Hà Nội
23°C / 22-25°C

Tin sáng 13/3: Khi nào có thể coi bạn đã "an toàn" sau mắc COVID-19?; sao Việt nào 2 lần là F0?

Chủ nhật, 07:00 13/03/2022 | Thời sự

GiadinhNet - ThS.BS Phạm Văn Phúc, Phó trưởng khoa Hồi sức tích cực, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương cho hay, với bệnh nhân COVID-19, sau 10 ngày kể từ khi khởi phát triệu chứng đầu tiên mới có thể coi bạn đã "an toàn"; Sau 4 ngày cách ly, điều trị COVID-19, người mẫu Lê Thúy thông báo cô đã hồi phục. Đây là lần thứ hai người mẫu sinh năm 1991 dương tính với nCoV.

Tin sáng 12/3: Lý do phiên bản tàng hình của Omicron lây lan nhanh hơn chủng gốc; biến thể Omicron chiếm 80%, số ca mắc COVID-19 tại Hà Nội sẽ tiếp tục tăngTin sáng 12/3: Lý do phiên bản tàng hình của Omicron lây lan nhanh hơn chủng gốc; biến thể Omicron chiếm 80%, số ca mắc COVID-19 tại Hà Nội sẽ tiếp tục tăng

GiadinhNet - Chủng BA.2 của biến thể Omicron còn được gọi là phiên bản tàng hình do không thể phát hiện qua xét nghiệm PCR giống chủng gốc BA.1; Chủng Omicron đã là chủng lưu hành chính tại Hà Nội. Trong thời gian tới, số ca mắc sẽ tiếp tục tăng do khả năng lây nhiễm cao của biến thể này.

Đề xuất cho F0, F1 đi làm: Thay đổi cách nhìn về người mắc COVID-19

Ngay tại thời điểm mỗi ngày cả nước có hàng trăm nghìn ca mắc COVID-19 mới vậy tại sao lại có đề xuất cho F0, F1 đi làm?

Theo quy định, người tiếp xúc gần với người nhiễm COVID-19 hay còn gọi là F1 phải cách ly 5 ngày mới được đi làm. F0 đương nhiên phải cách ly nhưng ngay trong tuần này, có sự kiện đáng chú ý là tỉnh Long An đã trở thành địa phương đầu tiên thực hiện việc cho F1, FO đi làm.

Trước đó ít ngày, Bộ Y tế cũng đã đưa ra đề xuất F0, F1 đi làm trong thời gian cách ly cụ thể như sau: F0 không có triệu chứng, đang trong thời gian cách ly, tự nguyện quay lại làm việc có thể làm việc trực tuyến, chăm sóc người bệnh COVID-19. F1 được phép tham gia các công việc trực tiếp và trực tuyến. Ngay tại thời điểm mỗi ngày cả nước có hàng trăm nghìn ca mắc mới vậy sao lại có đề xuất này?

Tại một phân xưởng sản xuất có 5 dây chuyền, chỉ 3 dây chuyền hoạt động. Mỗi dây chuyền cần 32 người làm mới hiệu quả nhưng cả tuần nay mỗi dây chuyền còn có 10 người. Dù đơn hàng nhiều nhưng doanh nghiệp cũng không dám cho tăng ca vì phải đảm bảo sức khỏe cho người lao động.

Có thời điểm 60% trên tổng số 1.000 lao động của công ty nghỉ làm vì liên quan đến F0. Không chỉ khối sản xuất mà ngay cả khối văn phòng cũng ảnh hưởng rất nhiều vì thiếu người làm.

Trước tình hình số lượng F1 ngày càng tăng theo các ca bệnh, nhiều doanh nghiệp trong khu công nghiệp Bắc Ninh đã kiến nghị bỏ quy định F1 phải cách ly 5 ngày mới được đi làm, thay vào đó cho F1 đi làm ở phân xưởng riêng.

Nếu F1 được phép đi làm tại một khu vực riêng, các doanh nghiệp sẽ bớt đi một phần khó khăn do thiếu nhân lực.

Doanh nghiệp cũng kiến nghị được tự test nhanh những F0 đã khỏi bệnh để được sớm quay trở lại làm việc.

