Thức uống kích thích đường huyết tăng quá mức, dễ gây biến chứng tiểu đường
Người tiểu đường uống nước rất tốt nhưng không phải thức uống nào cũng phù hợp.
Uống đủ nước mỗi ngày là thói quen vô cùng quan trọng đối với bệnh nhân tiểu đường vì nước giúp làm giảm mức đường huyết trong cơ thể và kiểm soát tình trạng bệnh tốt hơn. Ngoài ra, khi glucose và đường huyết tăng cao, cơ thể người tiểu đường thường có hiện tượng hút nước từ các mô. Điều đó khiến họ cảm thấy khát và có nhu cầu uống nước càng nhiều càng tốt.
Tuy nhiên không phải thức uống nào cũng phù hợp với người tiểu đường. Nước ép hoa quả là thứ ai cũng nghĩ rằng giàu vitamin, khoáng chất vì vậy có thể sử dụng thay thế cơm trắng để giảm cân, làm đẹp da. Xong thực tế việc uống quá nhiều nước ép hoa quả có thể khiến cho đường huyết của bệnh nhân tiểu đường tăng vọt.
Nước ép hoa quả - thức uống kích thích đường huyết
Theo bác sĩ đa khoa Nguyễn Xuân Quang (Học viện Quân Y): Để có một cốc nước ép hoa quả, bạn phải sử dụng 1 lượng hoa quả gấp nhiều lần so với lượng mà bạn ăn cả quả. Ví dụ bạn ăn một quả táo là đã no, nhưng để có một cốc nước ép bạn phải cần đến 3 quả táo, do đó lượng đường bạn đã tiêu thụ sẽ tăng lên gấp nhiều lần. Hơn nữa, trong nước ép có tỉ lệ chất xơ rất thấp, hoặc gần như bằng không. Tỉ lệ đường/chất xơ có liên quan mật thiết đến chỉ số đường huyết (GI). Cùng một lượng đường, nhưng tỉ lệ chất xơ càng cao thì GI càng thấp, và ngược lại.
"Khi chúng ta tiêu thụ thực phẩm có chứa GI thấp thì đường huyết sẽ thay đổi từ từ, ổn định hoặc tăng không quá cao. Còn khi ta tiêu thụ những món ăn có chứa GI cao như nước ép sẽ khiến đường huyết tăng nhanh, sau đó cũng hạ xuống nhanh. Điều này thúc đẩy cơ thể sản xuất một hormone kiểm soát đường huyết có tên là insulin, đồng thời tăng tích lũy mô mỡ", bác sĩ Quang nói.
Bên cạnh đó, bác sĩ Quang cũng cảnh báo rằng, thời gian uống một cốc nước ép nhanh hơn nhiều so với việc ăn cả quả, điều đó khiến cơ thể phải nạp một lượng đường lớn trong thời gian ngắn.
Với bệnh nhân đái tháo đường, việc mức đường huyết không được kiểm soát đúng cách trong thời gian dài có thể dẫn đến những vấn đề sức khỏe nghiêm trọng, bao gồm:
- Biến chứng thần kinh: Đường huyết cao có thể gây tổn thương các dây thần kinh trong cơ thể, dẫn đến các triệu chứng như tê bì, cảm giác buồn rầu, và giảm sức đề kháng.
- Biến chứng mắt: Mắt là một trong những bộ phận dễ bị tổn thương do đường huyết cao. Các biến chứng mắt có thể dẫn đến các vấn đề như đục thủy tinh thể, thoái hóa võng mạc, và đục thủy tinh thể.
- Biến chứng tim mạch: Đường huyết cao có thể gây tổn thương đến các mạch máu và dẫn đến các bệnh tim mạch như đau thắt ngực, suy tim, và đột quỵ.
- Biến chứng thận: Đường huyết cao có thể gây tổn thương đến các cơ quan nội tạng, đặc biệt là thận. Việc không kiểm soát được đường huyết có thể dẫn đến suy thận và các vấn đề liên quan đến thận.

Đâu là thức uống tốt cho người tiểu đường?
Ngoài nước lọc, có một thức uống được chứng minh có lợi cho sức khỏe của bệnh nhân đái tháo đường đó là nước mướp đắng. Theo một nghiên cứu năm 2011, được công bố trên Journal Ethnopharmacolgy, cho thấy việc uống nước ép mướp đắng trong 4 tuần có thể giảm đáng kể lượng đường huyết ở bệnh nhân tiểu đường loại 2. Mướp đắng có chứa một hợp chất giống insulin gọi là Polypeptide-p hoặc p-insulin, chất này đã được chứng minh là có thể kiểm soát bệnh tiểu đường một cách tự nhiên.

Cách làm: Bạn có thể lấy 300g mướp đắng cắt nhỏ đem đun sôi với lượng nước vừa đủ, để nguội rồi uống. Hoặc có thể ngâm mướp đắng lát mỏng trong nước 30 phút và uống.
Tuy nhiên, cần lưu ý mướp đắng có tính lạnh, không thích hợp với những bệnh nhân tỳ vị hư yếu, dạ dày thiếu máu. Bệnh nhân tiểu đường đang dùng thuốc kiểm soát đường huyết cũng không nên dùng quá nhiều mướp đắng. Tốt nhất nên tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng.

