Tin sáng 21/2: 1/4 sinh viên trong lớp trở thành F0 sau một tuần học trực tiếp; Bắc Ninh triển khai một loạt biện pháp mạnh
GiadinhNet - Sau một tuần học trực tiếp, nhiều trường đại học đối diện với số lượng sinh viên mắc COVID-19 tăng chóng mặt; UBND tỉnh Bắc Ninh có văn bản tăng cường các biện pháp phòng chống dịch COVID-19 để ổn định cuộc sống của người dân nhằm tập trung phát triển kinh tế-xã hội.
1/4 sinh viên trong lớp trở thành F0 sau một tuần học trực tiếp
Bắt đầu từ ngày 14/2, nhiều trường đại học trên cả nước đã có quyết định cho sinh viên trở lại trường. Tuy nhiên, niềm vui đến trường chưa được bao lâu thì đã bị bủa vây bởi nỗi lo sợ mắc COVID-19.
Lê Thị Mai Hương (19 tuổi) hiện là sinh viên năm nhất tại Học viện Phụ nữ Việt Nam, cho biết trong tuần đầu đi học, lớp đã có hơn 10 bạn là F0 và F1. Trong bối cảnh như vậy, Hương luôn cảm thấy lo lắng mỗi khi mở khẩu trang để uống nước hay hít thở. Với việc đi học trực tiếp, Hương đã phải tiếp xúc với nhiều người trong không gian kín.
Mai Hương chia sẻ: "Người bạn hôm trước mình vừa mới làm quen và ngồi cạnh trong 4 tiết học, ngày hôm sau đã trở thành F1. Vậy nên sau một tuần học tập tại trường, bản thân mình thấy không an toàn và rất lo lắng".
Đáng chú ý hơn, lớp của Nguyễn Minh (21 tuổi, sinh viên năm thứ 3) có 31 thành viên cũng đã ghi nhận 1/4 số này trở thành F0 sau một tuần đi học trực tiếp. Việc hàng ngày nhận tin bạn bè trở thành F1, F0 đã trở thành một việc thường tình với nữ sinh. Thậm chí, có một học phần của N.M phải hoãn lại vì giảng viên đã mắc Covid-19.
Chia sẻ với Dân trí, Mai Linh (19 tuổi, Học viện Chính sách và Phát triển) cũng cho biết lớp của em hiện vẫn đi học khá đầy đủ. Chỉ có em và một số bạn khác là F0 và F1 nên phải thực hiện cách li theo dõi tại nhà. Mỗi khi tới trường, Linh luôn lo lắng không biết liệu có bạn nào đang ủ bệnh hay không.
Theo Mai Hương, lý do các ca dương tính ở Hà Nội tăng nhanh chóng là số lượng người đổ về tăng nhanh. Bên cạnh đó, các chính sách bình thường mới, như mở lại các khu trung tâm thương mại, rạp phim, quán ăn, cùng biến thể mới mạnh mẽ khiến việc nhận biết F0 và xác định nguồn lây càng khó khăn.
Trong tuần đầu quay lại, Nguyễn Minh cảm thấy phương án đi học trực tiếp không thật sự cần thiết vì mọi người đã quen với việc học online. Việc triển khai học trực tuyến sẽ giúp lịch trình sinh viên linh hoạt hơn và giảm căng thẳng không đáng có cho mọi người.
Linh bổ sung: "Theo em, việc đi học nên được thực hiện song song giữa trực tiếp và trực tuyến. Nếu có thể thì nên tạm dừng việc học trực tiếp để kiểm soát dịch trước". Đối với các học phần ưu tiên thực hành, Mai Hương mong nhà trường sẽ xem xét thay đổi thời gian học để sinh viên có điều kiện tốt hơn.
Đối với Hương và Linh - những sinh viên năm nhất, được đến trường sau thời gian dài là một điều hạnh phúc và mới mẻ. Tuy nhiên, cả hai sẵn sàng chờ đợi cơ hội được gặp gỡ, làm quen và học tập với bạn bè khi tình hình dịch được cải thiện.
