Hà Nội
23°C / 22-25°C

Thói quen ăn uống cần tránh nếu không muốn tăng cholesterol

Thứ hai, 13:23 24/05/2021 | Sống khỏe

Việc hạn chế những thói quen ăn uống không lành mạnh ngay từ bây giờ có thể làm giảm nguy cơ đột quỵ và bệnh tim về lâu dài.

Theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh (CDC), khoảng 93 triệu người trưởng thành ở Mỹ có lượng cholesterol cao. Cholesterol cao là một trong những yếu tố nguy cơ chính của bệnh tim, đột quỵ và là nguyên nhân thứ 4 gây tử vong ở người lớn trên toàn thế giới.

Điều đáng sợ nhất của cholesterol cao là nó không có triệu chứng, vì vậy nhiều người không biết cholesterol của họ quá cao cho đến khi họ xét nghiệm máu. Do đó, điều quan trọng nhất là phải thực hiện các biện pháp phòng ngừa để bảo vệ bản thân khỏi phát triển tình trạng sức khỏe này.

Thói quen ăn uống cần tránh nếu không muốn tăng cholesterol - Ảnh 1.

Thói quen ăn uống có thể có tác động lớn đến mức cholesterol trong cơ thể. Ảnh: NHẬT LINH

Theo Eatthis, ngoài yếu tố di truyền, thói quen ăn uống có thể có tác động lớn đến mức cholesterol trong cơ thể. Dưới đây là những thói quen ăn uống cần phải dừng ngay từ bây giờ nếu bạn muốn giữ mức cholesterol của mình ở mức lành mạnh, nhằm bảo vệ sức khỏe tim mạch và não của bạn về lâu dài.

Ăn không đủ chất xơ

Nếu chế độ ăn uống của bạn ít thực phẩm giàu chất xơ, bạn có thể đang tự thiết lập cho mình mức cholesterol cao.

Gariglio-Clelland, chuyên gia dinh dưỡng tại Next Luxury cho biết: "Chất xơ được tìm thấy trong thực phẩm có nguồn gốc từ thực vật như ngũ cốc nguyên hạt, trái cây, rau, quả hạch, hạt và các loại đậu có liên quan đến việc giảm cholesterol LDL, được coi là cholesterol xấu vì nó có xu hướng thúc đẩy viêm và tích tụ mảng bám trong động mạch. Chất xơ hòa tan có trong các loại thực phẩm như yến mạch, táo, hạt lanh và các loại đậu đặc biệt có lợi cho việc giảm cholesterol."

Chế độ ăn nhiều mỡ động vật

Hiện nay chế độ ăn ít carb, nhiều chất béo có thể rất phổ biến, nhưng về lâu dài cách ăn này có thể có một số tác dụng phụ bất lợi khi liên quan đến cholesterol trong cơ thể.

Thông thường các phần thịt đỏ nhiều mỡ sẽ có hàm lượng cholesterol khá cao. Để giảm lượng chất béo bão hòa hãy lựa chọn các phần thịt nạc, tránh ăn nhiều thịt nội tạng động vật (như tim, thận, gan,…). Tuy nhiên, bạn cũng có thể ăn các phần thịt khác, nhưng chú ý nhớ lột bỏ mỡ trước khi chế biến.

Chuyên gia dinh dưỡng Christine Randazzo Kirschner, đồng sáng lập Amenta Nutrition cho biết: "Nếu bạn tiêu thụ chất béo bão hòa quá nhiều, nguy cơ mắc bệnh tim mạch có thể tăng lên."

Chế độ ăn giàu chất béo chuyển hóa

Mặc dù các nhà sản xuất thực phẩm được yêu cầu loại bỏ chất béo chuyển hóa khỏi công thức chế biến món ăn của họ, những chất béo tổng hợp không lành mạnh này vẫn được sử dụng trong một số nhà hàng để chiên thực phẩm và khi ăn chúng có thể khiến lượng cholesterol của bạn tăng vọt.

Ăn nhiều các món ăn chiên rán, thực phẩm chế biến sẵn, bánh quy, bánh ngọt, bỏng ngô,… đều chứa nhiều chất béo chuyển hóa, có thể làm tăng nồng độ cholesterol xấu trong cơ thể.

Thói quen ăn uống cần tránh nếu không muốn tăng cholesterol - Ảnh 2.

Nên hạn chế ăn các loại bánh ngọt. Ảnh: NHẬT LINH

Chuyên gia dinh dưỡng Kimberly Marsh tại công ty Crandall cho biết: "Ăn một lượng lớn chất béo chuyển hóa mỗi ngày có thể làm tăng LDL, hay còn gọi là cholesterol xấu."

