Hà Nội
23°C / 22-25°C

Thời điểm giao mùa, không khí ô nhiễm đề phòng mắc viêm kết mạc mùa xuân như thế nào?

Thứ năm, 09:33 27/02/2025 | Bệnh thường gặp

GĐXH - Vào thời điểm giao mùa, không khí ô nhiễm dễ gây ra tình trạng mắt bị bệnh viêm kết mạc mùa xuân.

Bé trai nặng 3,6kg chào đời sau ca mổ đẻ thành công từ bệnh nhân tiền sản giật nặng 100kgBé trai nặng 3,6kg chào đời sau ca mổ đẻ thành công từ bệnh nhân tiền sản giật nặng 100kg

GĐXH - Các bác sĩ đã thực hiện thành công ca mổ đẻ đón bé trai nặng 3.600g cất tiếng khóc chào đời từ bệnh nhân tiền sản giật nặng 100kg.

Viêm kết mạc mùa xuân có gây nguy hiểm cho mắt?

Viêm kết mạc mùa xuân là một bệnh lý về mắt do dị ứng, thường xảy ra vào thời điểm giao mùa xuân - hè, khi lượng phấn hoa và các chất gây dị ứng trong không khí gia tăng. Bệnh thường xuất hiện vào mùa xuân nên được gọi là viêm kết mạc mùa xuân. Tuy nhiên, hiện nay do vấn đề ô nhiễm không khí rất phổ biến nên cũng có thể gặp quanh năm.

Bệnh có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi, nhất là trẻ nhỏ, gây ra không ít triệu chứng khó chịu, làm ảnh hưởng đến khả năng nhìn của người bệnh. Viêm kết mạc mùa xuân thường xảy ra ở những người có tiền sử gia đình bị dị ứng, đặc biệt với các bệnh như viêm mũi dị ứng, hen suyễn và bệnh chàm.

Bệnh lý này có tính chất mạn tính, tỷ lệ gặp ở nam nhiều hơn và ở độ tuổi nhỏ, khi lớn lên bệnh tự thuyên giảm dần. Đây là tình trạng mắt phản ứng với các chất gây dị ứng, chẳng hạn như phấn hoa và lông thú cưng. Người mắc các chứng dị ứng theo mùa khác có nguy cơ bị viêm kết mạc dị ứng mùa xuân cao hơn.

Tùy mức độ nặng, có thể ảnh hưởng tròng đen (giác mạc) từ xói mòn biểu mô, đến loét dạng mảng, và thậm chí sẹo giác mạc. Tiến triển và biến chứng viêm kết mạc mùa xuân là bệnh hay có những đợt kịch phát dù có điều trị liên tục. Biến chứng có thể gặp là tổn thương giác mạc: Viêm giác mạc, loét giác mạc, loét thủng giác mạc, sẹo giác mạc. Biến chứng do dùng thuốc có Corticoid: Tăng nhãn áp, đục thủy tinh thể.

Ðặc điểm của viêm kết mạc mùa xuân là bệnh nhân bị đỏ cả hai mắt, ngứa, cảm giác như bị phỏng, chảy nước mắt, sợ ánh sáng, có ghèn, lúc nào cũng muốn lấy tay dụi mắt nhưng càng dụi càng ngứa. Khi lộn mi thấy ở mi mắt có những nốt (nhú gai) màu đỏ lớn, đường kính trên 1mm nằm sát nhau, có hình dáng như được lát một lớp sỏi, nhú gai có mạch máu ở đỉnh hoặc thấy những nốt có màu trắng như sữa ở gần tròng đen. Bệnh thường có tính chất tái đi tái lại theo mùa.

Thời điểm giao mùa, không khí ô nhiễm đề phòng mắc viêm kết mạc mùa xuân như thế nào?- Ảnh 2.

Viêm kết mạc mùa xuân có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm cho mắt.

