Hà Nội
23°C / 22-25°C

Thực hư công dụng chữa bệnh xương khớp bằng quả đậu bắp, đây mới là giá trị thực!

Thứ tư, 11:13 08/11/2023 | Sống khỏe

GĐXH - Đậu bắp là một nguồn thực phẩm cung cấp các vitamin, khoáng chất... cần thiết cho cơ thể, kể cả xương khớp. Tuy nhiên không nên quá thần thánh nó...

Phần vứt đi của củ cải được ví như "viên canxi tự nhiên", có canxi giàu gấp 3 lần sữa, mùa Đông nên ăn để phòng bệnh xương khớpPhần vứt đi của củ cải được ví như 'viên canxi tự nhiên', có canxi giàu gấp 3 lần sữa, mùa Đông nên ăn để phòng bệnh xương khớp

GĐXH - Ăn củ cải, nếu bạn chỉ quan tâm đến phẩn củ mà bỏ đi phần lá thì thật là một sai lầm.

Đậu bắp từ lâu đã là món ăn quen thuộc của gia đình người Việt. Theo quen niệm của một số người, ăn đậu bắp có thể cung cấp chất nhầy và làm tăng độ nhớt cho khớp, từ đó giúp xương khớp hoạt động mượt mà hơn và giảm tình trạng khô cứng.

Gần đây, trên MXH thậm chí còn chia sẻ một bài thuốc chữa xương khớp từ quả đậu bắp. Cách làm như sau: Lấy quả đậu bắp cắt đuôi cắt đầu. Sau đó thái mỏng đậu bắp. Đun nước nóng rồi đổ vào bát ngâm 1-2 tiếng, để nguội rồi vớt đậu bắp ra. Mọi người sử dụng loại nước này mỗi ngày 1-2 lần. Sau 1-2 tháng sẽ thấy khớp không còn cứng, không còn đau nữa.

Không "thần thánh hóa" đậu bắp trong điều trị bệnh xương khớp

Bàn về tác dụng của quả đậu bắp đối với xương khớp, ThS BS Đặng Ngọc Hùng (Viện nghiên cứu và tư vấn dinh dưỡng) chia sẻ: "Thường chúng ta hay có tư tưởng ăn gì bổ đó, ăn não bổ não, ăn gan bổ gan... nên thấy đậu bắp có dịch nhờn thì nghĩ ăn vào sẽ tạo dịch khớp... Tuy nhiên, về bản chất thì không đúng vì cấu trúc của dịch nhờn trong đậu bắp và dịch khớp khác nhau".

Thực hư công dụng chữa bệnh xương khớp bằng quả đậu bắp, đây mới giá trị thực! - Ảnh 2.

Ảnh minh họa

Theo ThS BS Đặng Ngọc Hùng, chất nhớt trong đậu bắp chính là một loại chất xơ hòa tan, chất xơ này phổ biến trong một số loại rau như rau đay, rau mồng tơi... Chất này không giúp chúng ta tạo ra dịch nhờn trong khớp gối mà chỉ giúp cải thiện đường tiêu hóa mà thôi. Bác sĩ khuyên nếu muốn bổ sung dịch nhờn trong khớp gối thì mọi người nên sử dụng một số chế phẩm đến từ omega-3, vitamin D, glucosamine...

Để chăm sóc sức khỏe xương khớp, đặc biệt đối với những người mắc bệnh thoái hóa khớp, các bác sĩ khuyến cáo cần duy trì một chế độ ăn uống đa dạng và cung cấp đủ chất dinh dưỡng. Việc bổ sung các loại thực phẩm chức năng xương khớp hay thực phẩm giàu vitamin như hoa quả và rau xanh (chứa nhiều vitamin C, D), ăn cá và dầu hạt (như óc chó, đay, oliu) có chứa nhiều omega 3 và khoáng chất như canxi (có trong sữa, phô mai, rau trái xanh đậm màu...) sẽ giúp cơ thể khỏe mạnh và góp phần tự sửa chữa tổn thương trong khớp.

Đồng thời, để cải thiện chất lượng dịch khớp, cần bổ sung các tinh chất và sản phẩm có tác động hỗ trợ và nuôi dưỡng vào hệ xương khớp. Những sản phẩm này giúp giảm đau, giảm viêm, tái tạo sụn khớp và xương dưới sụn.

Ăn đậu bắp có tốt không?

Thực hư công dụng chữa bệnh xương khớp bằng quả đậu bắp, đây mới giá trị thực! - Ảnh 3.