Trong khi một số trường đại học sớm cho học trực tiếp, nhiều trường như Học viện Báo chí và Tuyên truyền vẫn chưa có động thái cho sinh viên đi học trở lại do lo ngại dịch bệnh. Tối 18/2, Học viện Báo chí và Tuyên truyền đã đăng thông báo khẩn hoãn việc học trực tiếp.
Yên Bái lập chốt đo thân nhiệt người đi chợ
Thành phố Yên Bái vừa ban hành văn bản tạm dừng nhiều hoạt động đông người từ 0h ngày 19/2 trước diễn biến dịch bệnh phức tạp, số ca dương tính trong cộng đồng cao.
Cụ thể, yêu cầu tạm dừng hoạt động các cơ sở kinh doanh dịch vụ có nguy cơ lây nhiễm cao như vũ trường, quán bar, internet, trò chơi điện tử, làm tóc, làm đẹp, bán hàng rong, bán vé xổ số dạo, hoạt động tập luyện thể dục thể thao ngoài trời tại các khu vực công cộng, karaoke, mát xa, các cơ sở cung ứng tập luyện thể dục thể thao trong nhà...
Tạm dừng tổ chức các hoạt động tại các cơ sở tôn giáo, tín ngưỡng, các giải thi đấu thể thao, hoạt động văn hóa, văn nghệ, lễ hội, hoạt động của các di tích, bảo tàng…
Tạm dừng tiệc cưới, hỏi, các hoạt động liên hoan, gặp mặt, tân gia. Đối với việc tổ chức lễ tang tại gia đình cần tổ chức gọn nhẹ và phải đảm bảo các quy định về phòng chống dịch.
Đối với các dịch vụ ăn uống (nhà hàng/quán ăn, bia hơi, cafe...) chỉ bán hàng mang về. Khuyến khích người dân mua bán hàng hóa thiết yếu theo hình thức online, sử dụng thương mại điện tử và dịch vụ giao nhận hàng tại nhà.
Các chợ được phép hoạt động nhưng phải thực hiện các biện pháp bảo đảm an toàn phòng, chống dịch như trang bị phòng hộ cho nhân viên, lập chốt kiểm soát tại các lối ra, vào chợ; đo thân nhiệt người đến chợ, bố trí đầy đủ phương tiện, vật tư để rửa tay, sát khuẩn và bảo đảm giãn cách khi tiếp xúc.
Dừng việc dạy học trực tiếp đối với học sinh mầm non; tổ chức học tập trực tuyến đối với trường tiểu học, trường trung học cơ sở.
Ngày 19/2, UBND tỉnh Yên Bái ra công điện khẩn về tăng cường các biện pháp tiếp thực hiện "thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch bệnh COVID-19".
Dịch bệnh COVID-19 diễn biến phức tạp, Bắc Ninh triển khai một loạt biện pháp mạnh
Dịch bệnh COVID-19 đang diễn biến phức tạp trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh sau kỳ nghỉ Tết Nguyên đán Nhâm Dần 2022. Dự báo trong những ngày tới số ca mắc có thể còn tăng cao do nhiều ca bệnh không có triệu chứng, nguồn lây tiềm ẩn trong cộng đồng, tần suất di chuyển và mức độ giao lưu của người dân sau nghỉ Tết vẫn rất cao.
Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Ninh yêu cầu Các Sở, ban, ngành, đoàn thể tỉnh và UBND các huyện, thành phố đẩy mạnh tuyên truyền, nâng cao ý thức trách nhiệm, chủ động thực hiện các biện pháp PCD trong cộng đồng, trong các cơ quan, đơn vị, nhà máy, xí nghiệp, cơ sở giáo dục,… Tuyệt đối không được chủ quan lơ là, tự giác khai báo y tế, tuân thủ 5K; khuyến khích người dân tự làm xét nghiệm SARS-CoV-2 khi thấy có dấu hiệu nghi ngờ mắc COVID-19.