Nếu tính địa phương, Long An là tỉnh đầu tiên cho F1, F0 đi làm nhưng nếu tính theo ngành thì Y tế chính là ngành đầu tiên thực hiện điều này. Xuất phát từ nhu cầu về lực lượng nhân viên y tế trong dịch, điều kiện đặc trưng trong nghề thì việc các nhân viên y tế vẫn đi làm khi mắc bệnh.

Là bệnh viện tuyến cuối của Hà Nội thu dung và điều trị các ca mắc COVID-19 nặng và nguy kịch, bệnh viện Thanh Nhàn trong đợt dịch lần này cũng ghi nhận nhiều nhân viên y tế là F0. Tuy nhiên thay vì nghỉ, cách ly, nhiều nhân viên y tế có triệu chứng nhẹ đã tình nguyện cách ly tại bệnh viện để tiếp tục làm việc.

Theo đề xuất của Bộ Y tế, F0 không có triệu chứng, đang trong thời gian cách ly, tự nguyện quay lại làm việc có thể làm với hình thức trực tuyến, có thể chăm sóc người bệnh COVID-19 tại gia đình, cơ sở điều trị.

F1 thì có thể tham gia các công việc trực tiếp và trực tuyến, nếu làm việc trực tiếp, các cơ sở sử dụng nhân lực phải bố trí khu vực làm việc riêng cho các F1.

Theo các chuyên gia y tế, về mặt nguyên tắc, những trường hợp F0 là người mang mầm bệnh sẵn sàng truyền bệnh cho người khác, cho nên F0 vẫn phải thực hiện cách ly và khi họ có kết quả âm tính thì có thể tham gia điều trị, chăm sóc cho F0 khác.

Các chuyên gia cũng nhấn mạnh tùy đặc thù của các ngành nghề mà bố trí công việc phù hợp đối với các F0, F1. Một số ngành nghề như giáo viên hoặc những công việc phải thường xuyên giao tiếp thì F0 nên cách ly tại nhà vì quá trình giao tiếp vẫn có nguy cơ lây lan dịch bệnh cho trẻ.

Mọi thứ đã thay đổi rất nhiều sau 2 năm dịch bệnh COVID-19 xuất hiện ở Việt Nam. Quan điểm coi COVID-19 như các bệnh thông thường khác đang được xem xét. Thay đổi từ nền tảng nhận thức, hiểu biết và sự chuẩn bị, ứng phó trước dịch bệnh phải bắt đầu từ chính tư duy.

Không dễ khi đối mặt với dịch bệnh, nhất là khi phải đối mặt với một loại virus biến đổi không ngừng, nên chúng ta cũng phải linh hoạt không ngừng. Có những việc trước đây không thể làm, chưa thể thực hiện thì nay đã có thể làm có thể hiện thực hóa bởi các điều kiện liên quan có thể áp dụng được. Nhưng dù là đề xuất nào thì ý thức mỗi người trong việc thực hiện là quan trọng nhất để đảm bảo không lây lan dịch bệnh, bảo vệ chính mình.

Ngày 12/3: Cả nước có 168.719 ca mắc mới COVID-19; Hà Nội bổ sung 195.000 F0Ngày 12/3: Cả nước có 168.719 ca mắc mới COVID-19; Hà Nội bổ sung 195.000 F0

Bản tin phòng chống dịch COVID-19 của Bộ Y tế chiều 12/3 cho biết cả nước có 168.719 ca mắc mới COVID-19; Hà Nội bổ sung 195.000 F0; Nam Định bổ sung 35.949 F0; Hưng Yên bổ sung 33.760 F0, Phú Thọ bổ sung 20.784 F0.

Khi nào có thể coi bạn đã "an toàn" sau mắc COVID-19?

Tin sáng 13/3: Khi nào có thể coi bạn đã "an toàn" sau mắc COVID-19?; sao Việt nào 2 lần là FO? - Ảnh 3.

Nhân viên y tế tư vấn cho 1 gia đình F0 điều trị tại nhà ở Hoàng Mai, Hà Nội

Trao đổi với VietNamNet, ThS.BS Phạm Văn Phúc, Phó trưởng khoa Hồi sức tích cực, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương cho hay, với bệnh nhân COVID-19, sau 10 ngày kể từ khi khởi phát triệu chứng đầu tiên mới có thể coi bạn đã "an toàn".