Ảnh minh họa

Đậu bắp thuộc họ bông Malvaceace. Quả đậu bắp non làm rau ăn, được chế biến đa dạng như xào, luộc, hấp chấm mắm, nấu canh chua với cá, lươn, ăn ngon làm dậy mùi thịt cá. Các bộ phận khác của cây dùng làm thuốc chữa bệnh hiệu quả.

Theo dược tính hiện đại, quả đậu bắp có chứa nhiều pectin, chất nhầy, protein, chất béo, chất xơ, Ca, P, Fe, Mg, K, Na và các loại vitamin đều là dưỡng chất có lợi cho nhiều lứa tuổi, sức khỏe. Đậu bắp chứa nhiều chất xơ thực vật là chất rất có lợi cho những người mập mỡ máu cao, táo bón, viêm ruột kết, đậu bắp vị thuốc quý cho người mập phì thừa chất.

Theo y học dân gian, đậu bắp có vị ngọt, tính mát, không độc. Chữa chứng tiêu khát, trĩ, táo bón, miệng khô khát, viêm họng, viêm tiết niệu. 

Dưới đây là 6 món ăn bài thuốc chữa bệnh từ đậu bắp

Thực hư công dụng chữa bệnh xương khớp bằng quả đậu bắp, đây mới giá trị thực! - Ảnh 4.

Ảnh minh họa

- Chữa đái tháo đường: đậu bắp non hấp cơm hoặc luộc chấm mắm thường xuyên.

- Chữa phong thấp nhức mỏi: hái cả cây già phơi khô sắc uống.

- Chữa chứng tiểu đục: cây tươi đậu bắp 100-150g sắc nước uống thường xuyên.

- Chữa táo bón: đậu bắp thái lát phối hợp rau đay nấu canh cua ăn thường xuyên.

- Chữa chứng ra mồ hôi: hạt đậu bắp già sao vàng sắc nước uống.

- Chữa gút (thống phong): quả đậu bắp 200-300g luộc ăn thường xuyên.

Cách chọn và chế biến đúng cách

Để có được những lợi ích tốt từ đậu bắp, khi mua đậu bắp tươi, nên chọn quả không quá mềm, không có vết thâm bên ngoài vỏ, và không dài quá 8cm và chỉ trữ để dùng trong không quá 3 hoặc 4 ngày.

Nên rửa cả trái trước khi thái thành miếng nhỏ để chế biến thức ăn chứ không nên rửa sau khi thái để thành phần dinh dưỡng không bị hao hụt.

Khi chế biến, nên nấu chín ở nhiệt độ thấp, vừa phải, không nấu, nướng đậu bắp ở nhiệt độ cao, tốt nhất là hấp chín.

6 cách chữa viêm xoang và viêm xoang tái phát tại nhà đơn giản và hiệu quả6 cách chữa viêm xoang và viêm xoang tái phát tại nhà đơn giản và hiệu quả

GĐXH - Trong trường hợp bị viêm xoang do virus, bạn có thể chữa viêm xoang tại nhà bằng cách sử dụng các bài thuốc dân gian đơn giản và hiệu quả mà không dùng đến kháng sinh.

Bất ngờ loại rau được coi là "tốt nhất thế giới", có công dụng ngừa K hiệu quả lại đang rất rẻ ở chợ Việt NamBất ngờ loại rau được coi là 'tốt nhất thế giới', có công dụng ngừa K hiệu quả lại đang rất rẻ ở chợ Việt Nam

GĐXH - Rau cải xoong ở Việt Nam đang vào mùa với giá thành khá rẻ. Nhờ những thành phần dinh dưỡng vượt trội mà cải xoong trở thành loại rau được xem tốt nhất thế giới.

Phần vứt đi của củ cải được ví như "viên canxi tự nhiên", có canxi giàu gấp 3 lần sữa, mùa Đông nên ăn để phòng bệnh xương khớpPhần vứt đi của củ cải được ví như 'viên canxi tự nhiên', có canxi giàu gấp 3 lần sữa, mùa Đông nên ăn để phòng bệnh xương khớp

GĐXH - Ăn củ cải, nếu bạn chỉ quan tâm đến phẩn củ mà bỏ đi phần lá thì thật là một sai lầm.

M.H (th)
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
6 loại trái cây có hàm lượng magiê cao

6 loại trái cây có hàm lượng magiê cao

Sống khỏe - 8 giờ trước

Magiê rất cần thiết cho chức năng thần kinh, điều hòa huyết áp, kiểm soát lượng đường trong máu và duy trì sức khỏe xương… nhưng nhiều người không có đủ lượng magiê trong cơ thể làm ảnh hưởng tới các quá trình này.