Đồng thời, tăng cường kiểm tra công tác phòng, chống dịch tại các nhà hàng, khách sạn, cơ sở lưu trú, chợ, siêu thị… Các huyện, thành phố chủ động nắm chắc tình hình, rà soát bổ sung, điều chỉnh kịp thời kịch bản, phương án đáp ứng phòng, chống dịch phù hợp với diễn biến cụ thể trên địa bàn, đặc biệt trước khả năng gia tăng đột biến các ca bệnh sau dịp Tết.
TP Buôn Ma Thuột: Nhiều giáo viên và học sinh mắc COVID-19, tạm dừng học trực tiếp từ mầm non đến lớp 6
Sáng 20/2, UBND TP Buôn Ma Thuột tỉnh Đắk Lắk đã có công văn hỏa tốc về việc áp dụng các biện pháp phòng chống dịch COVID-19 trong các trường học trên địa bàn thành phố.
Theo UBND TP Buôn Ma Thuột, hiện nay tình hình dịch bệnh COVID-19 trên địa bàn thành phố đang diễn biến phức tạp, liên tiếp những ngày gần đây số ca nhiễm tăng cao, đặc biệt trong ngày 19/2 có 378 ca.
Khi triển khai hoạt động dạy học trực tiếp từ ngày 7 đến này 19/2, toàn thành phố có 43 giáo viên (trong đó: mầm non 15, tiểu học 20 và THCS 8 giáo viên) và 425 học sinh (trong đó; mầm non 40, tiểu học 261, THCS 124 em) dương tính với SARS-CoV-2.
Tỷ lệ tiêm vaccine từ mũi 2 đối với cán bộ, giáo viên, nhân viên của các trường học đạt 99,54%, tỉ lệ học sinh từ 12 tuổi trở lên tiêm vaccine mũi 2 đạt 97%. Đối tượng học sinh mầm non, tiểu học và khối lớp 6 chưa được tiêm vaccine phòng COVID-19.
Để đảm bảo an toàn sức khỏe cho học sinh và tiếp tục hoạt động dạy học trực tiếp, UBND TP Buôn Ma Thuột chỉ đạo tạm dừng dạy học trực tiếp đối với bậc mầm non, tiểu học và lớp 6 trên địa bàn thành phố từ ngày 21-2 c/o đến khi có thông báo mới. Giao Phòng Giáo dục và Đào tạo triển khai phương án dạy học trực tuyến đối với bậc học tiểu học và lớp 6.
Vệ sinh, khử khuẩn thế nào khi có F0 cách ly trong nhà?
Theo TS.BS Nguyễn Thị Thanh Hà, Phó Chủ tịch Hội kiểm soát nhiễm khuẩn TP.HCM, khi gia đình có F0 cách ly tại nhà, cần chuẩn bị phương tiện, hóa chất (chất tẩy rửa, chất sát khuẩn) cũng như các kỹ thuật vệ sinh.
Việc vệ sinh bằng chất lau rửa có chứa xà phòng hoặc thuốc tẩy giúp làm giảm mầm bệnh trên bề mặt và giảm nguy cơ lây nhiễm từ bề mặt.
Người nhà cần lên danh mục những vị trí, vật dụng, thiết bị cần vệ sinh, khử khuẩn. Bao gồm đồ dùng xung quanh người bệnh hoặc được người bệnh sử dụng thường xuyên, các vị trí trong nhà thường xuyên chạm vào như tay nắm cửa, bàn và công tắc đèn.
Khi sử dụng các hóa chất phải có găng tay vì có thể gây tổn thương da tay. Chú ý đeo khẩu trang khi thực hiện vệ sinh.
Cần đọc kỹ và làm theo hướng dẫn cách pha loãng hóa chất trên nhãn, bao bì.