Bác sĩ Phúc phân tích, thứ nhất, việc test nhanh âm tính chưa thể khẳng định bạn đã hết virus. Nếu độ nhạy test không cao hoặc lấy mẫu không đúng quy trình, kỹ thuật (có thể lấy mẫu chưa trúng vị trí) thì test sẽ không thể hiển thị kết quả chính xác.

Thứ hai, ngay cả khi test nhạy, bạn đã lấy mẫu đúng cách và kết quả là âm tính thì việc hết virus cũng không đồng nghĩa với bệnh sẽ không tiến triển nặng lên.

Theo bác sĩ, một bệnh nhân COVID-19 nặng sẽ phải trải qua 3 "pha" của bệnh, gồm pha nhiễm cấp, pha phổi và pha miễn dịch. Pha nhiễm cấp được tính trong khoảng thời gian từ 0-5 ngày đầu kể từ khi khởi phát triệu chứng. Ở giai đoạn này, virus SARS-CoV-2 bắt đầu tấn công cơ thể và dần nhân lên mạnh mẽ, có thể xuất hiện ở hầu hết các dịch xét nghiệm nên phần trăm phát hiện dương tính rất cao.

5 ngày tiếp theo (pha phổi, là ngày thứ 5-10 kể từ khi khởi phát triệu chứng), tải lượng virus giảm xuống đáng kể, kết quả xét nghiệm có thể sẽ âm tính. Tuy nhiên, đây lại là giai đoạn virus có thể tấn công vào phổi. Giai đoạn còn lại (pha miễn dịch) liên quan đến các bệnh nhân viêm phổi ARDS, có sốc,... điều trị tại các đơn vị hồi sức cấp cứu.

"Như vậy, nếu qua 10 ngày mà bệnh nhân không có triệu chứng bất thường, SpO2 ổn định tức là virus không tấn công vào phổi, lúc này mới có thể an tâm được", bác sĩ Phúc nói.

F0 test nhanh: Vì sao người 3 ngày âm tính, người 15 ngày vẫn dương tính?F0 test nhanh: Vì sao người 3 ngày âm tính, người 15 ngày vẫn dương tính?

Nhiều người băn khoăn tại sao cùng mắc COVID-19 một thời điểm nhưng có người chỉ vài ngày là âm tính, người 15 ngày, thậm chí lâu hơn vẫn dương tính.

Nghệ sĩ Việt mắc Covid-19 lần hai

nghe si mac covid-19 lan 2 anh 1
nghe si mac covid-19 lan 2 anh 2

Lê Thúy, Hồng Quế tái mắc Covid-19. Ảnh: @lethuy/trinhhongque.

Sau 4 ngày cách ly, điều trị COVID-19, người mẫu Lê Thúy thông báo cô đã hồi phục. Đây là lần thứ hai người mẫu sinh năm 1991 dương tính với nCoV. Trước đó 4 tháng, cô phát hiện mắc Covid-19 lần đầu tiên.

Lê Thúy cho biết cô giữ tâm thế lạc quan, cố gắng ăn uống, vận động cơ thể nhẹ nhàng trong quá trình điều trị bệnh. Ngoài ra, cô cũng bổ sung vitamin, xông nước chanh, sả đầy đủ.

Trước cô, người mẫu Hồng Quế cũng tái nhiễm nCoV lần hai. Hồng Quế chia sẻ sau những triệu chứng ban đầu như ho, sốt, mất giọng, cô tiến hành xét nghiệm nhanh và nhận kết quả dương tính. Không lâu sau, con gái cô cũng nhiễm nCoV.

"Lần hai mắc Covid-19, tôi bị nặng hơn với triệu chứng mất giọng, không nói được, người đau ê ẩm. Buổi tối, tôi còn bị sốt rét, người lạnh toát, khi đo nhiệt độ là 38,6 độ C. May mắn là con gái chỉ hơi ho, không sốt, không quấy mẹ", Hồng Quế kể lại.

Đến ngày 7/3, sau khi xét nghiệm lại, cô và con gái nhận kết quả âm tính trở lại. Hồng Quế chia sẻ sau hai lần mắc Covid-19, cô sẽ chú ý hơn trong việc giữ gìn sức khỏe và không chủ quan trước dịch bệnh.

Ca sĩ Quách Tuấn Du cũng trải qua hai lần điều trị COVID-19. Anh mắc Covid-19 lần đầu vào tháng 9/2021, và dương tính với nCoV lần 2 khi đang ở Mỹ.

