Hà Nội
23°C / 22-25°C

Thường xuyên đau miệng, người phụ nữ ở Hà Nội bất ngờ được chẩn đoán ung thư bờ lưỡi

Thứ hai, 10:32 16/09/2024 | Sống khỏe

GĐXH - Các bác sĩ khoa Răng Hàm Mặt, Bệnh viện E vừa tiếp nhận và phẫu thuật thành công cho một trường hợp người bệnh bị ung thư bờ lưỡi nguy hiểm bằng phương pháp vi phẫu.

Đi khám răng miệng, phát hiện ung thư lưỡi

TS.BS Nguyễn Hồng Nhung - Khoa Răng Hàm Mặt, Bệnh viện E, giảng viên Bộ môn Phẫu thuật Miệng và Hàm mặt, Trường Đại học Y Dược (Đại học Quốc gia Hà Nội) cho biết, đây là trường hợp người bệnh nữ (70 tuổi, ở Hà Nội) nhập viện trong tình trạng đau lưỡi lâu ngày, tự uống thuốc không đỡ. Ngay khi tiếp nhận người bệnh, các bác sĩ phát hiện trong khoang miệng của người bệnh có khối u kích thước khoảng 6cm, cứng, nhiều thùy múi, thâm nhiễm xung quanh, lan tỏa lưng lưỡi, cuống lưỡi và sàn miệng trái. Trên bề mặt khối u sùi loét, lồi lõm không đều, nhiều giả mạc, lưỡi bị hạn chế vận động, di căn hạch dưới hàm trái… 

Thường xuyên đau miệng, người phụ nữ ở Hà Nội bất ngờ được chẩn đoán ung thư bờ lưỡi - Ảnh 1.

Các bác sĩ phát hiện trong khoang miệng của người bệnh có khối u kích thước khoảng 6cm... Ảnh BVCC

Thông qua khám lâm sàng và kết quả xét nghiệm, chiếu chụp cần thiết, các bác sĩ đã xác định người bệnh bị u ác bờ của lưỡi/ ung thư bờ lưỡi nên đưa ra phương án điều trị nhanh chóng - phương pháp vi phẫu (kỹ thuật cao trong phẫu thuật tạo hình và điều trị các bệnh liên quan đến ung thư vùng hàm mặt) - tránh những biến chứng gây nguy hiểm đến tính mạng người bệnh.

Khai thác tiền sử bệnh án, người bệnh có tiền sử bị viêm màng não, tăng huyết áp. Hiện nay, do tuổi đã cao, người bệnh mắc chứng bệnh lẫn của tuổi già do đó những lần phát bệnh người nhà không phát hiện ra. Theo lời kể của con gái, người bệnh thường xuyên chỉ và bảo bị đau miệng nên người nhà tưởng bị đau răng nên đã cho người bệnh đi khám răng tại một cơ sở nha khoa. Tuy nhiên, sau khi thăm khám răng miệng, các bác sĩ phát hiện bất thường đã cho người làm sinh thiết để tầm soát hết những nguy cơ có thể xảy ra cho người bệnh.

Sau khi có kết quả sinh thiết, gia đình bàng hoàng khi nhận kết quả chẩn đoán bị ung thư biểu mô tế bào vảy. Lúc này, qua các phương tiện truyền thông đại chúng, gia đình biết đến khoa Răng Hàm Mặt, Bệnh viện E có là cơ sở y tế có đội ngũ bác sĩ với trình độ chuyên môn, tay nghề cao và trang thiết bị y tế hiện đại... Trường hợp người bệnh này, khi vào viện đã được các bác sĩ khoa Răng Hàm Mặt, Bệnh viện E khám kỹ lưỡng, thực hiện các xét nghiệm chuyên sâu, hiện đại để chẩn đoán chính xác và đưa ra phương án điều trị kịp thời nhằm đảm bảo an toàn cho người bệnh.

