Hà Nội
23°C / 22-25°C

Tiểu thương Hà Nội tất bật dựng rạp, chuẩn bị hàng hóa quảng bá trước giờ khai trương không gian đi bộ Trần Nhân Tông

Thứ sáu, 15:13 30/12/2022 | Xu hướng

GĐXH - Trước giờ chính thức khai trương không gian đi bộ phố Trần Nhân Tông và các vùng phụ cận (bắt đầu từ 7h30 phút ngày 31/12/2022), công tác chuẩn bị khẩn trương hơn bao giờ hết, các quầy hàng quảng bá, giới thiệu sản phẩm phục vụ người dân cũng gấp rút triển khai.

Kích cầu tiêu dùng dịp Tết Quý Mão, Hà Nội "chào Xuân" hàng ngàn sản phẩm nông sản, OCOPKích cầu tiêu dùng dịp Tết Quý Mão, Hà Nội 'chào Xuân' hàng ngàn sản phẩm nông sản, OCOP

GĐXH - Chương trình xúc tiến, quảng bá sản phẩm nông sản, OCOP (mỗi xã 1 sản phẩm)… đang được giới thiệu, trưng bày tại Công viên Cầu Giấy (đường Thành Thái, phường Dịch Vọng).

Không gian đi bộ phố Trần Nhân Tông và phụ cận bắt đầu thí điểm từ 31/12/2022 - 31/12/2023, vào 2 ngày thứ Bảy và Chủ nhật hàng tuần. Thời gian hoạt động mùa hè từ 7h30 thứ Bảy đến 24h ngày Chủ nhật. Mùa đông từ 8h thứ Bảy đến 24h ngày Chủ nhật.

Bởi vậy, trước thời điểm chính thức khai trương không gian đi bộ này, công tác chuẩn bị gấp rút hơn bao giờ hết. 

Ngày 30/12, ghi nhận của phóng viên Gia đình & Xã hội cho thấy, trên toàn bộ mặt hồ Thiền Quang, đoạn mặt phố Trần Nhân Tông, các quầy hàng, kiot phục vụ người dân, người mua hàng đã và đang tất bật được dựng lên. Một số gian hàng, kiot đã sẵn sàng hàng hóa để bày bán, giới thiệu, quảng bá tới người dân. 

Chùm ảnh ghi nhận của phóng viên: 

Tiểu thương Hà Nội tất bật dựng rạp, chuẩn bị hàng hóa quảng bá trước giờ khai trương không gian đi bộ Trần Nhân Tông  - Ảnh 2.

Không gian đi bộ phố Trần Nhân Tông và vùng phụ cận được thí điểm từ 31/12/2022 - 31/12/2023, vào 2 ngày thứ Bảy và Chủ nhật hàng tuần. Thời gian hoạt động mùa hè từ 7h30 thứ Bảy đến 24h ngày Chủ nhật. Mùa đông từ 8h thứ Bảy đến 24h ngày Chủ nhật.

Tiểu thương Hà Nội tất bật dựng rạp, chuẩn bị hàng hóa quảng bá trước giờ khai trương không gian đi bộ Trần Nhân Tông  - Ảnh 3.

Trước thời điểm chính thức khai trương không gian đi bộ này, công tác chuẩn bị gấp rút hơn bao giờ hết.

Tiểu thương Hà Nội tất bật dựng rạp, chuẩn bị hàng hóa quảng bá trước giờ khai trương không gian đi bộ Trần Nhân Tông  - Ảnh 4.

Trên toàn bộ mặt hồ Thiền Quang, đoạn đường Trần Nhân Tông, các quầy hàng, kiot phục vụ người dân, người mua hàng đã được dựng lên.

Tiểu thương Hà Nội tất bật dựng rạp, chuẩn bị hàng hóa quảng bá trước giờ khai trương không gian đi bộ Trần Nhân Tông  - Ảnh 5.