Sau hai lần nhiễm nCoV, Quách Tuấn Du gặp nhiều vấn đề về sức khỏe như hụt hơi, khó thở, mất ngủ. Anh thậm chí phải uống thuốc bổ não vì hay quên và dễ mất tập trung. Nam ca sĩ cũng bị tổn thương dây thanh quản nên gặp khó khăn trong việc ca hát, gần như không thể lên nốt cao.

Diễn viên Thanh Bình cũng đang trong quá trình điều trị COVID-19 tại nhà riêng. Anh cho biết bản thân bị sốt, ho và sổ mũi.

Sau 3 ngày điều trị, sức khỏe của anh dần hồi phục. "Dẫu biết F0 đang rất nhiều nhưng nếu như giữ được, phòng được, mọi người hãy cố gắng để bản thân luôn có sức khỏe tốt nhất, không mắc COVID-19. Có sức khỏe sẽ làm được tất cả", nam diễn viên nói.

Thời gian qua, hàng loạt nghệ sĩ Việt mắc COVID-19. Ngày 3/3, sau khi xét nghiệm nhanh, người mẫu Xuân Lan và chồng có kết quả dương tính với nCoV. Sau đó, cô liên lạc với đội y tế của phường Tân Phú (quận 7, TP.HCM) - nơi cô đang sống - và nhận được hướng dẫn điều trị.

Hoa hậu Hòa bình Quốc tế 2021 Thùy Tiên cũng mắc COVID-19 sau khi đến Thái Lan. Do đó, chuyến đi đến Nam Mỹ của hoa hậu bị tạm hoãn.

Một số nghệ sĩ còn bị ảnh hưởng bởi di chứng hậu COVID-19. Ca sĩ Phạm Quỳnh Anh cho biết sức khỏe giảm sút rõ. Cô thường xuyên bị mệt, mất ngủ, khó thở và ho nhiều.

Sau khi khỏi Covid-19, tôi có cần thay bàn chải đánh răng, khăn rửa mặt không?Sau khi khỏi Covid-19, tôi có cần thay bàn chải đánh răng, khăn rửa mặt không?

Liệu những thứ như bàn chải đánh răng, khăn rửa mặt được dùng trong thời gian nhiễm bệnh có thể tiếp tục là nguồn lây nhiễm bệnh, khiến bạn tái nhiễm hoặc thậm chí lây lan cho mọi người trong gia đình hay không?

Người nhiễm biến thể Omicron có tái nhiễm… Omicron?

Tin sáng 13/3: Khi nào có thể coi bạn đã "an toàn" sau mắc COVID-19?; sao Việt nào 2 lần là FO? - Ảnh 7.

Người nhiễm Omicron vẫn có thể tái nhiễm Omicron biến thể phụ khác. Ảnh: P.V

Trước câu hỏi một người nhiễm biến thể Omicron có thể tái nhiễm Omicron hay không, theo BS Phạm Hùng Vân, về mặt miễn dịch, nếu đã nhiễm một biến thể nào đó, người ta khó có nguy cơ nhiễm lại chính nó. Ví dụ như, người đã nhiễm biến thể Delta sẽ không nhiễm lại Delta nhưng có thể nhiễm biến thể Omicron.

Với cơ chế trên, người mắc Omicron có thể sẽ tái nhiễm Omicron, nhưng ở dòng phụ khác. Ví dụ, người đã mắc Omicron BA.2 vẫn có nguy cơ nhiễm BA.1, BA.3. Để xác định chính xác bị nhiễm biến thể nào, có thể thực hiện bằng xét nghiệm PCR.

Các bước tự khai báo, xác nhận F0 trực tuyến

Theo hướng dẫn của Sở Y tế TPHCM, khi có xét nghiệm dương tính, người dân cần chụp hình khay xét nghiệm. Lưu ý phải ghi tên và ngày tháng thực hiện xét nghiệm trên khay trước khi chụp hình. Chụp hình chứng minh nhân dân/thẻ căn cước công dân hoặc giấy tờ tùy thân có dán ảnh.