Dễ nhầm lẫn triệu chứng với bệnh lý răng miệng khác

TS.BS Nguyễn Hồng Nhung là bác sĩ trực tiếp thực hiện ca phẫu thuật này chia sẻ, đây là một trong những loại ung thư phổ biến nhất của ung thư miệng, gây nguy hiểm đến tính mạng của người bệnh. Hiện nay, chưa có kết luận chính xác về nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng bệnh ung thư lưỡi, tuy nhiên có thể kể đến một số yếu tố nguy cơ như thói quen uống rượu và hút thuốc lá kéo dài, vệ sinh răng miệng kém, thói quen ăn uống chưa hợp lý, quan hệ tình dục không an toàn (bằng miệng), do gen…

Các triệu chứng ban đầu của ung thư lưỡi không rõ ràng, mờ nhạt, thường dễ nhầm lẫn với các bệnh lý răng miệng thông thường khác, do đó khó phát hiện ngay khi ở giai đoạn khởi phát. Do vậy, nhiều trường hợp phát hiện bệnh khi đã ở giai đoạn muộn, gây khó khăn cho các bác sĩ trong việc điều trị cho người bệnh, TS.BS Nguyễn Hồng Nhung giải thích thêm.

Thường xuyên đau miệng, người phụ nữ ở Hà Nội bất ngờ được chẩn đoán ung thư bờ lưỡi - Ảnh 2.

Sau phẫu thuật, người bệnh có thể chấm dứt những đau đớn, được tập nuốt, tập nói và cuộc sống trở lại bình thường. Ảnh BVCC

Ở trường hợp người bệnh này, do người bệnh bị lẫn nên lúc nhớ lúc quên vị trí đau, gia đình thì chủ quan không nghĩ bị ung thư nên đã khônh đưa người bệnh đi kiểm tra kịp thời. Đến khi vào viện thì bệnh đã ở giai đoạn muộn (giai đoạn T3) với kích thước khối u đã lớn hơn 4cm, gây xâm lấn toàn bộ từ phía vùng niêm mạc miệng đến toàn bộ lớp cơ, mạch máu và hệ thống xung quanh vùng lưỡi. Do đó để điều trị cho người bệnh này, phương pháp tối ưu nhất là cắt bỏ toàn bộ vị trí khối u và các vùng có liên quan, sau đó tạo hình lưỡi bằng vạt vi phẫu cho người bệnh.

Ca phẫu thuật cho người bệnh được tiến hành với sự tham gia của TS.BS Nguyễn Tấn Văn – Phó Trưởng Khoa Răng Hàm Mặt, Bệnh viện E, Trưởng Bộ môn Phẫu thuật Miệng và Hàm mặt, Trường Đại học Y Dược (Đại học Quốc gia Hà Nội) và TS.BS Nguyễn Hồng Nhung - Khoa Răng Hàm Mặt, Bệnh viện E, giảng viên Bộ môn Phẫu thuật Miệng và Hàm mặt, Trường Đại học Y Dược (Đại học Quốc gia Hà Nội) là chuyên gia hàng đầu về kỹ thuật vi phẫu vùng hàm mặt, có hơn 10 năm kinh nghiệm thực hiện khoảng 1000 ca vi phẫu cho nhiều người bệnh bị mắc các bệnh lý về vùng hàm mặt.

Các phẫu thuật viên đã tiến hành cắt rộng khối ung thư sàn miệng và 1/2 lưỡi kèm theo nạo vét hạch cổ giúp ngăn chặn khối u xâm lấn sang các vùng khác. Sau khi cắt khối u đã để lại một khuyết hổng lớn ở lưỡi và vùng chậu sàn miệng. Khuyết tổn này cần được tạo hình bằng vạt tổ chức có nối mạch vi phẫu. Tiếp đến, quá trình tạo hình lưỡi, sàn miệng cho người bệnh, vì tính chất lan rộng của khối ung thư và đã cắt bỏ 1/2 lưỡi nên không thể tạo hình bằng vạt tại chỗ. Vì vậy, êkip phẫu thuật lựa chọn sử dụng vạt da ở vị trí cánh tay phải để tạo hình lưỡi. Vạt được phẫu tích với cuống mạch nuôi dài, sau đó cắt rời rồi chuyển lên khoang miệng để tạo hình lưỡi, sàn miệng. Cuống mạch của vạt được luồn dưới da, trên xương hàm dưới để xuống vùng cổ.