Một số tiểu thương khác hối hả phục dựng quầy hàng để chuẩn bị bày biện hàng hóa, để quảng bá, giới thiệu sản phẩm tới người tiêu dùng.

Tiểu thương Hà Nội tất bật dựng rạp, chuẩn bị hàng hóa quảng bá trước giờ khai trương không gian đi bộ Trần Nhân Tông  - Ảnh 6.

Tại hai đầu phố Trần Nhân Tông, các công nhân công ty cây xanh đang cắt tỉa cây cổ thụ để đảm bảo không gian thoáng đãng, sạch sẽ.

Tiểu thương Hà Nội tất bật dựng rạp, chuẩn bị hàng hóa quảng bá trước giờ khai trương không gian đi bộ Trần Nhân Tông  - Ảnh 7.

Một sân khấu lớn trước khu vực Công viên Thống Nhất sắp hoàn thành để phục vụ chương trình ca nhạc chào mừng khai trương không gian đi bộ phố Trần Nhân Tông và vùng phụ cận.

Tiểu thương Hà Nội tất bật dựng rạp, chuẩn bị hàng hóa quảng bá trước giờ khai trương không gian đi bộ Trần Nhân Tông  - Ảnh 9.

Công tác chuẩn bị các gian hàng diễn ra rất tất bật.

Tiểu thương Hà Nội tất bật dựng rạp, chuẩn bị hàng hóa quảng bá trước giờ khai trương không gian đi bộ Trần Nhân Tông  - Ảnh 10.

Một số quầy hàng, kiot đã sẵn sàng hàng hóa để bày bán, giới thiệu tới người tiêu dùng.

Tiểu thương Hà Nội tất bật dựng rạp, chuẩn bị hàng hóa quảng bá trước giờ khai trương không gian đi bộ Trần Nhân Tông  - Ảnh 11.

Trong số khoảng 100 gian hàng giới thiệu, quảng bá sản phẩm tại không gian phố đi bộ Trần Nhân Tông và vùng phụ cận, không thể thiếu mặt hàng cây xanh, cây cảnh phục vụ người dân dịp Tết Quý Mão 2023 và Tết Nguyên đán Quý Mão 2023.

Trước đó, trong kế hoạch về tổ chức chợ hoa Xuân phục vụ Tết Nguyên đán Quý Mão 2023, từ 01/1/2023 (tức 10/12/2022 âm lịch) đến 20h ngày 21/1/2023, UBND TP Hà Nội cũng lựa chọn khu vực công viên Thống Nhất tiếp giáp phố Trần Nhân Tông và dọc 2 bên vỉa hè từ ngã 3 Trần Nhân Tông - Quang Trung đến cổng công viên Thống Nhất (chiều dài khoảng 300m) là 1 trong 91 điểm tổ chức chợ hoa Xuân, trưng bày hàng hóa, phục vụ người dân.

Theo đó, đây cũng khu vực thí điểm tổ chức không gian đi bộ Trần Nhân Tông và vùng phụ cận. Bởi vậy, Sở GTVT Hà Nội thông báo phân luồng tổ chức giao thông phục vụ người dân tại không gian này.

Sở GTVT cấm toàn bộ các phương tiện lưu thông trên phố Trần Nhân Tông đoạn từ ngã ba Trần Bình Trọng – Trần Nhân Tông đến ngã ba Quang Trung – Trần Nhân Tông.

Các phương tiện đi qua khu vực tổ chức không gian đi bộ sẽ được phân luồng theo các hướng Lê Duẩn – Trần Bình Trọng – Nguyễn Du – Quang Trung – Nguyễn Đình Chiều.

Nguyễn Đình Chiểu – Trần Nhân Tông – Quang Trung – Nguyễn Du – Lê Duẩn hoặc Nguyễn Du – Trần Bình Trọng – Lê Duẩn.