Điều trị và phòng tránh viêm kết mạc mùa xuân

Theo ThS.BS Ngô Gia Tùng (Bệnh viện Đa khoa tỉnh Phú Thọ), việc điều trị viêm kết mạc mùa xuân cũng như các bệnh dị ứng khác cần dựa vào nguyên nhân gây bệnh. Điều quan trọng là phải xác định chính xác tác nhân dị ứng (kháng nguyên). Khi người bệnh hạn chế hoặc tránh tiếp xúc với kháng nguyên, các phản ứng quá mẫn sẽ giảm dần, giúp thuốc điều trị phát huy tác dụng tốt hơn. Tuy nhiên, trong thực tế, các dị nguyên như phấn hoa có thể phân tán rộng rãi trong môi trường, gây khó khăn trong việc kiểm soát hoàn toàn. Do đó, người bệnh cần chủ động hạn chế tiếp xúc với các tác nhân gây dị ứng nhiều nhất có thể.

Viêm kết mạc mùa xuân là bệnh có khả năng tái phát cao, vì vậy việc tuân thủ chỉ định của bác sĩ là rất quan trọng. Mỗi lần bệnh tái phát có thể có những đặc điểm khác nhau, do đó không nên tự ý sử dụng lại đơn thuốc cũ. Ngoài ra, một số loại thuốc nếu dùng kéo dài có thể gây tác dụng phụ, vì vậy người bệnh cần tái khám định kỳ để được theo dõi và điều chỉnh phương pháp điều trị khi cần thiết.

Thời điểm giao mùa, không khí ô nhiễm đề phòng mắc viêm kết mạc mùa xuân như thế nào? - Ảnh 3.

Cần đến khám tại chuyên khoa mắt để được tư vấn và hướng dẫn điều trị đúng cách. Ảnh minh họa


ThS.BS Ngô Gia Tùng khuyến cáo, người bệnh tuyệt đối không nên tự ý mua thuốc hoặc sử dụng thuốc theo cảm tính. Cần đến khám tại chuyên khoa mắt để được tư vấn và hướng dẫn điều trị đúng cách.

Bệnh viêm kết mạc mùa xuân không thể tránh hoàn toàn được nhưng có thể phòng ngừa và hạn chế bằng cách: Nếu có cơ địa dị ứng cần hạn chế tối đa tiếp xúc với dị nguyên có thể gây dị ứng (bụi, phấn hoa, lông vật nuôi…); Vệ sinh cá nhân sạch sẽ và không đưa tay bẩn dụi lên mắt; Vệ sinh nhà cửa, không cắm, trồng quá nhiều hoa trong nhà; Nên đeo kính khi đi đường để hạn chế bụi bay vào mắt; Tập thể dục thường xuyên để nâng cao sức đề kháng của cơ thể…

Đau tức ngực kèm khó thở kéo dài, bệnh nhân đi khám phát hiện u tuyến giáp thòng trung thất hiếm gặpĐau tức ngực kèm khó thở kéo dài, bệnh nhân đi khám phát hiện u tuyến giáp thòng trung thất hiếm gặp

GĐXH - Bệnh nhân 85 tuổi ở Quảng Ninh có u bướu giáp to thòng trung thất, đè ép gây hẹp khí quản vừa được phẫu thuật thành công.

Cứu sống bệnh nhân 60 tuổi ở Hải Dương bị dập nát hai chân do tai nạn giao thôngCứu sống bệnh nhân 60 tuổi ở Hải Dương bị dập nát hai chân do tai nạn giao thông

GĐXH - Bị tai nạn giao thông, người phụ nữ 60 tuổi ở Hải Dương đã phải nhập viện trong tình trạng dập nát đùi, cẳng và hai bàn chân.

Cứu sống nữ du khách 56 tuổi người Ấn Độ bị nhồi máu cơ tim cấp nguy kịchCứu sống nữ du khách 56 tuổi người Ấn Độ bị nhồi máu cơ tim cấp nguy kịch

GĐXH - Khi đang đi du lịch tại Quảng Ninh, nữ du khách 56 tuổi người Ấn Độ đã phải nhập viện cấp cứu vì bị nhồi máu cơ tim cấp.




T.Hằng
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Người phụ nữ 65 tuổi ở Hà Nội bị đột quỵ thừa nhận một sai lầm mà rất nhiều người Việt mắc phải

Người phụ nữ 65 tuổi ở Hà Nội bị đột quỵ thừa nhận một sai lầm mà rất nhiều người Việt mắc phải

Bệnh thường gặp - 2 giờ trước

GĐXH - Bệnh nhân có tiền sử tăng huyết áp nhưng không điều trị đều đặn. Bác sĩ cho biết đây là một trong những yếu tố nguy cơ hàng đầu dẫn đến đột quỵ.

