Hà Nội
23°C / 22-25°C

Thực trạng cơ sở hạ tầng và ứng dụng CNTT DS-KHHGĐ: Cần đầu tư nâng cấp

Thứ sáu, 07:59 17/04/2009 | Dân số và phát triển

Giadinh.net - 46/73 (chiếm 63,01%) máy chủ tại Chi cục DS-KHHGĐ và 234/598 (chiếm 54,18%) máy chủ tại trung tâm DS-KHHGĐ được trang bị trước năm 2005 (không còn thời gian bảo hành về phần cứng) cùng với các máy tính cá nhân có cấu hình thấp, tình trạng sử dụng kém và hỏng...

Đó là thực trạng đáng lo ngại về hạ tầng cơ sở và ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT) của các Chi cục và Trung tâm DS-KHHGĐ.

Trang thiết bị thiếu, chất lượng kém

Trong buổi “Báo cáo sơ bộ kết quả, đánh giá hạ tầng cơ sở và ứng dụng CNTT tại cơ quan DS- KHHGĐ các cấp năm 2008” với Thứ trưởng Bộ Y tế kiêm Tổng cục trưởng Tổng cục DS- KHHGĐ Nguyễn Bá Thủy, ngày 15/4 vừa qua, Trung tâm Thông tin Tư liệu và Dân số, Tổng cục DS- KHHGĐ cho biết: Theo kết quả khảo sát, tính đến 31/12/2008, trang thiết bị CNTT của ngành ở hầu hết các tỉnh, huyện còn thiếu và hỏng hóc nhiều. Nguyên nhân chủ yếu do chia tách cơ quan DSGĐTE và tình trạng trang thiết bị CNTT được đầu tư cách đây từ 3 đến 5 năm, cường độ sử dụng quá nhiều do phục vụ công tác văn phòng, hệ thông tin thống kê chuyên ngành DS- KHHGĐ, in Thẻ khám chữa bệnh cho trẻ em dưới 6 tuổi...
 

Tập huấn công nghệ thông tin cho cán bộ dân số Quảng Ngãi (Ảnh: Quảng Anh).

Với tổng số 73 máy chủ, nhưng hầu hết chưa phải là máy chủ chuyên dụng và có 7 tỉnh, thành phố hiện chưa có máy chủ. Cấu hình của máy chủ tại Chi cục DS-KHHGĐ thấp, lên tới 59/73 (83,10%). Máy tính cá nhân tại các Chi cục DS-KHHGĐ cũng chủ yếu là máy lắp ráp trong nước (88,96%) và có cấu hình thấp. Hiện tại, có 31/63 Chi cục DS-KHHGĐ có phòng máy tính riêng với các hệ thống đảm bảo ở mức độ kém. Có 59 tỉnh/thành phố (95,16%) đã nối mạng Internet, 3 tỉnh chưa nối mạng Internet là Sơn La, Quảng Ninh, Kiên Giang, (1 tỉnh không báo cáo).

Khảo sát tại các trung tâm DS-KHHGĐ, thực trạng này còn khó khăn hơn. Số lượng máy chủ chưa đủ bình quân 1 máy chủ/quận, huyện. Có tới 101/686 quận, huyện không có máy chủ và 93,81% máy chủ có cấu hình thấp. Có 67 trung tâm DS- KHHGĐ không có máy tính cá nhân, 91,54% máy tính cá nhân có cấu hình thấp. Mới có 228/686 (43%) quận/huyện có phòng máy riêng. Tại một số địa phương không có điều kiện, đã phải tận dụng hội trường để làm phòng máy tính. Có 387/686 quận/huyện (56,41%) đã nối mạng Internet và 88,11% trong số đó có đủ điều kiện thực sự để triển khai truyền và nhận số liệu tới các cấp tỉnh/thành phố và Trung ương.

Nhân lực vừa yếu, vừa thiếu

Tổng cục DS-KHHGĐ có hơn 200 cán bộ (cả lao động hợp đồng) nhưng chỉ có 7 kỹ sư được đào tạo cơ bản về CNTT (trình độ Đại học chuyên ngành tin học). Vì vậy, việc quản trị hệ thống mạng máy tính tại Tổng cục và triển khai các phần mềm từ TW đến địa phương gặp nhiều khó khăn. Từ khi thành lập đến nay, Tổng cục đã tiến hành các lớp đào tạo và đào tạo nâng cao về Tin học tại Tổng cục cho cán bộ ngành dân số các cấp. Năm 2008 đã đào tạo cho 500 cán bộ về ứng dụng công tác thống kê, nhập dữ liệu về dân số… Dự kiến năm 2009, sẽ tiếp tục đào tạo mới và nâng cao cho khoảng 400 cán bộ.