TS.BS Nguyễn Hồng Nhung cho biết thêm, những ca vi phẫu tạo hình như vậy thường kéo dài khoảng từ 8 - 10 giờ. Sau phẫu thuật, người bệnh có thể chấm dứt những đau đớn, được tập nuốt, tập nói và cuộc sống trở lại bình thường. Hiện tại, các bác sĩ Bệnh viện E đã triển khai kỹ thuật phẫu thuật tạo hình bằng vạt vi phẫu để điều trị cho nhiều trường hợp mắc các bệnh liên quan đến ung thư vùng hàm mặt, nhất là ung thư vùng miệng đã cho nhiều kết quả tốt, đem lại hiệu quả điều trị cao cho các trường hợp người bệnh ung thư, đồng thời giúp phục hồi về chức năng, giải phẫu, thẩm mỹ cũng như tâm lý, nâng cao chất lượng cuộc sống cho người bệnh.

Thường xuyên đau miệng, người phụ nữ ở Hà Nội bất ngờ được chẩn đoán ung thư bờ lưỡi - Ảnh 3.

Những đối tượng thuộc đối tượng có nguy cơ cao mắc bệnh cũng nên thường xuyên tầm soát ung thư, nhằm phát hiện sớm bệnh. Ảnh BVCC

Những ai cần tầm soát, phát hiện bệnh sớm?

TS.BS Nguyễn Hồng Nhung khuyến cáo, những dấu hiệu sớm của bệnh ung thư lưỡi thường khá mờ nhạt và dễ bị bỏ qua, việc phát hiện sớm bệnh có ảnh hưởng lớn đến kết quả điều trị. Do vậy, khi gặp bất cứ triệu chứng bất thường nào ở: lưỡi, má, hoặc bất cứ vị trí nào vùng khoang miệng… cần đến ngay cơ sở y tế uy tín để được thăm khám và điều trị kịp thời. 

Ngoài ra những đối tượng thuộc đối tượng có nguy cơ cao mắc bệnh cũng nên thường xuyên tầm soát ung thư, nhằm phát hiện sớm bệnh. Đặc biệt ở những người trên 40 tuổi, có tiền sử hút thuốc, uống rượu và những người có thói quen quan hệ tình dục không an toàn… cần tầm soát ung thư lưỡi.

Mai Anh
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Bộ Y tế và Tổ chức Di cư Quốc tế tăng cường hợp tác nâng cao sức khỏe cho người di cư

Bộ Y tế và Tổ chức Di cư Quốc tế tăng cường hợp tác nâng cao sức khỏe cho người di cư

Y tế - 8 giờ trước

GĐXH – Chiều 18/9, Bộ Y tế và Tổ chức Di cư Quốc tế (IOM) đã tổ chức lễ ký Thỏa thuận hợp tác nhằm nâng cao sức khỏe và chất lượng cuộc sống của người di cư, đồng thời hỗ trợ người di cư tiếp cận các hệ thống và chính sách y tế quốc gia.

2 mẹ con cùng mắc ung thư thừa nhận một sai lầm nhiều người Việt mắc phải

2 mẹ con cùng mắc ung thư thừa nhận một sai lầm nhiều người Việt mắc phải

Bệnh thường gặp - 10 giờ trước

GĐXH - Cô gái mắc ung thư đại tràng thừa nhận gia đình thường xuyên nướng thịt, đặc biệt họ còn sử dụng lốp xe cũ làm bếp nướng. Dù thức ăn bị cháy, mọi người vẫn cố ăn hết...

