Thường Tín, Hà Nội: Nổi da gà với đường ngang phố Ga
GiadinhNet - Theo thống kê của Phòng Quản lý đô thị huyện Thường Tín, Hà Nội thì 17km đường sắt đi qua huyện này có tới 167 đường ngang, lối dân sinh. Trong số đó chỉ có 26 đường ngang là thuộc diện quản lý của ngành đường sắt.

Đã có đường ngang dân vẫn muốn “mở đường”
Tháng 10 vừa qua, huyện Thường Tín, Hà Nội xảy ra vụ tai nạn đường sắt khiến 6 người tử vong, 1 người bị chấn thương sọ não. Nhiều điểm giao cắt ở địa bàn này được coi là “điểm đen” vì thường xuyên xảy ra tai nạn thương tâm.
Bà Phan Thị Tình, cư dân phố Ga, thị trấn Thường Tín ngán ngẩm: “Năm nào cũng có vụ chết người hoặc thương tích vì tàu tông phải. Không phải một vụ mà nhiều vụ, biết thế nhưng khắc phục làm sao được”.
Bà Tình nhẩm tính ngoài vụ tai nạn thương tâm làm 6 người chết vừa qua, tháng 2 năm nay, chị Nguyễn Thị Q (sinh năm 1991) chở mẹ chồng băng qua đường sắt tại thôn Khôn Thôn (xã Minh Cường, Thường Tín). Đúng lúc đó thì tàu hỏa chạy hướng Sài Gòn – Hà Nội băng qua làm mẹ chồng chị Q tử vong tại chỗ, chị chết trên đường đi cấp cứu. Tháng 11/2015, trên hành trình từ Hà Nội vào TPHCM, khi qua ga Thường Tín, tàu đã va phải một nam thanh niên khoảng 20 tuổi đang băng qua đường sắt khiến nạn nhân tử vong tại chỗ…
Bà Tình chuyển đến phố Ga 18 năm qua và không nhớ hết những vụ tai nạn tàu hỏa. Bà cho biết, ở phố Ga, nhà nước đã làm một đường ngang rộng rãi, có rào chắn, đèn báo và người gác. Tuy nhiên, để sang đường cho “tiện” người ta tự ý đổ bê tông, kè đá thành đường ngang từ đường Quốc lộ 1A (cũ) thẳng vào từng nhà”.
Trên thực tế, hầu hết những người gặp nạn trong các vụ tai nạn đường sắt lại không phải là người địa phương mà toàn là người từ các nơi khác đến. Vì người dân địa phương đã nắm rõ được giờ giấc đi lại của các chuyến tàu nên cũng có những cảm nhận riêng khi tàu sắp đến.
Nổi da gà khi thấy cảnh “bình thường” ở phố Ga