Người dân cần truy cập vào địa chỉ: https://khaibaof0.tphcm.gov.vn và chọn "khai báo F0", "nhập số điện thoại xác thực" sau đó nhấn vào nút "nhận mã OTP". Hệ thống sẽ tự động gởi mã OTP về số điện thoại vừa nhập dưới dạng SMS. Nhập mã OTP và nhấn nút "tiếp tục". Hệ thống sẽ chuyển sang màn hình "thông tin bệnh nhân F0".

Nhập đầy đủ thông tin cá nhân đính kèm hình ảnh chứng minh nhân dân thẻ căn cước công dân hoặc giấy tờ tùy thân có dán ảnh, tiền sử bệnh nền, tình trạng tiêm vắc xin phòng COVID-19, triệu chứng hiện tại, kết quả xét nghiệm (đính kèm hình ảnh kết quả xét nghiệm dương tính). Sau khi hoàn thành, nhấn nút "lưu" để gửi thông tin người khai báo đến trạm y tế nơi lưu trú.

Hệ thống sẽ gửi tin nhắn xác nhận đã nhận thông tin khai báo về số điện thoại người dân vừa khai báo và sẽ liên hệ để xác minh thông tin. Người khai báo phải khai báo đầy đủ tất cả các thông tin và chịu trách nhiệm về thông tin khai báo.

Khi nhận được tin nhắn thông báo có người khai báo F0, nhân viên trạm y tế của địa phương có trách nhiệm tiếp nhận thông tin, kiểm tra và xử lý theo quy trình.

Khi đủ thời gian cách ly F0 thực hiện xét nghiệm nhanh kháng nguyên. Nếu kết quả xét nghiệm kháng nguyên âm tính, F0 cần chụp hình khay xét nghiệm nhanh kháng nguyên có kết quả âm tính vừa thực hiện được. Cần ghi tên và ngày tháng xét nghiệm lên khay trước khi chụp hình.

Truy cập vào địa chỉ https://khaibaof0.tphcm.gov.vn và chọn "khai báo hoàn thành cách ly" và thực hiện theo hướng dẫn. Trường hợp F0 đã có thông tin trên nền tảng số quản lý COVID-19 (do F0 tự khai báo hoặc các cơ sở y tế nhập thông tin trên phần mềm) hệ thống sẽ chuyển sang màn hình "kết quả xét nghiệm sau khi cách ly", nhập ngày xét nghiệm, kết quả xét nghiệm (đính kèm hình ảnh kết quả xét nghiệm âm tính).

Sau khi hoàn tất, nhấn nút "lưu" để gửi thông tin kết quả xét nghiệm âm tính trong thời gian cách ly đến trạm y tế nơi lưu trú. Hệ thống sẽ gởi tin nhắn về số điện thoại người dân vừa khai báo và sẽ gửi giấy xác nhận hoàn thành cách ly qua địa chỉ email của người khai báo. Trường hợp không có email, người dân sẽ phải đến Trạm Y tế để nhận xác nhận hoàn thành thời gian cách ly.

Ca COVID-19 tăng rất cao nhưng tử vong giảm, tỉ lệ trên tổng ca nhiễm giảm sâu

Tin sáng 13/3: Sao Việt nào 2 lần mắc COVID-19?;  - Ảnh 3.

Nhân viên y tế lấy mẫu cho người dân phường 3, quận Bình Thạnh, TP.HCM - Ảnh: DUYÊN PHAN

Thống kê hằng ngày của Bộ Y tế cho thấy số mắc mới trong 1 tháng gần đây liên tục tăng cao: Ngày 11/3 trên 169.100 ca COVID-19; 10-3 trên 160.670 ca COVID-19; 9/3 trên 164.570 ca COVID-19; 8-3 là trên 162.430 ca COVID-19. Trong khi đó, số tử vong luôn giữ được mức dưới 100 ca/ngày (trung bình trong tuần là 83 ca/ngày).

Riêng ngày 11/3 số mắc gần cán mốc 170.000 ca/ngày, cao nhất từ trước đến nay, nhưng số tử vong giảm xuống mức thấp nhất trong 1 tháng qua và xuống gần mức tháng 10-2021, thời điểm mới kết thúc giãn cách xã hội kéo dài và số mắc mới giảm sâu.