Những điều cần kiêng kỵ trong ăn uống vào mùa thu

Những điều cần kiêng kỵ trong ăn uống vào mùa thu

Sống khỏe - 12 giờ trước

Thời tiết thu thường khô hanh làm cho cơ thể dễ bị mất nước, khô da, táo bón và gặp các vấn đề về hô hấp. Chính vì vậy, chế độ ăn uống trong mùa thu đòi hỏi sự cân nhắc cẩn thận để bảo vệ sức khỏe, duy trì sự cân bằng của cơ thể và phòng tránh bệnh tật.

Bí quyết ăn uống giúp giảm cholesterol hiệu quả nhất

Bí quyết ăn uống giúp giảm cholesterol hiệu quả nhất

Sống khỏe - 14 giờ trước

Cơ thể chúng ta cần cholesterol để hoạt động bình thường. Nhưng nếu mức cholesterol trong máu cao sẽ đẩy nhanh quá trình xơ vữa động mạch và cuối cùng dẫn đến đau tim, đột quỵ. Vậy nên ăn uống thế nào để giảm cholesterol?

Loại quả thanh mát, rẻ tiền bán đầy chợ Việt, người bệnh tiểu đường nên ăn để ổn định đường huyết

Loại quả thanh mát, rẻ tiền bán đầy chợ Việt, người bệnh tiểu đường nên ăn để ổn định đường huyết

Bệnh thường gặp - 16 giờ trước

GĐXH - Người bệnh tiểu đường có thể ăn được khế ngọt vì loại quả này có khả năng hỗ trợ kiểm soát lượng đường huyết của cơ thể.

Cách bảo vệ 'vòng một' ngăn ngừa ung thư vú

Cách bảo vệ 'vòng một' ngăn ngừa ung thư vú

Sống khỏe - 20 giờ trước

Ung thư vú là tình trạng bệnh lý do tế bào tuyến vú phát triển không kiểm soát được, tạo ra các khối u ác tính, có khả năng xâm lấn xung quanh và di căn xa.

Xem điện thoại khi đi thang máy, bé 6 tuổi bị cửa kẹt gãy chân

Xem điện thoại khi đi thang máy, bé 6 tuổi bị cửa kẹt gãy chân

Y tế - 1 ngày trước

GĐXH - Do tập trung xem điện thoại trong lúc bước vào thang máy, bé 6 tuổi sơ ý kẹt chân vào cửa thang dẫn đến tai nạn gây gãy chân.

Tự uống thuốc điều trị đau họng tại nhà, thai phụ 27 tuổi nhập viện cấp cứu

Tự uống thuốc điều trị đau họng tại nhà, thai phụ 27 tuổi nhập viện cấp cứu

Y tế - 1 ngày trước

GĐXH – Sau 30 phút uống thuốc điều trị đau họng, bệnh nhân xuất hiện nổi mề đay toàn thân, khó thở, thở rít, đau ngực, choáng, được người nhà đưa đi cấp cứu.

9 thực phẩm bổ dưỡng có tác dụng chống viêm

9 thực phẩm bổ dưỡng có tác dụng chống viêm

Sống khỏe - 1 ngày trước

Tuân theo một chế độ ăn uống với các thực phẩm chống viêm là cách tốt để hỗ trợ cơ thể chống lại một số chứng viêm xuất phát từ môi trường và lối sống không lành mạnh.

Hay tiếp xúc với bùn đất, người đàn ông 48 tuổi ở Hà Tĩnh mắc căn bệnh nguy hiểm, có tỷ lệ tử vong cao

Hay tiếp xúc với bùn đất, người đàn ông 48 tuổi ở Hà Tĩnh mắc căn bệnh nguy hiểm, có tỷ lệ tử vong cao

Sống khỏe - 1 ngày trước

GĐXH – Theo các bác sĩ, bệnh Whitmore lây nhiễm qua đường hô hấp hoặc tiếp xúc với môi trường có chứa vi khuẩn. Đặc biệt là khi có vết trầy xước trên da, nguy cơ lây nhiễm càng cao và bệnh nhanh tiến triển hơn.

Top