Theo thống kê của Phòng Quản lý đô thị Thường Tín, trong số 26 đường ngang trên địa bàn được công nhận hợp pháp thì chỉ có 5 đường có người gác chắn 24/24 do ngành đường sắt quản lý; 11 đường có người gác chắn theo ca (2 ca/ngày) do UBND TP Hà Nội quản lý. Còn lại 10 đường ngang khác chỉ có tín hiệu và chuông cảnh báo. Vị trí xảy ra vụ tai nạn làm 6 người chết vào ngày 24/10, là 1 trong 10 vị trí đường ngang chỉ có chuông và đèn cảnh báo. Theo người dân ở đây, chỉ những đường ngang có người gác là đảm bảo an toàn. Hiện tại, địa bàn còn tới 21 đường dân sinh và hơn 100 lối đi qua đường sắt không hợp pháp, vậy nên nguy hiểm lúc nào cũng rình rập tại những vị trí này.
Theo người dân ở phố Ga, vài năm trước đây có nghe thông tin huyện sẽ phối hợp với ngành đường sắt để tiến hành làm đường dân sinh dồn về một lối đi qua đường sắt có bảo vệ, gác chắn đảm bảo lưu thông an toàn nhưng đến này vẫn chưa thực hiện.
Tìm hiểu thông tin từ người dân, PV được biết việc bịt những lối đi bất hợp pháp sẽ rất khó giải quyết dứt điểm nếu không có sự vào cuộc đồng bộ của liên ngành chức năng. Bởi vì những hộ dân tự mở lối đi qua đường sắt hầu hết là những hộ kinh doanh buôn bán, bịt lối này họ không buôn bán được, người dân sẽ khó hợp tác. Không chỉ thế, có những đường ngang dẫn vào cả 1 thôn, 1 làng lại là đường độc đạo duy nhất thì việc bịt đường ngang này lại càng khó khăn hơn nữa.
Tại thị trấn Thường Tín có hàng chục đường ngang chỉ cách nhau vài chục mét. Đó là những đường ngang người dân tự mở để làm lối đi vào nhà mình. Những đường ngang này rộng chừng 1m.
Anh Nguyễn Văn Hùng chạy xe ôm ở phố Ga cho hay: “Hàng trăm gia đình có nhà sát đường tàu đều muốn qua đường nhanh nên họ làm lối đi băng qua đường sắt thay vì phải đi cả trăm mét mới có đường ngang. Một nhà làm được thì các nhà khác cũng làm được. Tất nhiên, là đường đó không có cảnh báo, lúc qua đường người ta chỉ nhìn trước ngó sau xem có tàu hay không rồi qua thôi”.
15h10, một chuyến tàu chuẩn bị chạy qua để về ga Hà Nội. Hai người đàn ông trạc ngoài 40 tuổi vẫn phối hợp với nhau vác những thanh thép dài hàng chục mét băng qua đường sắt trước sự sững sờ của người đi đường. Cách đó không xa, ở một đường ngang khác, không có đèn báo, không có barie, mặc dù đoàn tàu đang lù lù tiến đến gần nhưng một người đi xe máy vẫn cố vượt qua đoạn đường ngang bất chấp nguy hiểm. Anh Hùng bảo, người lạ nhìn thấy sợ nhưng người ở phố Ga, Thường Tín nhìn cảnh đấy… thấy cũng bình thường(!?).
Chi phí lớn nên nhiều đường ngang không có người gác
Ông Đoàn Duy Hoạch, Phó Tổng Giám đốc Tổng Công ty Đường sắt Việt Nam cho biết, để duy trì một đường ngang cần có 3 - 5 công nhân thay ca nhau 24/24h. Tiền lương, chi phí điện, nước... cho trạm gác chắn trung bình 600 triệu đồng/năm/trạm.
“Chính vì chi phí cao nên không thể đường ngang nào cũng có gác chắn”. Theo ông Hoạch, cũng có trường hợp địa phương, cá nhân, tập thể tự phát lập, vận hành rào chắn nhưng các trạm này nằm ngoài danh sách các rào chắn phải bố trí người gác chắn chính thức. Để khắc phục tình trạng này, Bộ Giao thông Vận tải chỉ đạo Tổng Công ty Đường sắt Việt Nam lập khoảng 600 cần chắn và dàn chắn tự động. Đến nay, mới lắp được gần 100 điểm do việc thẩm định công nghệ cửa chắn tự động chưa xong và thiếu vốn triển khai.
Hà Phương

Những con giáp là thiên tài kinh doanh bẩm sinh, "rót tiền" vào đâu thắng lớn ở đó
Đời sống - 2 giờ trướcGĐXH - Những con giáp này sinh ra đã có thiên phú trong lĩnh vực kiếm tiền, một khi đã lấn sân kinh doanh là sẽ càng ngày càng làm ăn phát đạt.

Truy tìm người phụ nữ tông bé trai rồi bỏ trốn ở Đắk Lắk
Pháp luật - 3 giờ trướcCông an xã Hòa Phú (Đắk Lắk) đang truy tìm người phụ nữ nghi lái xe máy tông bé 5 tuổi rồi bỏ trốn khỏi hiện trường.