Bộ Y tế cũng cho biết tỉ lệ tử vong/tổng số mắc đã giảm dần và hiện giảm xuống còn 0,8%, trong khi cao điểm nhất tỉ lệ này lên đến trên 2,2%. Tại TP.HCM, địa phương có số mắc và tử vong cao nhất nước cho đến nay, tỉ lệ tử vong/số mắc đã giảm xuống mức 3,8%, trong khi giai đoạn cao điểm tỉ lệ này là trên 4%.

Bộ Y tế cho biết đang tiếp tục theo dõi số tử vong và tỉ lệ tử vong hằng ngày, từ đó có những hướng dẫn mới trong phòng chống dịch, trong đó tiến đến xem xét COVID-19 là bệnh lưu hành khi số tử vong tiếp tục giảm sâu.

Bác sĩ Trương Hữu Khanh: Omicron nhiều biến chủng phụ, có nên lo tái nhiễm?

Bây giờ đã có BA.3. Nếu đi sâu vào phân tích gene, mai này có thể có thêm BA.4, 5, 6 nhưng bệnh lý y chang nhau thì không cần bàn.

Một biến chủng virus có nhiều nhánh, nhiều dòng khác nhau không phải chuyện lạ, không phải chỉ có ở SARS-CoV-2. Lúc trước, "biến chủng Ấn Độ" cũng có mấy nhánh nhưng rồi Delta cũng lấn át. BA.2 lây nhanh thì sẽ nhanh chóng lấn át BA.1.

Về chuyện tái nhiễm, mắc BA.1 Omicron rồi có thể mắc lại BA.2? Câu trả lời là có thể nhưng cực hiếm và cũng ở người có cơ địa đặc biệt. Theo một nghiên cứu của Đan Mạch thì tỉ lệ chỉ là một vài phần triệu, hiếm như thế thì không phải bàn.

Nhiễm Delta rồi có thể tái nhiễm Omicron, tỉ lệ chừng 5%-10% nhưng cũng nhẹ. Tái nhiễm nhẹ là vì lần mắc bệnh trước cũng đã cung cấp cho cơ thể một lượng kháng thể nhất định rồi, mà bản chất Omicron là nhẹ.

Còn nhiễm Omicron thì không sợ tái nhiễm Delta nữa, mà Delta có thể đã biến mất trong một số cộng đồng. Bởi lẽ, con virus nào lây nhanh hơn thì con đó sẽ lấn át.

Nhiều địa phương vẫn cho phép F0 không triệu chứng đi làm

K.N (th)
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Vụ kè sông ở Bắc Kạn bị thiệt hại do xả lũ: UBND tỉnh gửi 'tối hậu thư' đến nhà máy thuỷ điện Thác Giềng 1

Vụ kè sông ở Bắc Kạn bị thiệt hại do xả lũ: UBND tỉnh gửi 'tối hậu thư' đến nhà máy thuỷ điện Thác Giềng 1

Thời sự - 27 phút trước

GĐXH - UBND tỉnh Bắc Kạn đã ra văn bản chỉ đạo nhà máy thuỷ điện Thác Giềng 1 trong sự việc, xả lũ gây ảnh hưởng dự án kè khắc phục sạt lở bờ sông Chu, sông Cầu đoạn qua thị trấn Đồng Tâm, huyện Chợ Mới, tỉnh Bắc Kạn.

Hai phi công vụ rơi máy bay ở Bình Định được tặng thưởng Huân chương Bảo vệ Tổ quốc

Hai phi công vụ rơi máy bay ở Bình Định được tặng thưởng Huân chương Bảo vệ Tổ quốc

Thời sự - 4 giờ trước

GĐXH - Đại tá Nguyễn Văn Sơn, Thượng tá Nguyễn Hồng Quân (2 phi công trong vụ rơi máy bay ở Bình Định) được tặng thưởng Huân chương Bảo vệ Tổ quốc hạng Ba vì có thành tính xuất sắc trong nhiệm vụ huấn luyện bay.

Hiện trường phát hiện 150 bộ hài cốt ở Hà Nội

Hiện trường phát hiện 150 bộ hài cốt ở Hà Nội

Thời sự - 8 giờ trước

Nhiều bộ hài cốt được phát hiện khi cải tạo đường và hệ thống thoát nước ngõ 167 Tây Sơn (quận Đống Đa, Hà Nội) được di dời trong đêm.