Chế độ ăn nhiều carbs tinh chế

Cho dù bạn là người thường xuyên uống soda hay thích ăn bánh mì trắng, việc ăn các loại carbohydrate tinh chế có thể đóng một vai trò quan trọng trong việc đưa mức cholesterol vào vùng nguy hiểm. Các thực phẩm chứa nhiều carbs tinh chế, bao gồm bánh mì trắng, nước ngọt, đồ ăn vặt, ngũ cốc ăn sáng,…

Chuyên gia dinh dưỡng Gariglio Clelland cho biết: "Các nghiên cứu đã phát hiện ra rằng, khi chất béo bão hòa được thay thế bằng carbs tinh chế như đường, tỷ lệ cholesterol có xu hướng xấu đi, có nghĩa là cholesterol tốt giảm và cholesterol xấu tăng lên."

Theo Pháp luật TP HCM

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Chế độ ăn cho người chấn thương dây chằng chéo trước

Chế độ ăn cho người chấn thương dây chằng chéo trước

Bệnh thường gặp - 2 giờ trước

Bên cạnh chế độ nghỉ ngơi và tập luyện riêng biệt cho người bị chấn thương dây chằng chéo trước, chế độ dinh dưỡng sẽ giúp nhanh phục hồi.

Đau họng do đâu?

Đau họng do đâu?

Sống khỏe - 4 giờ trước

Đau họng là triệu chứng thường gặp, rất nhiều người chủ quan dẫn đến bệnh tái phát liên tục. Bên cạnh đó, tình trạng này còn có thể là dấu hiệu của những bệnh lý nghiêm trọng khác.

Bé 15 tuổi ở Hòa Bình đột ngột đau dữ dội, liệt tứ chi thừa nhận làm việc này trong lúc chơi game

Bé 15 tuổi ở Hòa Bình đột ngột đau dữ dội, liệt tứ chi thừa nhận làm việc này trong lúc chơi game

Bệnh thường gặp - 17 giờ trước

GĐXH - Trước khi phát bệnh, người bệnh chơi game trên điện thoại liên tục trong thời gian khá lâu kèm nhiều động tác mạnh như lắc, giật mạnh cổ...

Ai dễ mắc nhồi máu cơ tim cấp?

Ai dễ mắc nhồi máu cơ tim cấp?

Sống khỏe - 20 giờ trước

Nhồi máu cơ tim cấp là một tình trạng cấp cứu nguy hiểm khi dòng máu đến tim bị giảm đột ngột và đòi hỏi được can thiệp y tế sớm nhất có thể.

Cô gái 21 tuổi phát hiện ung thư tuyến giáp từ dấu hiệu rất nhiều người bỏ qua

Cô gái 21 tuổi phát hiện ung thư tuyến giáp từ dấu hiệu rất nhiều người bỏ qua

Bệnh thường gặp - 21 giờ trước

GĐXH - Một nữ sinh viên đã sốc nặng khi phát hiện ung thư tuyến giáp nhờ 1 bất thường trên cổ.

Tăng cường truyền thông nâng cao nhận thức phòng chống đuối nước cho trẻ em

Tăng cường truyền thông nâng cao nhận thức phòng chống đuối nước cho trẻ em

Sống khỏe - 21 giờ trước

GĐXH – Đuối nước là 1 trong 10 nguyên nhân gây tử vong hàng đầu cho trẻ em từ 1 đến 14 tuổi. Mỗi năm, tại Việt Nam có gần 2.000 trẻ em dưới 16 tuổi tử vong do đuối nước.

Một dấu hiệu cảnh báo 3 bệnh ung thư

Một dấu hiệu cảnh báo 3 bệnh ung thư

Sống khỏe - 1 ngày trước

Co giật cơ thường do uống quá nhiều rượu, cà phê, chế độ ăn uống kém, lười vận động nhưng các chuyên gia cho biết đó cũng có thể là triệu chứng của ung thư.

Tọa đàm và ra mắt bộ sách “Bộ công cụ tinh gọn trong y tế”

Tọa đàm và ra mắt bộ sách “Bộ công cụ tinh gọn trong y tế”

Y tế - 1 ngày trước

GĐXH - Bộ sách “Bộ công cụ tinh gọn trong y tế” của tác giả Thomas Lindsay Jackson được biên dịch và xuất bản nhân dịp Ngày An toàn người bệnh thế giới với mong muốn góp phần xây dựng tủ sách về quản lý y tế, tạo nguồn tài liệu tham khảo quan trọng cho các nhà quản lý y tế cũng như thúc đẩy văn hóa an toàn người bệnh tại Việt Nam.

4 vitamin và khoáng chất quan trọng nhất cho người cao tuổi

4 vitamin và khoáng chất quan trọng nhất cho người cao tuổi

Sống khỏe - 1 ngày trước

Người cao tuổi dễ bị thiếu hụt chất dinh dưỡng, khối lượng cơ giảm đi và dễ mắc các bệnh mạn tính. Việc bổ sung vitamin và khoáng chất cho người cao tuổi có thể hỗ trợ sự thiếu hụt này.

Uống nước ép cà chua mỗi ngày có tác dụng gì?

Uống nước ép cà chua mỗi ngày có tác dụng gì?

Sống khỏe - 1 ngày trước

Nước ép cà chua là một thức uống giàu dinh dưỡng được làm từ cà chua, chứa nhiều chất dinh dưỡng có lợi cho sức khỏe.

Top