Tiếp bài “Hưng Yên: Dự án đê nghìn tỉ chưa bàn giao đã nứt”: Do nền đất yếu?
GiadinhNet - Trong số báo 31 (ra ngày 14/3), Báo Gia đình & Xã hội có bài viết “Hưng Yên: Dự án đê nghìn tỉ chưa bàn giao đã nứt” đã thu hút được sự quan tâm đặc biệt của dư luận.

Nguyên nhân dẫn tới sự cố này được Hội đồng Khoa học của Bộ NN&PTNT kết luận là do nền đất yếu; đặc điểm địa chất thân đê và địa hình khu vực xảy ra nứt, lún có nhiều yếu tố bất lợi, mật độ, tải trọng xe lưu thông trên đê lớn. Tuy nhiên dư luận đặt băn khoăn, bên cạnh những nguyên nhân khách quan thì còn có nguyên nhân chủ quan nào khác hay không? Bởi lẽ, theo Quyết định số 2543/QĐ-UBND ngày 14/11/2016 do ông Đặng Ngọc Quỳnh - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hưng Yên ký nêu rõ, chi phí tư vấn đầu tư xây dựng gần 100 tỉ đồng. Câu hỏi được nhiều người đặt ra là tại sao với mức chi phí tư vấn đầu tư xây dựng lớn như vậy, mà trong quá trình lập dự án, các cơ quan liên quan không đề xuất giải pháp đặc biệt để thi công đoạn đê có tiền sử hay vỡ này?
Để làm rõ hơn những băn khoăn của dư luận xung quanh sự cố nứt, lún tại tuyến đê nghìn tỉ, PV Báo Gia đình & Xã hội đã có buổi làm việc với ông Hồ Trọng Khải - Chi cục trưởng Chi cục Đê điều và phòng chống lụt bão tỉnh Hưng Yên (đơn vị chủ đầu tư). Trước luồng ý kiến cho rằng, việc xảy ra hiện tượng nứt, lún đoạn đê (chạy qua địa phận thị trấn Văn Giang) là do tư vấn xây dựng và thi công dự án có vấn đề, ông Khải cho rằng, việc khảo sát, tư vấn thiết kế và thi công đều đảm bảo theo đúng quy định của nhà nước. Về nền đất yếu, thì toàn tuyến đê tả sông Hồng đoạn qua tỉnh Hưng Yên đều yếu chứ không riêng gì đoạn Văn Giang. Tuyến đê này có lịch sử tồn tại hơn 200 năm, thời điểm mới bắt đầu xây dựng, đê được đắp bằng đất.
Trước câu hỏi: “Cả tuyến đê đều có nền đất yếu, thì tại sao chỉ có đoạn chạy qua địa phận thị trấn Văn Giang bị “nứt toác” và sụt lún nghiêm trọng, còn các đoạn khác không bị gì?”, ông Khải lý giải, có thể do các đoạn khác, kết cấu đất nền có sự gắn kết chắc hơn đoạn xảy ra sự cố. Cũng theo ông Khải, trước đó đã có rất nhiều chuyên gia về đoạn đê này để khảo sát. Lần nào các chuyên gia cũng cho biết đã xử lý dứt điểm, nhưng thực tế vẫn không đâu vào đâu.
Nhằm làm rõ trách nhiệm của các đơn vị và cá nhân liên quan khi để xảy ra sự cố đê, PV Báo Gia đình & Xã hội đã tới trụ sở UBND tỉnh Hưng Yên để liên hệ công tác. Tại đây, mặc dù PV đã xuất trình đầy đủ giấy tờ và mục đích tới đặt lịch làm việc với văn phòng ủy ban, nhưng được bảo vệ yêu cầu phải có lịch hẹn từ trước. Sau đó, PV tiếp tục liên hệ qua điện thoại với ông Nguyễn Ngọc Thuyên - Chánh văn phòng UBND tỉnh Hưng Yên. Ông Thuyên cho biết, đã nắm được nội dung PV phản ánh và sẽ báo cáo lãnh đạo tỉnh để sắp xếp lịch làm việc. Tuy nhiên, gần nửa tháng trôi qua, PV vẫn không nhận được bất cứ phản hồi nào từ UBND tỉnh Hưng Yên.
Báo Gia đình & Xã hội sẽ tiếp tục thông tin đến bạn đọc xung quanh vụ việc này.
PV

Đăng ký xe, cấp biển số xe được thực hiện như thế nào sau ngày 1/7/2025?
Đời sống - 2 phút trướcGĐXH - Theo Thông tư số 51/2025/TT-BCA, từ ngày 1/7/2025, quy trình đăng ký xe và cấp biển số xe có nhiều điểm mới đáng chú ý. Người dân cần thực hiện các thủ tục, quy trình thế nào để đăng ký xe, cấp biển số xe diễn ra thuận lợi?