Điệp khúc thời tiết tái diễn tại Hà Nội và miền Bắc trước khi đón 2 đợt không khí lạnh tăng cường

Điệp khúc thời tiết tái diễn tại Hà Nội và miền Bắc trước khi đón 2 đợt không khí lạnh tăng cường

Thời sự - 12 giờ trước

GĐXH – Theo dự báo thời tiết, trước khi đón đợt không khí lạnh tăng cường vào ngày 25 và 27/11, Hà Nội và miền Bắc tiếp tục tái diễn kiểu thời tiết lạnh về đêm và sáng, trưa chiều nắng hanh.

Gần 100 chiến sĩ công an, người nhái, lực lượng địa phương tìm kiếm nạn nhân mất tích trên sông Hương

Gần 100 chiến sĩ công an, người nhái, lực lượng địa phương tìm kiếm nạn nhân mất tích trên sông Hương

Thời sự - 13 giờ trước

Hàng trăm cán bộ, chiến sĩ công an, người nhái và các lực lượng phối hợp đã tham gia tìm kiếm 2 nạn nhân mất tích sau khi xe tải chở rác đâm sập lan can cầu treo Bình Thành (xã Bình Thành, thị xã Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế), rơi xuống sông Hương.

Bắc Kạn: Dự án nhà máy thủy điện Khuổi Nộc 2 bị 'tuýt còi' do tận thu cát sỏi để khai thác vàng

Bắc Kạn: Dự án nhà máy thủy điện Khuổi Nộc 2 bị 'tuýt còi' do tận thu cát sỏi để khai thác vàng

Thời sự - 1 ngày trước

GĐXH - UBND tỉnh Bắc Kạn vừa yêu cầu đình chỉ hoạt động tận thu cát, cuội, sỏi làm vật liệu xây dựng tại dự án thủy điện Khuổi Nộc 2 huyện Na Rì do có dấu hiệu lợi dụng giấy phép tận thu vật liệu xây dựng để khai thác vàng trái phép.

Quận Nam Từ Liêm xử lý triệt để vi phạm tại ngõ 8 phố Tôn Thất Thuyết sau phản ánh của Gia đình và Xã hội

Quận Nam Từ Liêm xử lý triệt để vi phạm tại ngõ 8 phố Tôn Thất Thuyết sau phản ánh của Gia đình và Xã hội

Thời sự - 1 ngày trước

GĐXH - Sau phản ánh của chuyên trang Gia đình và Xã hội (Báo Sức Khỏe và Đời sống), UBND quận Nam Từ Liêm cho biết sẽ chỉ đạo Công an Quận, Đội thanh tra GTVT thường xuyên kiểm tra, xử lý nếu phát sinh việc dừng đỗ, thu tiền trông giữ phương tiện trái phép tại ngõ 8 đường Tôn Thất Thuyết, thuộc phường Mỹ Đình 2, quận Nam Từ Liêm.

Xác định danh tính hai nạn nhân mất tích vụ xe chở rác rơi xuống sông

Xác định danh tính hai nạn nhân mất tích vụ xe chở rác rơi xuống sông

Thời sự - 1 ngày trước

GĐXH - Lực lượng chức năng đã xác định được danh tính 2 nạn nhân mất tích trong vụ xe chở rác húc văng thành rơi xuống sông Hữu Trạch (Thừa Thiên Huế) vào sáng 21/11.

Thời tiết Hà Nội 3 ngày tới: Nhiệt độ Thủ đô hạ thấp nhất bao nhiêu độ khi đón không khí lạnh?

Thời tiết Hà Nội 3 ngày tới: Nhiệt độ Thủ đô hạ thấp nhất bao nhiêu độ khi đón không khí lạnh?

Thời sự - 1 ngày trước

GĐXH – Theo dự báo thời tiết Hà Nội 3 ngày tới, do ảnh hưởng của không khí lạnh tăng cường lệch Đông nên thời tiết Thủ đô duy trì đêm và sáng trời lạnh, ngày nắng hanh. Mức nhiệt thấp nhất từ 21-23 độ.

Hiện trường lặn tìm 2 người trên xe rác rơi xuống sông mất tích

Hiện trường lặn tìm 2 người trên xe rác rơi xuống sông mất tích

Thời sự - 1 ngày trước

GĐXH - Lực lượng chức năng tỉnh Thừa Thiên Huế đang triển khai tìm kiếm 2 người mất tích do xe rác rơi xuống sông.

Top