Hà Nội
23°C / 22-25°C

Thương tâm bé gái 10 tuổi không có hậu môn, cuộc sống hàng ngày gắn liền với bỉm, tã

Thứ sáu, 14:02 12/04/2019 | Vòng tay nhân ái

GiadinhNet – 10 năm qua, cô bé phải sống và sinh hoạt mà không có hậu môn. Đến nay, hàng ngày con vẫn gắn liền với chiếc bỉm 24/24 giờ. Các bác sỹ nói con cần phải phẫu thuật nhiều lần nếu không sẽ có nhiều biến chứng. Tuy nhiên, hoàn cảnh của con quá khó khăn khi bố đã qua đời, giờ chỉ có mình mẹ.

10 tuổi vẫn phải đeo bỉm

Sau bao tháng ngày mong ngóng, cuối cùng đứa con bé bỏng của vợ chồng chị Lăng Thị Hiểu (SN 1982), dân tộc Tày, ở thôn Khuổi Muồng, xã Nghiên Loan, huyện Pác Nặm, tỉnh Bắc Kạn đã chào đời. Vậy nhưng ngày con chào đời, vợ chồng chị chưa kịp tận hưởng cảm giác hạnh phúc được làm bố làm mẹ thì lại nhận nỗi đau. Bác sỹ thông báo em bé có dấu hiệu bất thường ở bộ phận sinh dục, không có hậu môn.

Chị Hiểu bảo: “Lúc đó, trong đầu tôi chỉ nghĩ rằng làm sao con có thể sống được khi khiếm khuyết bộ phận nhỏ nhưng lại không thể không có ở mỗi người. Ngày mang bầu lần nào đi kiểm tra cũng rất vui khi biết con đang phát triển bình thường. Nào ngờ sinh con ra thật sự đau đớn khi con mang dị tật, không có hậu môn”. 

Vậy là suốt 10 năm qua, cô con gái đầu lòng của chị - bé Nông Thị Hường (SN 2009) không làm chủ được việc đại tiện, sống trong nỗi đau bệnh tật.

Suốt nhiều năm nay bé Hường phải sống gắn với bỉm, trên cơ thể đầy những vết sẹo sau những lần phẫu thuật.

Suốt nhiều năm nay bé Hường phải sống gắn với bỉm, trên cơ thể đầy những vết sẹo sau những lần phẫu thuật.

Không có hậu môn, để cho con thuận tiện trong sinh hoạt các bác sỹ đã tiến hành phẫu thuật đặt vào cơ thể con hậu môn nhân tạo dẫn chất thải ra ngoài. Từ đó cháu lớn lên cùng với cái ống vô cùng bất tiện. Cuộc sống của con gần như gắn liền với việc phải đeo bỉm, tã giấy suốt chừng ấy thời gian. Mỗi ngày, Hường phải đóng ít nhất 3 - 4 chiếc bỉm.

Mang tã giấy ngày còn nhỏ không sao, nhưng việc đóng bỉm suốt ở tuổi đi học khiến Hường Hường tủi thân. Cô bé lúc nào cũng lủi thủi, cả ngày chỉ nói vài câu. Đi học vì mùi khó chịu mà không ai dám ngồi cạnh cháu. Bị chế giễu, Hường thui thủi ngồi xuống cuối lớp, đến giờ ra chơi thì ngồi yên một chỗ nhìn đám bạn nô đùa, chỉ mong sao giờ học tan thật nhanh để trở về với mẹ.

Hai mẹ con chị trong căn nhà tuyền toàng

Hai mẹ con chị Hiểu trong căn nhà tuềnh toàng

“Nhiều khi cháu cũng có suy nghĩ tiêu cực bảo sao con không giống như mọi người, phân cứ trào ra mà con không kiểm soát được. Con chỉ mong con chết thôi. Lúc đó chỉ biết động viên con để mẹ con cùng phấn đấu. Tôi bảo giờ mẹ chỉ có mình con khổ thế nào mẹ cũng chịu được, con làm thế không được đâu” – chị Hiểu giọng nghèn ngẹn chia sẻ.

