Hà Nội
23°C / 22-25°C

Tiếng kêu cứu của "cậu bé đầu gối to như cái trống" có rơi vào quên lãng?

Thứ tư, 20:00 31/01/2018 | Vòng tay nhân ái

GiadinhNet - Viện Huyết học - Truyền máu Trung ương đã có phác đồ điều trị theo hướng trợ giúp thuốc và tiêm tĩnh mạch đúng để giữ ổn định máu huyết, kéo dài sự sống cho cậu bé có đầu gối to như hai cái trống Vừ Mí Pó ở xã Sủng Là huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang (Mã số Vòng tay Nhân ái 159), nhưng vì gia cảnh khốn khó của gia đình nên chấp nhận để con ngày qua ngày lay lắt sống với nỗi đau đớn đến cùng cực. với một cậu bé mới hơn 10 tuổi.

Cứ mỗi dịp đông về các đoàn từ thiện từ khắp mọi miền lại lên đường đến với những miền đất xa xôi, còn nhiều gian khó của dải đất hình chữ S. Lần này phóng viên báo Gia đình & Xã hội và một số nhà từ thiện lại lên đường đến với bà con ở vùng cao núi đá Hà Giang.

Trong hành trình lần này phóng viên gặp lại chị Vừ Thị Hương (Sở Văn hóa, Thể thao -Du lịch Hà Giang), là chuyên gia về du lịch. Chị Hương rất tích cực trong việc kết nối các nhà hảo tâm với những trường hợp khó khăn, ngặt nghèo ở Hà Giang, trong đó có bé Vừ Mí Pó (tức Páo) - cậu bé có đầu gối to như cái trống, ở thôn Đoàn Kết (xã Sủng Là, huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang).

Trường hợp này đã được độc giả Báo Gia đình & Xã hội qua chuyên mục Vòng tay Nhân ái từng giúp đỡ đưa bé Pó về Hà Nội chữa bệnh ở Viện Huyết học – Truyền máu Trung ương. Gặp chị Vừ Thị Hương, tôi hỏi ngay về trường hợp bé Pó, chị buồn rầu nói: “Có lẽ mình thất bại thật rồi!”

Theo chị Vừ Thị Hương, làm từ thiện ở vùng cao khó hơn miền xuôi nhiều, vì trình độ hiểu biết, cách tư duy của đồng bào ở đây còn hạn chế. Đó là rào cản rất lớn cho những người làm thiện nguyện. Với trường hợp bé Vừ Mí Pó, chị Hương luôn cảm thấy day dứt và chị đã viết cả nhật kí về bé Pó.


Chị Vừa Thị Hương xúc động nhận ra bé Vừ Mí Pó chính là cậu bé Mông có nụ cười tỏa nắng.

Chị Vừa Thị Hương xúc động nhận ra bé Vừ Mí Pó chính là cậu bé Mông có nụ cười tỏa nắng.

Ngày… tháng 11 năm 2016

Mình cùng đoàn thiện nguyện chuyển gạo, quần áo, chăn ấm cho một số học sinh có hoàn cảnh đặc biệt của Trường THCS Dân tộc bán trú Sủng Là (xã Sủng Là, huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang), và thay mặt nhà từ thiện Trần Thu Nga ở Hà Nội tặng xe lăn cho bé Vừ Mí Pó - cậu bé có đôi đầu gối to như cái trống con.

Vừ Mí Pó là học sinh ngoan, học giỏi, nhưng không may mắc bệnh hiểm nghèo là ưa chảy máu (máu không đông). Mỗi mùa đông rét buốt tràn về, bé lại quằn quại trong những cơn đau đớn, khiến bố mẹ tiều tụy, gia cảnh kiệt quệ để chạy chữa cho bé.

Tới nhà, bất ngờ mình thấy hai tấm ảnh cậu bé đầu gối to như cái trống in trên gỗ, treo nơi cửa chính. Mình bàng hoàng nhận ra cậu bé có đôi đầu gối to như cái trống chính là cậu bé Mông có đôi mắt sáng trong veo, hai má bầu bĩnh, nụ cười tỏa nắng bên nương hoa cải vàng rực… rất ấn tượng trong triển lãm văn hóa du lịch Đồng Văn mấy năm trước. Giờ bé Pó run rẩy, tiều tụy trong tấm áo khoác mỏng, hàng ngày ngồi ở cửa nhìn các bạn đi học mà tuyệt vọng, đau đớn…

Mình quá xúc động và thương bé vô cùng. Mình động viên bé hãy gắng sức, đồng thời kêu những tấm lòng nhân hậu hãy giúp mỗi người chỉ 10 ngàn đồng để cho bé Pó thêm cơ hội sống, tìm lại nụ cười tỏa nắng đáng yêu ngày nào.