Sở GTVT Hà Nội yêu cầu đơn vị chức năng lắp đặt biển báo cấm các phương tiện hoạt động tại ngã ba Trần Bình Trọng – Trần Nhân Tông, ngã ba Quang Trung – Trần Nhân Tông.

Đồng thời, Sở cũng yêu cầu lắp biển chỉ dẫn hướng đi cho các phương tiện và biển phụ tại các vị trí ngã ba Trần Bình Trọng – Trần Nhân Tông, ngã tư Nguyễn Du – Trần Bình Trọng, ngã tư Nguyễn Du – Quang Trung, ngã ba Quang Trung – Trần Nhân Tông.

Biển chỉ dẫn hướng dẫn phân luồng từ xa tại các nút giao xung quanh khu vực phố đi bộ Trần Nhân Tông giao với các tuyến đường Lê Duẩn, Nguyễn Du, Nguyễn Binh Khiêm, Bà Triệu, Nguyễn Thượng Hiền.

UBND quận Hai Bà Trưng có trách nhiệm lắp đặt bổ sung hệ thống biển báo, biển chỉ dẫn phục vụ công tác hướng dẫn phân luồng giao thông đảm bảo tránh gây ùn tắc giao thông và xây dựng kế hoạch bố trí lực lượng phối hợp với các cơ quan chức năng chốt trực hướng dẫn phân luồng đảm bảo an toàn, tránh ùn tắc giao thông.

Khi có hiện tượng ùn tắc giao thông, lực lượng chức năng phải có phương án xử lý kịp thời, phối hợp với các cơ quan chức năng để đảm bảo giao thông thông suốt.

Hà Nội: 'Tỏa sáng' cùng SEA Games 31, kinh tế, du lịch phục hồi mạnh mẽ sau COVID-19Hà Nội: "Tỏa sáng" cùng SEA Games 31, kinh tế, du lịch phục hồi mạnh mẽ sau COVID-19

GĐXH - Thành ủy Hà Nội vừa công bố 10 sự kiện tiêu biểu của Thủ đô năm 2022. Một trong số đó là Hà Nội phục hồi mạnh mẽ về kinh tế, du lịch sau dịch COVID-19 và dẫn đầu cả nước về số lượng sản phẩm OCOP; công nghiệp văn hóa trở thành kinh tế mũi nhọn…

Bảo Minh
Nhiều người sẵn sàng chi vài chục triệu đồng 'đập hộp mù' chỉ để mong tìm thấy thứ này

Nhiều người sẵn sàng chi vài chục triệu đồng 'đập hộp mù' chỉ để mong tìm thấy thứ này

Xu hướng - 6 giờ trước

GĐXH - Trào lưu xé túi mù chưa có dấu hiệu "hạ nhiệt", nhiều người trẻ sẵn sàng chi 3-4 triệu đồng/tháng chỉ để tiếp tục được 'đập hộp mù' với hy vọng sở hữu Labubu phiên bản 12 con giáp.

Nghịch lý người dân không mặn mà vay vốn giá rẻ mua nhà

Nghịch lý người dân không mặn mà vay vốn giá rẻ mua nhà

Xu hướng - 2 ngày trước

Dù lãi suất cho vay mua nhà duy trì mức thấp suốt hơn 1 năm qua, nhưng nghịch lý là không có nhiều người dân lựa chọn vay ngân hàng để mua nhà.

Người giàu Hà Nội tìm mua chung cư hạng sang, siêu sang nhiều nhất

Người giàu Hà Nội tìm mua chung cư hạng sang, siêu sang nhiều nhất

Xu hướng - 3 ngày trước

Theo báo cáo của PropertyGuru Việt Nam, Hà Nội dẫn đầu về tỷ lệ người tìm kiếm chung cư hạng sang, siêu sang trong năm 2024.