Nữ sinh đa tài với hành trình chinh phục đỉnh cao tranh biện và nghệ thuật
Giáo dục - 16 phút trướcGĐXH - Vừa qua, MC nhí Đỗ Quyên đã vinh dự giành được thành tích ấn tượng tại giải tranh biện Vietnamese Scholars Debating Championship 2025. Đây là một trong những giải đấu uy tín hàng đầu dành cho học sinh yêu thích tranh biện học thuật bằng tiếng Anh trên cả nước.

Tin sáng 5/7: Dùng máy bay không người lái cứu 2 cháu bé mắc kẹt giữa dòng lũ; cảnh giác chiêu trò lừa đảo lợi dụng việc sáp nhập các đơn vị hành chính
Xã hội - 55 phút trướcGĐXH - Người đàn ông ở Gia Lai xác nhận dùng máy bay không người lái giải cứu 2 cháu nhỏ mắc kẹt giữa dòng nước lũ; lợi dụng chủ trương sắp xếp, sáp nhập các đơn vị hành chính, nhiều đối tượng xấu đã dựng lên nhiều kịch bản lừa đảo.

Bộ máy chính quyền 2 cấp ở Thái Nguyên bắt đầu vận hành trơn tru, hiệu quả
Thời sự - 13 giờ trướcGĐXH - Sau khi thực hiện mô hình chính quyền địa phương 2 cấp, các xã sau hợp nhất tại tỉnh Thái Nguyên đã bước đầu vận hành thông suốt, đảm bảo phục vụ người dân chu đáo, hiệu quả.

Những con giáp là thiên tài kinh doanh bẩm sinh, "rót tiền" vào đâu thắng lớn ở đó
Đời sống - 16 giờ trướcGĐXH - Những con giáp này sinh ra đã có thiên phú trong lĩnh vực kiếm tiền, một khi đã lấn sân kinh doanh là sẽ càng ngày càng làm ăn phát đạt.

Truy tìm người phụ nữ tông bé trai rồi bỏ trốn ở Đắk Lắk
Pháp luật - 16 giờ trướcCông an xã Hòa Phú (Đắk Lắk) đang truy tìm người phụ nữ nghi lái xe máy tông bé 5 tuổi rồi bỏ trốn khỏi hiện trường.

Những điều cần làm ngay sau khi biết điểm thi, điểm chuẩn lớp 10 ở Hà Nội
Giáo dục - 16 giờ trướcDự kiến Hà Nội sẽ công bố điểm thi lớp 10 vào ngày 4/7. Cùng thời điểm, Sở GD-ĐT Hà Nội cũng sẽ công bố điểm chuẩn vào các trường.

Mã vùng điện thoại cố định 34 tỉnh, thành từ ngày 1/7/2025
Đời sống - 16 giờ trướcGĐXH - Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành văn bản số 2784/BKHCN-CVT hướng dẫn thực hiện quy hoạch mã vùng điện thoại cố định mặt đất 34 tỉnh, thành kể từ ngày 1/7/2025.

Sổ đỏ được cấp tại xã, phường từ 1/7/2025: Người dân được lợi gì và cần biết ngay điều gì?
Thời sự - 17 giờ trướcGĐXH - Từ 1/7/2025, 14 thủ tục đất đai, trong đó có đăng ký, cấp sổ đỏ lần đầu, đính chính, thu hồi và cấp lại sổ... sẽ được giải quyết tại xã, phường. Đây được xem là bước "đột phá" mới giúp rút ngắn thời gian, bãi bỏ thủ tục phiền hà và đảm bảo giá trị pháp lý cho giấy tờ cũ.

Tử vi tháng 6 âm lịch 2025 dự báo thay đổi về sự nghiệp, tài lộc của con giáp tuổi Dần
Đời sống - 17 giờ trướcGĐXH – Bước sang tháng 6 âm lịch 2025, chuyên gia phong thủy Nguyễn Song Hà đã có dự báo tử vi tháng về sự nghiệp, tài lộc của tuổi Dần có những thay đổi bất ngờ.

Dự án đường sắt tốc độ cao qua bao nhiêu xã, phường của Thanh Hóa?
Xã hộiGĐXH - Dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam qua địa phận 18 xã, phường với chiều dài khoảng 95,33km tại tỉnh Thanh Hóa.