Để vệ sinh bề mặt, có thể sử dụng chất tẩy rửa, xà phòng, dung dịch có clo với nồng độ 0,1%. Tuy nhiên, ở nơi F0 ho, khạc đờm, chuyên gia khuyến cáo nên sử dụng clo có nồng độ 0,5%. Khi giặt quần áo của F0, nồng độ clo là 0,05%.
Thời gian tiếp xúc tối thiểu của clo với các tác nhân là 10 phút, sau đó mới lau sạch lại. Lau bề mặt theo đường zic zắc, từ nơi sạch sang nơi bẩn.
Với các thiết bị điện tử, có thể dùng dung dịch cồn từ 60-80% để vệ sinh. Nếu nồng độ cồn thấp hơn sẽ không có tác dụng, ở nồng độ cao hơn lại có nguy cơ cháy nổ.
Trước khi lau thiết bị điện tử, cần rút hết phích cắm khỏi nguồn điện để đảm bảo an toàn.
Người mắc COVID-19 nên ăn, uống như thế nào?
Theo bác sĩ Tiến, trường hợp mắc COVID-19 không triệu chứng có thể tập trung thực hiện chế độ ăn tương tự người khỏe mạnh bình thường.
Cụ thể, những F0 này được khuyến cáo ăn đủ nhu cầu, đa dạng và phối hợp từ 15 đến 20 loại thực phẩm, đồng thời thay đổi chúng thường xuyên trong ngày.
Khẩu phần ăn hàng ngày cần có sự phối hợp ở tỷ lệ cân đối giữa nguồn chất đạm động vật và thực vật (thịt, cá, trứng, sữa, tôm, cua, hải sản hay đậu, đỗ,...) cũng như chất béo động vật, thực vật.
Nên sử dụng các loại chất béo có nguồn gốc từ cá, đậu đỗ, dầu thực vật. Ngược lại, F0 cần hạn chế các chất béo từ thịt gia cầm và gia súc như gà, vịt, lợn, bò,...
Ngoài ra, người bệnh COVID-19 không triệu chứng cũng nên sử dụng chất đạm đa dạng từ nhiều nguồn khác nhau. Tuy nhiên, cần hạn chế các loại thịt đỏ (bò, lợn, cừu,...) ở ngưỡng khoảng 70-80 g/ngày/người. Đồng thời, tăng cường cá, hải sản, trứng, sữa, thịt gia cầm, các loại đậu đỗ,...
Đối với F0 có triệu chứng nhẹ (ho, sốt, mất mùi, vị)
"Do yếu tố tinh thần cùng tác động của SARS-CoV-2, F0 thường mệt mỏi, chán ăn, ăn không ngon. Vì vậy, người bệnh có thể chia nhiều bữa trong ngày (khoảng 5 bữa/ngày) và không ăn quá no, gây khó thở (dễ nhầm lẫn với diễn biến của bệnh)", bác sĩ Tiến cho hay.
Chuyên gia của Viện Dinh dưỡng Quốc gia khuyến cáo các món ăn nên được chế biến ở dạng mềm, thái nhỏ, hầm kỹ để dễ tiêu hóa và hấp thu tốt hơn.
Người bệnh cũng nên ăn các món luộc, hấp, nấu thay cho việc chiên, rán, nướng do cách làm này gây khó tiêu hóa. Đồng thời, F0 cũng cần được thay đổi món ăn thường xuyên, tránh đơn điệu để tăng cảm giác ngon miệng.
"Khi chán ăn, người bệnh có thể bổ sung sữa và các sản phẩm của sữa với số lượng khoảng 2 cốc/ngày. Nếu ăn không ngon miệng hoặc khó tiêu hóa, F0 cần bổ sung thêm probiotic (men tiêu hóa) mỗi ngày 2 lần, đồng thời sử dụng viên vitamin tổng hợp, khoáng chất cho người lớn, hay dạng siro/cốm với trẻ em. Việc làm này giúp người bệnh có cảm giác đói, thèm ăn, ăn ngon hơn, từ đó cơ thể sớm bình phục", bác sĩ Tiến gợi ý.