Người phụ nữ bị phản đối vì bán gia tài lấy 35 tỷ mua 15000 mẫu đất sa mạc: 13 năm sau trở thành tỷ phú nhờ 1 công thức

Người phụ nữ bị phản đối vì bán gia tài lấy 35 tỷ mua 15000 mẫu đất sa mạc: 13 năm sau trở thành tỷ phú nhờ 1 công thức

Xu hướng - 4 ngày trước

Công thức thành công này của người phụ nữ rất đáng để mọi người học hỏi.

Thay đổi cách nuôi con chỉ sống trong bùn bằng dây nilon, anh nông dân thu lãi hàng trăm triệu

Thay đổi cách nuôi con chỉ sống trong bùn bằng dây nilon, anh nông dân thu lãi hàng trăm triệu

Xu hướng - 4 ngày trước

Anh Thái Hoàng Phong, nông dân ấp 2, xã Mỹ Tân, huyện Cái Bè (tỉnh Tiền Giang) thu lãi hàng trăm triệu đồng từ bán lươn giống và bán lươn thương phẩm nhờ vào cách nuôi lươn không bùn khoa học.

Đàn ốc bươu vạn con trong vườn sầu riêng, chàng trai miền Tây thu lãi bộn tiền

Đàn ốc bươu vạn con trong vườn sầu riêng, chàng trai miền Tây thu lãi bộn tiền

Xu hướng - 6 ngày trước

Anh Hồng Thái nuôi ốc bươu đen trong vườn sầu riêng rộng 15.000m2 ở Tiền Giang, mỗi năm thu 350 triệu đồng tiền lãi.

'Tuyệt chiêu' giúp lão nông Cà Mau 'cãi vợ' nuôi cá chình thu lãi tiền tỷ

'Tuyệt chiêu' giúp lão nông Cà Mau 'cãi vợ' nuôi cá chình thu lãi tiền tỷ

Xu hướng - 1 tuần trước

VOV.VN - Ông Bảy Ánh tính nuôi cá chình bị vợ cản đến giận nhưng vẫn quyết nuôi. Hiện mỗi năm gia đình ông kiếm lời khoảng 3 tỷ đồng từ mô hình. Bí quyết thành công của lão nông “dám cãi vợ” đến từ “tuyệt chiêu” chuyển cá.

Mạnh dạn nuôi con vật có trong sách Đỏ, anh nông dân 'bỏ túi' 500 triệu đồng

Mạnh dạn nuôi con vật có trong sách Đỏ, anh nông dân 'bỏ túi' 500 triệu đồng

Xu hướng - 1 tuần trước

Tốt nghiệp đại học với công việc ổn định nhưng anh Nguyễn Văn Phương ở xã An Lâm (Nam Sách) quyết định bỏ việc về quê, mở trang trại nuôi chim và có thu nhập lên tới 500 triệu đồng/năm.

20.000 con lươn bò kín bể xi măng, anh nông dân Cần Thơ thu bộn tiền

20.000 con lươn bò kín bể xi măng, anh nông dân Cần Thơ thu bộn tiền

Xu hướng - 1 tuần trước

Khoảng 20.000 con lươn bò dày đặc dưới tấm lưới trong bể xi măng cạnh nhà anh Nguyễn Văn Phương ở Cần Thơ. Chính từ cách nuôi lươn độc đáo này, anh Phương thu bộn tiền.

Đề xuất nâng mức doanh thu phải chịu thuế của hộ gia đình và cá nhân kinh doanh lên 200 triệu đồng

Đề xuất nâng mức doanh thu phải chịu thuế của hộ gia đình và cá nhân kinh doanh lên 200 triệu đồng

Xu hướng - 1 tuần trước

GĐXH - Thay vì mức 100 triệu đồng/năm như hiện nay, dự thảo Luật Thuế giá trị gia tăng sửa đổi đã đề xuất điều chỉnh doanh thu hàng năm chịu thuế giá trị gia tăng của cá nhân, hộ gia đình kinh doanh lên 200 triệu đồng/năm.

Top