Chỉ mong một ngày đi được vệ sinh bình thường

Biết rằng số phận của con gái mình không được như các đứa trẻ khác, vợ chồng chị Hiểu không phó mặc cho số phận cố gắng làm lụng với nỗi lo canh cánh kinh phí điều trị cho con. Không có tiền, để cho con có hậu môn nhân tạo, anh chị đã vay mượn khắp nơi đưa con đi bệnh viện.

Lần đó cũng đã “ngốn” hết gia sản của bố mẹ. Tuy nhiên, chữa bệnh đang tiến triển tốt thì hết tiền nên đành ôm con về. Vào cuối năm ngoái, bé Hường được một tổ chức đưa xuống Hà Nội phẫu thuật. Sau lần phẫu thuật này, tình trạng của Hường cũng đã cải thiện được phần nào nhưng vẫn “tự dò ra”. Vết mổ tạo hình cho Hường hậu môn nhân tạo bé tí xíu nên rất dễ bị tịt, nhiễm trùng.

Hiện chị Hiểu mua thuốc về nhà để tự nong, thụt tháo cho con. Những lần vậy mẹ con lại nước mắt ngắn dài. Được biết, trường hợp của Hường cần phải phẫu thuật nhiều lần mà chi phí mỗi lần tương đối tốn kém.

“Nhìn con bé bỏng trải qua nhiều lần phẫu thuật chỉ biết cầu mong con sớm được chữa trị để có được cuộc sống bình thường như bao đứa trẻ khác. Thi thoảng nghe con nói “Con mong một lần được đi vệ sinh như các bạn, mong muốn được rời xa chiếc tã giấy” mà thực sự tôi không biết phải làm sao” – chị Hường nói.

Chị Hiểu hàng ngày vẫn phải nong cho con

Chị Hiểu hàng ngày vẫn phải nong hậu môn cho con

Ước mong giản đơn nhưng với hoàn cảnh hiện tại của mẹ con chị Hiểu thì điều đó đang dần vào đường cụt. Bao năm nay nghèo đói vẫn đeo bám cuộc sống của gia đình chị Hiểu. Một năm trước, chồng chị Hiểu qua đời để lại bé Hường cho mình chị Hiểu chăm sóc cùng một khoản nợ sau một thời gian gia đình vay mượn để chữa trị bệnh cho anh. Ông nội của Hường cũng đã mất, còn bà nội già yếu. Các bác đều bị thiểu năng trí tuệ, cảnh cũng khó khăn nên không giúp được gì.

Một mình chăm con, dù thương và lo cho sức khỏe của con nhưng chị Hiểu cũng không biết làm thế nào để có đủ kinh phí chạy chữa cho con khi không biết bấu víu vào đâu. Để lo cuộc sống, ngoài làm nương, chị Hiểu còn tranh thủ làm thuê làm mướn. Hết gánh phân bón ruộng, gặt lúa, phát cỏ thuê…, chị lại tranh thủ nuôi thêm con gà. Vậy nhưng số tiền kiếm được cũng chỉ đủ mẹ con rau cháo nuôi nhau và mua ít thuốc cho Hường.

Niềm mong mỏi của người mẹ bất hạnh chắc sẽ còn phải chờ đợi lâu bởi để có được hậu môn hoàn thiện, Hường đã phải trải qua bao cuộc phẫu thuật và rồi sẽ có những cuộc phẫu thuật tiếp theo nữa. Mong rằng sự hỗ trợ của mọi người sẽ giúp cho bé Hường có cuộc sống bình thường và chị Hiểu vơi đi khó khăn.