Nam thanh niên 28 tuổi suy tim, không đi lại được do thói quen rất nhiều bạn trẻ hay gặp

Nam thanh niên 28 tuổi suy tim, không đi lại được do thói quen rất nhiều bạn trẻ hay gặp

Sống khỏe - 9 giờ trước

GĐXH - Bệnh nhân được đưa đến viện do tăng cân mất kiểm soát, khó thở, phù to hai chân. Được biết, bệnh nhân thường xuyên uống nước ngọt, trà sữa, có tiền sử béo phì, gout mạn tính.

NSƯT Chí Trung tiết lộ lý do sức khỏe, căn bệnh anh mắc nguy hiểm thế nào?

NSƯT Chí Trung tiết lộ lý do sức khỏe, căn bệnh anh mắc nguy hiểm thế nào?

Bệnh thường gặp - 14 giờ trước

GĐXH - Căn bệnh u mỡ mà NSƯT Chí Trung mắc phải là khá phổ biến, thường không gây ra những cảm giác đau đớn và nó có thể xuất hiện ở bất kỳ vị trí nào trên cơ thể.

3 nhóm người nên hạn chế ăn khoai lang

3 nhóm người nên hạn chế ăn khoai lang

Bệnh thường gặp - 16 giờ trước

Có phải mọi người đều có thể ăn khoai lang một cách an toàn và ngon miệng? Thực tế không hoàn toàn như vậy, dù khoai lang là thực phẩm bổ dưỡng nhưng vẫn có một số người nên hạn chế.

Hé lộ về loại rượu khiến 6 du khách phải cấp cứu, người trẻ nhất tử vong

Hé lộ về loại rượu khiến 6 du khách phải cấp cứu, người trẻ nhất tử vong

Sống khỏe - 17 giờ trước

Liên quan đến vụ 6 du khách bị ngộ độc rượu, trong đó có nam thanh niên tử vong, qua xác minh ban đầu, các ngành chức năng xác định đây là rượu sơ ri, có nguồn gốc từ tỉnh Tiền Giang.

Lần đầu tiên tại Việt Nam, bệnh nhân u phì đại tiền liệt tuyến được phẫu thuật bằng liệu pháp không đau

Lần đầu tiên tại Việt Nam, bệnh nhân u phì đại tiền liệt tuyến được phẫu thuật bằng liệu pháp không đau

Y tế - 17 giờ trước

GĐXH - Lần đầu tiên tại Việt Nam các bác sĩ khoa Phẫu thuật tiết niệu và nam học, Bệnh viện E phẫu thuật thành công cho người bệnh mắc u phì đại tiền liệt tuyến (khoảng 40g) bằng liệu pháp vi nhiệt tạo hơi nước (Rezum).

Đo đường huyết ở người bệnh tiểu đường, đường huyết cao bao nhiêu là nguy hiểm?

Đo đường huyết ở người bệnh tiểu đường, đường huyết cao bao nhiêu là nguy hiểm?

Bệnh thường gặp - 18 giờ trước

GĐXH - Đo đường huyết ở thời điểm bất kỳ trong ngày sẽ nguy hiểm khi đường huyết > 200 mg/dL đối với cả bệnh nhân mắc và không mắc bệnh tiểu đường.

10 lưu ý về chế độ dinh dưỡng cho bệnh sởi

10 lưu ý về chế độ dinh dưỡng cho bệnh sởi

Sống khỏe - 21 giờ trước

Người mắc bệnh sởi cần một chế độ ăn uống đầy đủ dinh dưỡng để tăng cường hệ miễn dịch và nhanh chóng phục hồi.

Người đàn ông đột tử sau trận đấu tennis

Người đàn ông đột tử sau trận đấu tennis

Sống khỏe - 1 ngày trước

Ngày 1/4, Bệnh viện E đã tiếp nhận một bệnh nhân nam 41 tuổi do xe cấp cứu 115 đưa đến trong tình trạng nguy kịch, ngừng tuần hoàn sau khi chơi tennis.

Ra mắt mô hình điểm 'An toàn trên không gian mạng, vững vàng trong chuyển đổi số' tại Bệnh viện Sản Nhi Nghệ An

Ra mắt mô hình điểm 'An toàn trên không gian mạng, vững vàng trong chuyển đổi số' tại Bệnh viện Sản Nhi Nghệ An

Sống khỏe - 1 ngày trước

Mô hình ra đời nhằm xây dựng Bệnh viện Sản Nhi Nghệ An trở thành điểm sáng trong công cuộc chuyển đổi số, đảm bảo an toàn, an ninh mạng và bảo vệ dữ liệu cá nhân.

Top