Không còn phải ra Hà Nội, bệnh nhi tan máu bẩm sinh ở Nghệ An được điều trị ngay tại quê nhà
Y tế - 28 phút trướcPhương pháp truyền thải sắt hiện đang được triển khai tại Bệnh viện Sản Nhi Nghệ An, bước đầu ghi nhận hiệu quả tích cực, giúp bệnh nhân cải thiện sức khỏe nhanh chóng, giảm thiểu tác dụng phụ so với các phương pháp điều trị thông thường.

Can thiệp hẹp cầu nối AVF 'cứu cánh' cho người bệnh suy thận
Bệnh thường gặp - 2 giờ trướcGĐXH - Kỹ thuật can thiệp tái thông tổn thương hẹp, tắc cầu nối động tĩnh mạch ít xâm lấn này giúp duy trì chức năng cầu nối AVF, đảm bảo hiệu quả lọc máu và nâng cao chất lượng sống cho người bệnh.

Sở Y tế Hoà Bình thông tin về ca bệnh dại tử vong
Y tế - 2 giờ trướcTin từ Sở Y tế Hòa Bình, sau khi nhận được báo cáo về tình hình bệnh dại trên địa bàn xã Bảo Hiệu, huyện Yên Thủy và trường hợp tử vong do mắc bệnh dại tại xã Đồng Tâm, huyện Lạc Thủy. Ngành Y tế Hòa Bình có khuyến cáo.

Người phụ nữ ở Hà Nội suýt phải cắt cụt chân chỉ vì một nốt ruồi nhỏ
Sống khỏe - 6 giờ trướcGĐXH - Khi phát hiện có nốt đen ở gan bàn chân, bà P. tự đi chích, đốt điện và dùng thuốc không rõ nguồn gốc. Hậu quả, vết thương của bà ngày càng lan rộng, loét sâu, đau đớn khiến việc đi lại gặp nhiều khó khăn.

8 món ngon, giàu dinh dưỡng nhưng người bệnh tiểu đường cần kiểm soát khi ăn để bảo vệ đường huyết
Bệnh thường gặp - 9 giờ trướcGĐXH - Việc hiểu biết và nắm được những thực phẩm có chỉ số GI cao sẽ giúp những người bị bệnh tiểu đường kiểm soát khẩu phần ăn hằng ngày, ổn định đường huyết.

Chế độ ăn có ích nhất ở tuổi 40 giúp tuổi 70 lão hóa khỏe mạnh
Bệnh thường gặp - 10 giờ trướcMột nghiên cứu mới phát hiện chế độ ăn uống lành mạnh ở độ tuổi 40 và 50 có thể giúp não minh mẫn hơn khi lão hóa. Chế độ ăn uống có ích nhất là Chỉ số ăn uống lành mạnh thay thế (AHEI), chủ yếu bao gồm chế độ ăn giàu rau, trái cây, ngũ cốc nguyên hạt và chất béo lành mạnh.

Nguyên nhân khiến người phụ nữ 53 tuổi tử vong khi tham gia giải chạy ở Huế
Bệnh thường gặp - 12 giờ trướcGĐXH - Theo các bác sĩ, trước khi tham gia giải chạy, bệnh nhân P. có bệnh lý nền, bị phình mạch não.

10 đặc điểm của những người tránh xa ung thư
Sống khỏe - 12 giờ trướcGĐXH - Báo cáo mới nhất do Quỹ Nghiên cứu Ung thư Thế giới (WCRF) và Viện Nghiên cứu Ung thư Hoa Kỳ (AICR) công bố đã đưa ra 10 khuyến nghị về phòng ngừa ung thư đáng được quan tâm.

3 thay đổi nhỏ thu lợi lớn khi ăn cá
Bệnh thường gặp - 12 giờ trướcChỉ ăn cá 2-3 lần mỗi tuần, bỏ phần da… sẽ giúp bạn tận dụng tối đa lợi ích của cá, ngăn ngừa nguy cơ nhiễm độc.

Loại quả thơm nức mũi nhưng người mắc gan nhiễm mỡ nên tránh xa
Bệnh thường gặp - 23 giờ trướcMít là một loại trái cây phổ biến ở Việt Nam, nhưng ăn mít có thể gây ra những nguy hiểm cho sức khỏe ở một số người.

Người đàn ông ở Hà Nội phát hiện nhồi máu não từ dấu hiệu nhiều người Việt bỏ qua
Bệnh thường gặpGĐXH - Đi khám vì có dấu hiệu đau đầu âm ỉ, bệnh nhân được chẩn đoán xác định một loạt bệnh lý nguy hiểm gồm nhồi máu não cấp vùng chẩm trái, tăng huyết áp, rối loạn chuyển hóa lipid máu.