Mọi sự giúp đỡ bé Nông Thị Hường - Mã số 454 xin gửi về:

1. Chị Lăng Thị Hiểu (SN 1982) ở thôn Khuổi Muồng, xã Nghiên Loan, huyện Pác Nặm, tỉnh Bắc Kạn.

2. Ủng hộ trực tuyến trên Vòng tay Nhân ái/Giadinh.net.vn. Đề gửi: Mã số 454

3. Ủng hộ trực tiếp Chương trình "Vòng tay Nhân ái", tại Tòa soạn Báo Gia đình & Xã hội. Địa chỉ Tầng 11, Tòa nhà Tổng cục DS-KHHGĐ, ngõ số 8, Tôn Thất Thuyết, Mỹ Đình 2, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội (đối diện Bến xe Mỹ Đình). Đề gửi: Mã số 454

Mọi thắc mắc, xin gửi tới email phuongthuangdxh@gmail.com. Điện thoại: 0975 839 126/ 0981656685.

4. Ủng hộ VNĐ qua Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam (Vietinbank):

Tên tài khoản: Báo Gia đình & Xã hội. Số tài khoản: 125.000.058.110, Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam, Chi nhánh Ba Đình, Hà Nội.

5. Ủng hộ VNĐ qua Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank):

Tên tài khoản: Báo Gia đình & Xã hội. Số tài khoản: 061.100.191.1287, Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam, Chi nhánh Ba Đình, Hà Nội.

Đề gửi Mã số MS 454

Hà My – Phương Thảo

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
MS 878: Cha mẹ đau đớn nhìn cơ thể con biến dạng từng ngày vì mắc phải bệnh trọng

MS 878: Cha mẹ đau đớn nhìn cơ thể con biến dạng từng ngày vì mắc phải bệnh trọng

Vòng tay nhân ái - 3 ngày trước

GĐXH – Hiện tại cơ thể của Quang biến dạng từng ngày vì mắc phải căn bệnh hiếm. Bố mẹ con giờ cũng đành bất lực vì hoàn cảnh gia đình khó khăn không thể lo được số tiền quá lớn để chạy chữa trước cơ hội sống duy nhất của con.

Sức khỏe hiện tại của bé trai 13 tuổi bị bỏng nặng vì điện giật

Sức khỏe hiện tại của bé trai 13 tuổi bị bỏng nặng vì điện giật

Cảnh ngộ - 6 ngày trước

GĐXH – Nói về sức khỏe hiện tại của con trai hiện nay, chị Trịnh Thị Hoa cho biết, hiện nay cháu Hoan đã đỡ được 60%. Di chứng của bỏng nặng vì điện giật vẫn còn hằn trên cơ thể của Hoan.

MS 877: Xót xa bé trai 2 tuổi cơ thể tự gây viêm, thoi thóp chiến đấu với bệnh lạ

MS 877: Xót xa bé trai 2 tuổi cơ thể tự gây viêm, thoi thóp chiến đấu với bệnh lạ

Cảnh ngộ - 1 tuần trước

GĐXH – Chào đời không may mắc bệnh suy giảm miễn dịch vì đột biến gene khiến cơ thể tự gây viêm, xuất hiện nhiều ổ áp xe, bé Phạm Gia Huy vẫn luôn kiên cường chiến đấu với bệnh. Gia đình bé hiện tại khẩn cầu sự giúp đỡ của mọi người để con có cơ hội kéo dài sự sống.

Niềm vui từ điểm trường mới nơi vùng cao Hà Giang

Niềm vui từ điểm trường mới nơi vùng cao Hà Giang

Vòng tay nhân ái - 1 tuần trước

GĐXH –Thầy và trò điểm trường Mầm non Tiên Nguyên nhiều năm nay vì không có lớp phải học nhờ ở nhà văn hóa thôn. Phòng học ngày càng xuống cấp, không đảm bảo an toàn cho học sinh, nhưng nỗi lo đó đã không còn khi một điểm trường mới đã được các nhà hảo tâm hỗ trợ xây dựng với phòng ốc khang trang.

