụ thể về việc sơ chế và chế biến lươn đúng cách, anh Trần Văn Hoàng, đầu bếp một quán ăn ở phố Bà Triệu (Hà Đông, Hà Nội) cho biết, lươn có đặc điểm da rất nhớt nên khi sơ chế cần rửa sạch và xát muối cho trôi đi hết các chất bẩn bám trên thân lươn.
Sau đó, tiến hành mổ dọc thân lươn để loại bỏ nội tạng. Để thịt lươn vào bát sạch và lưu ý, không rửa lại lươn với nước sau khi mổ vì như thế, lươn sẽ bị tanh khi chế biến.

Khi chế biến lươn, cần đặc biệt lưu ý phải nấu chín thịt hoàn toàn để tránh nhiễm ký sinh trùng. Ảnh minh họa
Khi mổ lươn, tùy thuộc vào món ăn định nấu để sơ chế cho phù hợp. Không phải món nào cũng cần phải lọc xương lươn. Chẳng hạn, một số món chỉ cần làm sạch, mổ bỏ ruột và cắt khúc rồi đem đi chế biến (lươn om chuối đậu).
Tuy nhiên, với những món cần lọc xương như để xào, nấu miến, hay khi dùng lươn nấu cháo cho trẻ nhỏ, cần phải lọc kỹ xương. Về cách lọc xương lươn sống, theo kinh nghiệm của anh Hoàng, do da lươn trơn nên cần giữ cố định lươn, nhất là phần đầu để không bị trật dao khi mổ. Sau đó, nghiêng mũi dao từ từ tách phần xương lươn ra, chặt bỏ đầu và cắt khúc dài ngắn theo từng món ăn định chế biến.
Với lươn nấu cháo, có thể luộc lươn lên và lọc lấy thịt, bỏ xương. Tuy nhiên, trong quá trình tách thịt và xương, nhiều đoạn xương dễ bị gãy và lẫn vào phần thịt. Người dùng nên đặc biệt chú ý công đoạn này.
Hướng dẫn làm món lươn om chuối đậu
Nguyên liệu:
300 – 500 gram lươn đồng; 100 gram thịt ba chỉ; 2 bìa đậu phụ
3 quả chuối xanh; 1 mớ lá lốt, tía tô, hành lá; nghệ (bột nghệ), hành khô, tỏi, ớt tươi
Dầu ăn, muối, mì chính, hạt tiêu, một chút mẻ
Cách làm:
Lươn bóp muối, rửa sạch, bỏ ruột, cắt khúc vừa ăn. Giã nghệ lọc lấy nước hoặc dùng bột nghệ ướp lươn cùng một chút muối, mì chính, hạt tiêu và mẻ. Mẻ giúp lươn bớt tanh và làm món ăn dậy mùi hơn.
Thịt ba chỉ rửa sạch, thái miếng mỏng và ướp chút gia vị cho ngấm. Sau đó, cho lên bếp rang vàng, cháy cạnh. Đậu phụ thái nhỏ rán vàng.
Chuối xanh gọt vỏ, thái vát miếng mỏng, thả vào chậu nước muối ngâm một lúc để chuối bớt chát và không bị thâm. Sau đó vớt ra để ráo nước. Tỏi, hành bóc vỏ, băm nhỏ, ớt tươi cắt nhỏ. Hành lá, tía tô, lá lốt rửa sạch, thái nhỏ.

Lươn om chuối đậu là món ăn được nhiều người ưa thích. Ảnh TL
Sau khi đã sơ chế các nguyên liệu, tiến hành chế biến: Cho tỏi và hành băm vào phi thơm, sau đó, trút lươn vào đảo đều cho đến khi lươn săn lại thì cho thịt ba chỉ cáy cạnh, đậu rán và chuối xanh vào đảo cùng nhau. Nêm nếm thêm gia vị cho ngấm rồi đổ một bát nước tô lọc vào để om.
Vặn nhỏ lửa đun trong 10-15 phút đến khi thấy nước dùng sánh lại, lươn, thịt và chuối đã chín thì nêm lại gia vị lần nữa cho vừa miệng. Cho hành lá, tía tô, lá lốt, ớt tươi thái nhỏ vào đảo đều và tắt bếp. Múc lươn om ra bát thưởng thức cùng cơm nóng.
Mai Khôi

8 mẹo giúp món chiên không bắn dầu, giòn rụm lâu
Ăn - 3 giờ trướcGĐXH - Chiên rán là kỹ thuật cơ bản trong nấu ăn nhưng lại khiến nhiều người “ngại” vì dầu mỡ dễ bắn tung tóe, gây bỏng hoặc làm bẩn bếp. Chưa kể, món chiên dễ bị ỉu, mềm nếu không biết cách. Vậy làm sao để chiên giòn mà không bắn dầu, lại giữ độ giòn lâu?