Các nhà từ thiện đã chung tay đưa bé Pó về Viện Huyết học -Truyền máu Trung ương điều trị cấp cứu để cứu bé. Gần Tết Đinh Dậu, Ths. Bs Nguyễn Thị Mai - Giám đốc Trung tâm điều trị Hemophilia (Viện Huyết học - Truyền máu Trung ương) báo tin, tình trạng sức khỏe bé Vừ Mí Pó không còn xuất huyết nữa. Ngày 24/1/2017 bé đã tạm thời xuất viện về ăn Tết với gia đình. Nhưng muốn giữ được cuộc sống của cậu bé Mông có nụ cười tỏa nắng thì mỗi tháng phải vượt gần 500 km về Viện một lần để truyền huyết tương. Hoặc mua thuốc tiêm giá 4 triệu đồng/mũi để tiêm 2 tuần/lần cho bé. Nếu không làm thế, bé sẽ không tránh khỏi máu tiếp tục chảy ở những nơi nguy hiểm khác trong cơ thể bé.


Bé Vừ Mí Pó.

Bé Vừ Mí Pó.

Ngày… tháng 4 năm 2017

Nhiều người đã khuyên mình hãy buông tay, hãy mở rộng vòng tay đến với những đứa trẻ khác có tương lai hơn. Họ nói rõ giờ bé Pó đã liệt hẳn, mỗi tháng phải đến Viện một lần, mỗi năm 12 lần vào viện. Cuộc đời bé Pó là chuỗi ngày vào viện nhiều lần nữa. Nhưng mình vẫn cho rằng, một con người không có khả năng tự bảo vệ được mình sẽ cần đến sự giúp đỡ của người khác nhiều hơn. Hơn nữa, bé Pó là đứa trẻ trong sáng, có quyền được hít thở không khí trong lành, có quyền được cha mẹ vỗ về yêu thương và được nếm trải mọi hương vị của cuộc đời.

Ngày…

Bố Pó cứ bảo rằng: “Bác sĩ nói bệnh nó không thể chữa được, trước sau gì nó cũng chết”, nên không muốn chữa trị nữa. Số tiền từ thiện không nhiều, nhưng thương con ngày càng héo hắt nên bé thích ăn bánh kẹo, đồ chơi, quần áo gì là gia đình chiều con mua nấy… giờ chỉ còn 5 triệu đồng.

Các nhà từ thiện ở xa không theo sát gia đình. Bé Pó chưa biết gì, bố mẹ thì kiến thức hạn hẹp, tiếng phổ thông chưa thông thạo, lại không mấy khi ra ngoài tiếp cận, nên không tiếp cận được kỹ thuật chăm sóc cho bé. Hơn nữa, thấy nói bệnh trước sau gì cũng không chữa khỏi, nên gia đình nản không đưa bé đi chữa trị.


Rét mướt nên bé Vừ Mí Pó đau đớn nằm ở nhà.

Rét mướt nên bé Vừ Mí Pó đau đớn nằm ở nhà.

Các bác sĩ ở Viện Huyết học - Truyền máu Trung ương đã có phác đồ điều trị theo hướng trợ giúp thuốc và tiêm tĩnh mạch đúng để giữ ổn định máu huyết,. Để giúp đỡ bé Pó, mình đã liên hệ với Viện Huyết học - Truyền máu Trung ương nhờ hỗ trợ về thuốc. Ngày 25/7/2017 Viện Huyết học - Truyền máu Trung ương đã có văn bản số 764/HHTM (bản mềm) gửi Trạm Y tế xã Sủng Là (huyện Đồng Văn) về việc phối hợp chăm sóc, điều trị bổ sung yếu tố đông máu VIII/IX cho người bị bệnh Hemophilia. Đồng thời cũng liên hệ qua điện thoại với bác sĩ địa phương đề xuất cử người xuống Viện Huyết học – Truyền máu Trung ương tập huấn để cùng phối hợp trong việc điều trị từ xa cho những trường hợp mắc bệnh như bé Pó ở tuyến địa phương. Tuy nhiên, đến nay bé Pó vẫn chưa được điều trị.

Cậu bé Pó vẫn hàng ngày lay lắt sống đau đớn với hai đầu gối to như cái trống.