Bạn đọc Báo Sức khỏe & Đời sống hỗ trợ người đàn ông mắc bệnh ung thư

Bạn đọc Báo Sức khỏe & Đời sống hỗ trợ người đàn ông mắc bệnh ung thư

Kết chuyển - 2 tuần trước

GĐXH - Báo Sức khỏe & Đời sống vừa trao tiền bạn đọc hỗ trợ tới hoàn cảnh anh Nguyễn Trung Hải (50 tuổi, ở thôn Tân Sơn, xã Hải Sơn, huyện Hải Lăng, tỉnh Quảng Trị). 

Khẩn thiết kêu gọi nguồn tim hiến tặng, cứu bé trai 8 tuổi suy tim

Khẩn thiết kêu gọi nguồn tim hiến tặng, cứu bé trai 8 tuổi suy tim

Cảnh ngộ - 2 tuần trước

GĐXH - Chỉ trong 1 tháng gần đây, gia đình chị Đỗ Lệ Thủy (An Khánh, Hoài Đức, Hà Nội) xảy ra biến cố lớn khi bé Bo - con trai của gia đình bị suy tim mà không rõ nguyên nhân. “Nhìn con yếu dần mà tim tôi đau lắm”, trong nỗi tuyệt vọng khi bệnh tình của con chuyển biến xấu, chị Thủy đã liên hệ với bệnh viện, với Trung tâm Điều phối quốc gia về ghép bộ phận cơ thể người (Bộ Y tế) để chờ mong một “phép màu”.

MS 876: Mẹ mất, bố sống thực vật khiến 3 đứa trẻ rơi vào hoàn cảnh khốn cùng

MS 876: Mẹ mất, bố sống thực vật khiến 3 đứa trẻ rơi vào hoàn cảnh khốn cùng

Cảnh ngộ - 2 tuần trước

GĐXH – Bố bị tai nạn giao thông dẫn đến di chứng bại não, phải sống thực vật; mẹ lại qua đời sau đó không lâu khiến 3 đứa trẻ phải sống cùng ông bà nội. Cánh cửa học tập của chúng đang dần khép lại.

Đôi mắt của nữ cựu thanh niên xung phong sống đơn thân với bệnh tật đang mờ dần đi

Đôi mắt của nữ cựu thanh niên xung phong sống đơn thân với bệnh tật đang mờ dần đi

Vòng tay nhân ái - 2 tuần trước

GĐXH – Những ngày này sức khỏe của bà Báu sức khỏe yếu và mắt mờ đi. Sự giúp đỡ của mọi người đã giúp bà Báu có thêm điều kiện để đi kiểm tra sức khỏe.

MS 875: Nghẹn ngào ước mong của cậu bé 8 tuổi đang hàng ngày chiến đấu với bệnh ung thư

MS 875: Nghẹn ngào ước mong của cậu bé 8 tuổi đang hàng ngày chiến đấu với bệnh ung thư

Vòng tay nhân ái - 2 tuần trước

GĐXH – Mỗi lần nghe ước mơ của cậu con trai hiểu chuyện 8 tuổi đang hàng ngày chiến đấu với bệnh ung thư, anh Hà không cầm nổi nước mắt. Cậu bé luôn động viên bố đừng lo, dù thế nào cũng sẽ cố gắng sống để xây nhà cho bố mẹ rồi mới đi.

Ước mơ của người phụ nữ “đầu gối quá tai” thành hiện thực khi có nơi ở mới tốt hơn

Ước mơ của người phụ nữ “đầu gối quá tai” thành hiện thực khi có nơi ở mới tốt hơn

Vòng tay nhân ái - 3 tuần trước

GĐXH – Nhờ những tấm lòng hảo tâm hỗ trợ, nơi ở đổ nát của bà Trần Thị Tuyết – nhân vật Vòng tay nhân ái MS 860 - đã được thay thế bằng một nơi ở mới tốt hơn.

Top