Tiết Đại Thử 2025 nhiệt độ tăng cao, ai cũng nên bổ sung món ngon bổ dưỡng này để đảm bảo sức khỏe
Ăn - 18 giờ trướcGĐXH – Tiết Đại Thử là thời điểm nắng nóng gay gắt nhất trong năm, dễ gây mệt mỏi, uể oải, rối loạn tiêu hóa. Ăn những thực phẩm bổ dưỡng khí dưới đây sẽ giúp cơ thể duy trì thể trạng ổn định và tránh bệnh mùa hè.

6 cách giúp rau luộc xanh mướt, không bị nát
Ăn - 21 giờ trướcGĐXH - Rau luộc – món ăn tưởng chừng đơn giản nhưng không ít người từng rơi vào cảnh: rau luộc bị vàng úa, mềm nhũn, mất vị ngọt và kém bắt mắt. Vậy làm thế nào để có món rau luộc xanh mướt, giòn ngon, giữ trọn dưỡng chất?

5 cách ướp thịt nướng đậm đà, mềm ngon khó cưỡng
Ăn - 22 giờ trướcGĐXH - Thịt nướng là món ăn “quốc dân”, không thể thiếu trong các buổi tiệc ngoài trời, tụ họp bạn bè hay những bữa cơm đổi vị cuối tuần. Nhưng làm sao để thịt nướng đậm đà, mềm thơm, không bị khô hay dai? Bí quyết nằm ở cách ướp.

5 mẹo nêm nếm gia vị đúng thời điểm, món ăn tròn vị khó cưỡng
Ăn - 1 ngày trướcGĐXH - Nấu ăn không chỉ là chuyện “cho bao nhiêu muối, bao nhiêu đường”, mà còn là nghệ thuật nêm nếm đúng thời điểm. Cùng một món ăn, nếu gia vị được cho vào lúc thích hợp, hương vị sẽ bùng nổ, dậy mùi và đậm đà hơn hẳn.

Cụ bà 105 tuổi bật mí bí quyết sống thọ, lại là loại gia vị nhiều người 'ghét'
Ăn - 1 ngày trướcGĐXH - Nhiều nghiên cứu khoa học đã chỉ ra mối liên hệ tích cực giữa việc ăn tỏi thường xuyên với tuổi thọ con người.

Mẹ đảm Hà Nội tiết lộ mẹo rán nem 'thần thánh': Giòn lâu, không bung, ăn một miếng là mê cả đời
Ẩm thực 360 - 1 ngày trướcGĐXH - Mẹo rán nem không bị vỡ, giòn tan như ngoài hàng được chị Thùy Dương (32 tuổi, Hà Nội) chia sẻ khiến hội nội trợ thi nhau học theo.

6 cách khử mùi tanh của cá nhanh gọn, không còn ám bếp
Ăn - 1 ngày trướcGĐXH - Cá là thực phẩm bổ dưỡng, dễ chế biến, nhưng mùi tanh đặc trưng đôi khi khiến nhiều người e ngại.

Hôm nay tôi được khai sáng cách rã đông cá mà không cần ngâm nước lã
Ăn - 1 ngày trướcRã đông cá không còn là "cơn ác mộng" khi bạn biết đến hai phương pháp đơn giản nhưng hiệu quả sau đây.

2 cách làm hạt nêm tại nhà vừa ngon vừa an toàn
Ăn - 2 ngày trướcVới những nguyên liệu có sẵn trong nhà, bạn hoàn toàn có thể tự làm hạt nêm giúp món ăn thêm đậm đà, hấp dẫn, ngọt một cách tự nhiên.

Mùa hè ăn gì cho đỡ chán? Đây là loạt món ngon 'mát rượi', ăn là 'hết nồi cơm'
Ẩm thực 360GĐXH - Trời nóng đến mấy mà gặp loạt món ngon mùa hè này thì cũng phải “húp trọn”! Dễ nấu, mát ruột, cả nhà ăn là gật gù no bụng.