Mọi sự giúp đỡ tới cháu Vừ Mí Pó - mã số 159 - xin gửi về:

1. Vừ Mí Páo (ở xã Sủng Là, huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang)

2. Ủng hộ trực tuyến trên Vòng tay nhân ái/Giadinh.net.vn. Đề gửi: Mã số 159

3. Ủng hộ trực tiếp tại Qũy "Vòng tay nhân ái", tòa soạn Báo Gia đình & Xã hội. Địa chỉ 138A Giảng Võ, Ba Đình, Hà Nội. Đề gửi: Mã số 159

Mọi thắc mắc, xin gửi tới email: phuongthuanhy@gmail.com/ phuongthuangdxh@yahoo.com hoặc số điện thoại 0975.839.126

4. Ủng hộ VNĐ qua ngân hàng TMCP Công thương Vietinbank:

Tên tài khoản: Báo Gia đình và Xã hội. Số tài khoản: 102010001362871 , Ngân hàng TMCP Công thương, chi nhánh Ba Đình, Hà Nội.

5. Ủng hộ VNĐ qua ngân hàng Nông nghiệp & Phát triển nông thôn Agribank:

Tên tài khoản: Báo Gia đình và Xã hội. Số tài khoản: 1303 201 045 980 . Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn, chi nhánh Hà Thành, Hà Nội.

6. Ủng hộ VNĐ qua ngân hàng TMCP Ngoại thương Vietcombank:

Tên tài khoản: Báo Gia đình và Xã hội. Số tài khoản: 0611001911287 . Ngân hàng TMCP Ngoại thương, chi nhánh Ba Đình, Hà Nội.

7. Ủng hộ USD qua ngân hàng Vietinbank:

Tên tài khoản: Báo Gia đình và Xã hội. Số tài khoản: 102020000189568 , Ngân hàng TMCP Công thương, chi nhánh Ba Đình, Hà Nội, Việt Nam.

VIETNAM JOINT STOCK COMMERCIAL BANK FOR INDUSTRY AND TRADE

Swift Code: ICBVVNVX

Further credit to: VIETNAM JOINT STOCK COMMERCIAL BANK FOR INDUSTRY AND TRADE - BADINH BRANCH

Swift Code: ICBVVNVX124

- Thông tin người nhận:

Beneficiary name: Báo Gia đình và Xã hội

Account Number: 102020000189568

Đề gửi Mã số 159

Uyển Hương

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
MS 1017: Người phụ nữ dân tộc Thái mắc nhiều bệnh, rất cần 30 triệu đồng để phẫu thuật

MS 1017: Người phụ nữ dân tộc Thái mắc nhiều bệnh, rất cần 30 triệu đồng để phẫu thuật

Cảnh ngộ - 1 giờ trước

GĐXH – Mắc cùng lúc nhiều bệnh, bà Lường Thị Ọm – người dân tộc Thái đang phải điều trị tích cực. Người phụ nữ dân tộc ấy đang cần chi phí để phẫu thuật nhưng hoàn cảnh gia đình lại khó khăn.

Tấm lòng bạn đọc Báo Sức khỏe và Đời sống đến với hoàn cảnh mẹ già chăm con bại liệt ở Huế

Tấm lòng bạn đọc Báo Sức khỏe và Đời sống đến với hoàn cảnh mẹ già chăm con bại liệt ở Huế

Kết chuyển - 2 ngày trước

GĐXH - Sau khi Chuyên trang Gia đình và Xã hội (Báo Sức khỏe và Đời sống) đăng tải, hoàn cảnh người mẹ già chăm con bại liệt suốt hơn 30 năm ở TP Huế nhận được nhiều sự hỗ trợ, chia sẻ từ bạn đọc.

MS 1016: Mong một phép màu cho nam sinh bị bỏng điện cao thế 55% cơ thể

MS 1016: Mong một phép màu cho nam sinh bị bỏng điện cao thế 55% cơ thể

Cảnh ngộ - 4 ngày trước

GĐXH - Bị bỏng điện cao thế với diện tích bỏng lên tới 55% cơ thể, tính mạng tưởng chừng không giữ nổi. Hai năm sau tai nạn định mệnh, em Hồ Như Thanh vẫn đang chiến đấu không ngơi nghỉ với những cơn đau, sẹo co kéo và chuỗi ngày điều trị kéo dài tưởng như vô tận.

Tấm lòng bạn đọc Báo Sức khỏe và Đời sống hỗ trợ việc điều trị cho bé trai bị cơ tim phì đại

Tấm lòng bạn đọc Báo Sức khỏe và Đời sống hỗ trợ việc điều trị cho bé trai bị cơ tim phì đại

Kết chuyển - 5 ngày trước

GĐXH – Cảm thương trước hoàn cảnh của gia đình bé Phúc An bị cơ tim phì đại, tấm lòng của bạn đọc Báo Sức khỏe và Đời sống trao tặng đã hỗ trợ phần nào việc điều trị cho con.