Những điều cần làm ngay sau khi biết điểm thi, điểm chuẩn lớp 10 ở Hà Nội
Giáo dục - 3 giờ trướcDự kiến Hà Nội sẽ công bố điểm thi lớp 10 vào ngày 4/7. Cùng thời điểm, Sở GD-ĐT Hà Nội cũng sẽ công bố điểm chuẩn vào các trường.

Mã vùng điện thoại cố định 34 tỉnh, thành từ ngày 1/7/2025
Đời sống - 3 giờ trướcGĐXH - Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành văn bản số 2784/BKHCN-CVT hướng dẫn thực hiện quy hoạch mã vùng điện thoại cố định mặt đất 34 tỉnh, thành kể từ ngày 1/7/2025.

Sổ đỏ được cấp tại xã, phường từ 1/7/2025: Người dân được lợi gì và cần biết ngay điều gì?
Thời sự - 4 giờ trướcGĐXH - Từ 1/7/2025, 14 thủ tục đất đai, trong đó có đăng ký, cấp sổ đỏ lần đầu, đính chính, thu hồi và cấp lại sổ... sẽ được giải quyết tại xã, phường. Đây được xem là bước "đột phá" mới giúp rút ngắn thời gian, bãi bỏ thủ tục phiền hà và đảm bảo giá trị pháp lý cho giấy tờ cũ.

Tử vi tháng 6 âm lịch 2025 dự báo thay đổi về sự nghiệp, tài lộc của con giáp tuổi Dần
Đời sống - 4 giờ trướcGĐXH – Bước sang tháng 6 âm lịch 2025, chuyên gia phong thủy Nguyễn Song Hà đã có dự báo tử vi tháng về sự nghiệp, tài lộc của tuổi Dần có những thay đổi bất ngờ.

Điểm chuẩn vào lớp 10 tại Hà Nội 5 năm qua biến động thế nào?
Giáo dục - 4 giờ trướcMức điểm chuẩn vào lớp 10 các trường THPT công lập trong 5 năm qua (2020 - 2024) không có quá nhiều biến động, tăng giảm chỉ trong khoảng 0,5 - 1 điểm.

Hà Tĩnh ngăn chặn vụ mạo danh con trai lừa đảo 180 triệu đồng
Pháp luật - 5 giờ trướcGĐXH - Đối tượng sử dụng hình ảnh, thông tin cá nhân của con trai chị A. để tạo lập tài khoản Facebook giả, nhắn tin yêu cầu chuyển tiền.

Vinh danh 20 gương mặt “Thanh niên sống đẹp” tiêu biểu năm 2025
Thời sự - 7 giờ trướcGĐXH - Hành trình “Thanh niên sống đẹp” năm 2025 chính thức khởi động, dự kiến vinh danh 20 gương mặt tiêu biểu với những hành động đẹp, lan tỏa năng lượng tích cực đến cộng đồng, đặc biệt là thế hệ trẻ.

Điểm thi, điểm chuẩn lớp 10 Hà Nội năm 2025 được công bố thời điểm nào?
Giáo dục - 8 giờ trướcGĐXH - Chiều nay (4/7), thí sinh có thể tra cứu điểm thi, điểm chuẩn tuyển sinh vào lớp 10 của Hà Nội năm 2025 trên https://hanoi.edu.vn), https://tsdaucap.hanoi.gov.vn.

Điểm thi, điểm chuẩn lớp 10 Hà Nội năm 2025 được công bố thời điểm nào?
Giáo dụcGĐXH - Chiều nay (4/7), thí sinh có thể tra cứu điểm thi, điểm chuẩn tuyển sinh vào lớp 10 của Hà Nội năm 2025 trên https://hanoi.edu.vn), https://tsdaucap.hanoi.gov.vn.