Loại vitamin cực kỳ quan trọng với não có ở đâu?

Loại vitamin cực kỳ quan trọng với não có ở đâu?

Bệnh thường gặp - 6 giờ trước

Vitamin B12 (còn được gọi là cobalamin) là một loại vitamin tan trong nước, đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì hệ thần kinh khỏe mạnh. Não sẽ không thể hoạt động bình thường nếu thiếu chất dinh dưỡng này…

5 loại đồ uống tự nhiên chữa đau dạ dày

5 loại đồ uống tự nhiên chữa đau dạ dày

Bệnh thường gặp - 1 ngày trước

Có nhiều nguyên nhân gây đau dạ dày khiến người mắc khó chịu. Một số loại đồ uống có thể giúp làm dịu cơn đau...

Uống thuốc bổ gan thế nào cho đúng cách?

Uống thuốc bổ gan thế nào cho đúng cách?

Bệnh thường gặp - 1 ngày trước

GĐXH - Các loại thuốc bổ gan chỉ có tác dụng hỗ trợ điều trị bệnh nên không thể thay thế thuốc đặc trị. Nếu uống, cần uống đúng và uống đủ.

Nam thanh niên 22 tuổi ở Hà Nội suýt mất khả năng vận động vì chủ quan với dấu hiệu này trong lúc chơi thể thao

Nam thanh niên 22 tuổi ở Hà Nội suýt mất khả năng vận động vì chủ quan với dấu hiệu này trong lúc chơi thể thao

Bệnh thường gặp - 2 ngày trước

GĐXH - Rách sụn chêm quai xô là một tổn thương nặng, hiếm gặp ở người trẻ, cần can thiệp sớm để tránh biến chứng.

8 tư thế yoga tăng cường sức khỏe khi trời nắng nóng

8 tư thế yoga tăng cường sức khỏe khi trời nắng nóng

Bệnh thường gặp - 2 ngày trước

Thời tiết đang chuyển dần sang mùa hè nắng nóng và cơ thể cũng cần thay đổi để thích ứng. Thực hiện các tư thế yoga vừa giúp kéo giãn, vừa tăng cường sức khỏe rất thích hợp trong giai đoạn này.

Biến chứng đáng sợ của men gan thấp nếu không được điều trị đúng

Biến chứng đáng sợ của men gan thấp nếu không được điều trị đúng

Bệnh thường gặp - 2 ngày trước

GĐXH - Men gan thấp nếu không được điều trị kịp thời có thể gây suy dinh dưỡng, suy gan, rối loạn chuyển hóa và tăng nguy cơ nhiễm trùng.

Dấu hiệu đột quỵ sớm: Cảnh báo từ cơn thiếu máu não thoáng qua

Dấu hiệu đột quỵ sớm: Cảnh báo từ cơn thiếu máu não thoáng qua

Bệnh thường gặp - 3 ngày trước

GĐXH - Một số người có thể trải qua cơn thiếu máu não thoáng qua (TIA), nếu được xử lý kịp thời có thể giảm đáng kể nguy cơ đột quỵ - nguy cơ tàn tật vĩnh viễn hoặc tử vong.

Dấu hiệu đường huyết tăng cao vào ban đêm, người bệnh tiểu đường có dấu hiệu này cần cảnh giác

Dấu hiệu đường huyết tăng cao vào ban đêm, người bệnh tiểu đường có dấu hiệu này cần cảnh giác

Bệnh thường gặp - 3 ngày trước

GĐXH - Người bệnh tiểu đường nên nắm rõ dấu hiệu tăng đường huyết vào ban đêm để có biện pháp kịp thời phòng tránh biến chứng.

Đi khám zona thần kinh, người phụ nữ ở Phú Thọ bất ngờ phát hiện khối u tim khổng lồ

Đi khám zona thần kinh, người phụ nữ ở Phú Thọ bất ngờ phát hiện khối u tim khổng lồ

Bệnh thường gặp - 3 ngày trước

GĐXH - Bị zona thần kinh vùng thành ngực và đau nhiều ở khu vực bị zona, người bệnh đi khám thì phát hiện khối u nhầy khổng lồ, nguy cơ gây biến chứng nguy hiểm đến tính mạng.

Top