MS 1015: Xót thương hoàn cảnh cụ ông 85 tuổi chăm con gái và cháu ngoại cùng bị bệnh tâm thần, con trai bị tai nạn giảm sút trí nhớ

MS 1015: Xót thương hoàn cảnh cụ ông 85 tuổi chăm con gái và cháu ngoại cùng bị bệnh tâm thần, con trai bị tai nạn giảm sút trí nhớ

Cảnh ngộ - 1 tuần trước

GĐXH - Ở cái tuổi đáng ra được an hưởng tuổi già, ông Trần Văn Bổn (trú tại phường Phong Hòa, thị xã Phong Điền, TP Huế) vẫn từng ngày gồng gánh gia đình, chăm sóc con gái bị tâm thần và đứa cháu ngoại mắc bệnh nặng.

MS 1014: Sự sống mong manh của nam sinh lớp 12 bị sét đánh nguy kịch khi đi phụ mẹ ngoài đồng

MS 1014: Sự sống mong manh của nam sinh lớp 12 bị sét đánh nguy kịch khi đi phụ mẹ ngoài đồng

Cảnh ngộ - 2 tuần trước

GĐXH – Tai nạn kinh hoàng do sét đánh trúng người khi đang phụ mẹ ngoài đồng khiến em Nguyễn Đình Lộc đang rất nguy kịch. Giờ đây tính mạng của em mong manh như sợi chỉ, rất cần sự chung tay của cộng đồng.

Hơn 31 triệu đồng đến với bé 17 tháng tuổi từng đứng trước nguy cơ bị mù lòa

Hơn 31 triệu đồng đến với bé 17 tháng tuổi từng đứng trước nguy cơ bị mù lòa

Vòng tay nhân ái - 2 tuần trước

GĐXH - Bé Anh Khôi, 17 tháng tuổi, mắc căn bệnh ung thư võng mạc. Một bên mắt của con đã phải tháo bỏ, bên còn lại từng có nguy cơ mất hoàn toàn thị lực. Nhờ sự chung tay của bạn đọc Báo Sức khỏe & Đời sống, bé Khôi đã có thêm cơ hội giữ lại ánh sáng.

MS 1013: Nam sinh người dân tộc Hà Nhì mắc bệnh hiểm nghèo cần sự trợ giúp để điều trị

MS 1013: Nam sinh người dân tộc Hà Nhì mắc bệnh hiểm nghèo cần sự trợ giúp để điều trị

Cảnh ngộ - 2 tuần trước

GĐXH – Sinh ra trong hoàn cảnh gia đình éo le nhưng số phận khắc nghiệt hơn khi em Sừng Té Tuấn, người dân tộc Hà Nhì, bị mắc căn bệnh ung thư biểu mô. Cơ thể em ngày một gầy yếu, tiều tụy vì bệnh tật, trong khi gia đình có hoàn cảnh vô cùng nghèo khó.

MS 1012: Con lớn bị tâm thần, người cha nghèo cầu cứu cộng đồng để điều trị cho con trai út mắc bệnh hiếm gặp

MS 1012: Con lớn bị tâm thần, người cha nghèo cầu cứu cộng đồng để điều trị cho con trai út mắc bệnh hiếm gặp

Cảnh ngộ - 3 tuần trước

GĐXH - “Vợ chồng tôi đã cố gắng chỉ cần con còn hơi thở, chúng tôi sẽ không buông tay, nhưng giờ thật sự kiệt sức rồi…” – người cha nghèo nghẹn ngào nói và cầu xin sự giúp đỡ của cộng đồng để có cơ hội cứu con trai.

MS 1011: Xót thương hoàn cảnh người phụ nữ thiểu năng đang chống chọi với bệnh hiểm nghèo

MS 1011: Xót thương hoàn cảnh người phụ nữ thiểu năng đang chống chọi với bệnh hiểm nghèo

Vòng tay nhân ái - 3 tuần trước

GĐXH - Ở tuổi 44, trong khi nhiều người đã yên ổn với công việc và gia đình, chị Nguyễn Thị Huyên ở xã Việt Hưng, huyện Văn Lâm, tỉnh Hưng Yên vẫn phải từng ngày chống chọi với bệnh tật hiểm nghèo. Hoàn cảnh của chị đặc biệt éo le, đang rất cần sự chung tay giúp đỡ của cộng đồng.

Top