Kết quả khảo sát cho thấy, nhìn chung các cán bộ tại Chi cục DS- KHHGĐ đã từng bước được đào tạo tin học cơ bản và tin học văn phòng theo các khoá học của ngành DS- KHHGĐ (trước đây) và của các Đề án, dự án CNTT tại Trung ương và địa phương. Tuy nhiên, tỷ lệ được đào tạo hiện nay vẫn còn thấp. Kỹ năng sử dụng của cán bộ, công chức không đồng đều, thậm chí một số cán bộ, công chức còn chưa tiếp cận được với lĩnh vực CNTT. Đội ngũ cán bộ sử dụng máy tính nhiều nhất và có kỹ năng CNTT tốt nhất thường là các cán bộ tham gia thực hiện Dự án tại Chi cục tỉnh.

Phỏng vấn 48 cán bộ nhập số liệu tại trung tâm DS-KHHGĐ cho thấy, kỹ năng về CNTT ở mức trung bình khá. Phần nhiều có thể sử dụng các phần mềm tin học văn phòng, cài đặt lại được máy tính nếu máy bị hỏng, xử lý được các lỗi đơn giản của máy in... Cũng trong phỏng vấn trực tiếp 48 cán bộ nhập liệu, 33% cho biết họ chưa được tập huấn phần mềm MIS do TW mở, mà được tập huấn tại tỉnh hoặc được các cán bộ khác hướng dẫn theo kiểu “cầm tay chỉ việc” để thực hiện nhập dữ liệu. Một lượng lớn cán bộ là người mới, số lượng cán bộ mới chưa lần nào được đào tạo về phần mềm của Dự án là 26,04%.

Cũng theo kết quả khảo sát, từ khi thành lập đến nay, lãnh đạo Chi cục của 12 tỉnh khảo sát, phỏng vấn sâu cho biết: Chi cục DS- KHHGĐ tỉnh, thành phố có tiến hành tổ chức đào tạo về tin học cho cán bộ cấp tỉnh và huyện, thời gian đào tạo chủ yếu từ 1- 3 ngày. Ngoài ra, Chi cục DS- KHHGĐ và trung tâm DS- KHHGĐ đã tranh thủ cử cán bộ đi đào tạo về tin học khi UBND cùng cấp tổ chức. Tuy nhiên, về số lượng so với yêu cầu còn rất thiếu. Với số lượng cán bộ như hiện nay mới đảm bảo việc vận hành và quản trị mạng máy tính tại trụ sở của Chi cục cấp tỉnh, chưa có đủ cán bộ để hỗ trợ triển khai và vận hành các Chương trình và phân hệ thông tin triển khai đến cấp huyện, đặc biệt là với các tỉnh/thành phố chưa có cán bộ chuyên trách về CNTT thì việc triển khai các chương trình này là rất khó khăn. Cùng với thực trạng về trang thiết bị nói trên, vấn đề được đặt ra là cơ sở hạ tầng về CNTT phục vụ công tác DS- KHHGĐ cần sớm được đầu tư, nâng cấp.

Sau khi nghe báo cáo sơ bộ, Thứ trưởng Nguyễn Bá Thủy nhận định, chính vì những khó khăn, bất cập của hạ tầng cơ sở CNTT, của việc ứng dụng CNTT ở địa phương cũng như thiếu nhân lực để thực hiện, nên cơ sở dữ liệu của ngành dân số đã không cập nhật được đầy đủ. Thứ trưởng chỉ đạo, cần nghiệm thu sớm khảo sát trên; xây dựng lộ trình đào tạo cấp thiết cho cán bộ cơ sở trong năm 2009; Phục vụ cho việc đánh giá Chiến lược 2001 – 2010, có cơ sở để xây dựng kế hoạch năm 2010 và Chiến lược dân số từ 2011 – 2020. Thứ trưởng cho biết, sẽ tổ chức cho cán bộ tin học được học tập kinh nghiệm, nâng cao trình độ ứng dụng CNTT ở trong và ngoài nước, nhằm ứng dụng có hiệu quả vào công tác quản lý dữ liệu DS-KHHGĐ.
 
Hà Thư
thuhuyen
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Cảnh báo nguy cơ đột quỵ khi lạm dụng thuốc tránh thai hàng ngày

Cảnh báo nguy cơ đột quỵ khi lạm dụng thuốc tránh thai hàng ngày

Dân số và phát triển - 1 ngày trước

GĐXH – Theo các chuyên gia, với những trường hợp lạm dụng sử dụng thuốc tránh thai liên tục trong một thời gian quá dài, không có thời gian "nghỉ" là không đúng với hướng dẫn chuyên môn của viên uống tránh thai đường uống, có nguy cơ gây hệ lụy.

Chế độ ăn cho người bị cường kinh

Chế độ ăn cho người bị cường kinh

Dân số và phát triển - 1 ngày trước

Chế độ ăn uống khoa học, vận động thể chất đều đặn là những yếu tố quan trọng giúp chị em có sức khỏe tốt và chu kỳ kinh nguyệt ổn định.

Mẹ bầu tiếp xúc với phthalate trong mỹ phẩm, con có thể bị ảnh hưởng thần kinh

Mẹ bầu tiếp xúc với phthalate trong mỹ phẩm, con có thể bị ảnh hưởng thần kinh

Dân số và phát triển - 2 ngày trước

Mặc dù được sử dụng rộng rãi trong nhiều sản phẩm gia đình nhưng phthalate không tốt cho sức khỏe. Phụ nữ mang thai tiếp xúc với chất này có thể ảnh hưởng đến quá trình trao đổi chất và sự phát triển não bộ trẻ sơ sinh.

Cục Dân số giám sát công tác tuyên truyền, tư vấn, cung cấp biện pháp tránh thai ở Quảng Ninh

Cục Dân số giám sát công tác tuyên truyền, tư vấn, cung cấp biện pháp tránh thai ở Quảng Ninh

Dân số và phát triển - 2 ngày trước

GĐXH - Qua kiểm tra thực tế, đoàn kiểm tra ghi nhận một số khó khăn, vấn đề còn vướng mắc trong quá trình triển khai tuyên truyền, tư vấn và cung cấp biện pháp tránh thai của những người làm dân số tỉnh Quảng Ninh.

7 nguyên tắc sống khỏe và trường thọ

7 nguyên tắc sống khỏe và trường thọ

Dân số và phát triển - 3 ngày trước

Việc áp dụng các nguyên tắc dưới đây có thể mang lại một cuộc sống khỏe mạnh, sống lâu hơn và trọn vẹn hơn…

Nhận biết 5 dấu hiệu bệnh lậu ở nam giới

Nhận biết 5 dấu hiệu bệnh lậu ở nam giới

Dân số và phát triển - 4 ngày trước

Bệnh lậu là một bệnh lây truyền qua đường tình dục (STI) phổ biến, chủ yếu ảnh hưởng đến đường sinh dục nhưng cũng có thể lây nhiễm vào cổ họng, trực tràng và mắt.

Điều gì xảy ra với cơ thể khi ăn táo thường xuyên?

Điều gì xảy ra với cơ thể khi ăn táo thường xuyên?

Dân số và phát triển - 4 ngày trước

Ăn táo bằng nhiều cách, có thể nấu chín, dùng làm nước ép hay ăn trực tiếp... đều có thể cải thiện sức khỏe tổng thể và giúp ngăn ngừa một số tình trạng bệnh mạn tính, bao gồm bệnh tim, đái tháo đường.

Đau vú sau khi kỳ kinh nguyệt có nguy hiểm không?

Đau vú sau khi kỳ kinh nguyệt có nguy hiểm không?

Dân số và phát triển - 4 ngày trước

Nhiều phụ nữ thấy vú đau trong những ngày trước kỳ kinh nguyệt và cơn đau thường biến mất ngay sau khi kỳ kinh bắt đầu. Tuy nhiên, một số phụ nữ thấy cơn đau vẫn tiếp diễn ngay cả sau khi kỳ kinh đã kết thúc.

7 điều cần biết về bệnh lây truyền qua đường tình dục

7 điều cần biết về bệnh lây truyền qua đường tình dục

Dân số và phát triển - 5 ngày trước

Các bệnh lây truyền qua đường tình dục còn được gọi là nhiễm trùng lây truyền qua đường tình dục (STI). STI có thể lây truyền trong bất kỳ hình thức sinh hoạt tình dục nào.

Các thuốc trị rụng tóc thời kỳ mãn kinh

Các thuốc trị rụng tóc thời kỳ mãn kinh

Dân số và phát triển - 6 ngày trước

Rụng tóc là một trong những triệu chứng thường thấy ở phụ nữ thời kỳ mãn kinh. Việc điều trị sớm, đúng cách có thể giúp làm chậm quá trình rụng tóc, cải thiện sức khỏe tổng thể của tóc, đồng thời giúp chị em thêm tự tin trong cuộc sống.

Top