TP.HCM: Chùm F0 tại một tu viện ở quận Gò Vấp đã được kiểm soát
Trao đổi với Tuổi Trẻ Online sáng 20/2, ông Nguyễn Trí Dũng - Chủ tịch UBND quận Gò Vấp (TP.HCM) - cho biết từ một học sinh F0 đang lưu trú tại một tu viện ở phường 5, quận Gò Vấp, ngành y tế lấy mẫu xét nghiệm tất cả người ở tu viện này, phát hiện 54 ca dương tính gồm 53 học sinh và 1 tu sĩ.
Nhận thấy có sự lây nhiễm ở tu viện, UBND phường cùng trạm y tế phường đã nhanh chóng kiểm tra, hướng dẫn cách chăm sóc, điều trị F0, theo dõi F1. Đồng thời tạm phong tỏa toàn bộ khuôn viên tu viện, thông báo và phối hợp các trường học có học sinh lưu trú tại tu viện để tầm soát.
Ngày 18/2, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP.HCM cùng Trung tâm Y tế quận đã đến làm việc, xử lý chùm ca nhiễm trên. Đồng thời lấy mẫu xét nghiệm PCR ngẫu nhiên 10 ca F0 để giải trình tự gene, tầm soát biến chủng Omicron.
Hiện chùm ca nhiễm trên đã được khoanh vùng. Phần lớn các em đang học cấp 2, đều đã tiêm vaccine, tình trạng sức khỏe ổn. Được sự đồng thuận của phụ huynh, các em đang cách ly tại tu viện.
Nhiều tỉnh đang ghi nhận ca mắc COVID-19 mới tăng mạnh
Gần 100 chiến sĩ công an, người nhái, lực lượng địa phương tìm kiếm nạn nhân mất tích trên sông Hương
Thời sự - 40 phút trướcHàng trăm cán bộ, chiến sĩ công an, người nhái và các lực lượng phối hợp đã tham gia tìm kiếm 2 nạn nhân mất tích sau khi xe tải chở rác đâm sập lan can cầu treo Bình Thành (xã Bình Thành, thị xã Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế), rơi xuống sông Hương.
Bắc Kạn: Dự án nhà máy thủy điện Khuổi Nộc 2 bị 'tuýt còi' do tận thu cát sỏi để khai thác vàng
Thời sự - 11 giờ trướcGĐXH - UBND tỉnh Bắc Kạn vừa yêu cầu đình chỉ hoạt động tận thu cát, cuội, sỏi làm vật liệu xây dựng tại dự án thủy điện Khuổi Nộc 2 huyện Na Rì do có dấu hiệu lợi dụng giấy phép tận thu vật liệu xây dựng để khai thác vàng trái phép.
Quận Nam Từ Liêm xử lý triệt để vi phạm tại ngõ 8 phố Tôn Thất Thuyết sau phản ánh của Gia đình và Xã hội
Thời sự - 15 giờ trướcGĐXH - Sau phản ánh của chuyên trang Gia đình và Xã hội (Báo Sức Khỏe và Đời sống), UBND quận Nam Từ Liêm cho biết sẽ chỉ đạo Công an Quận, Đội thanh tra GTVT thường xuyên kiểm tra, xử lý nếu phát sinh việc dừng đỗ, thu tiền trông giữ phương tiện trái phép tại ngõ 8 đường Tôn Thất Thuyết, thuộc phường Mỹ Đình 2, quận Nam Từ Liêm.
Xác định danh tính hai nạn nhân mất tích vụ xe chở rác rơi xuống sông
Thời sự - 15 giờ trướcGĐXH - Lực lượng chức năng đã xác định được danh tính 2 nạn nhân mất tích trong vụ xe chở rác húc văng thành rơi xuống sông Hữu Trạch (Thừa Thiên Huế) vào sáng 21/11.
Thời tiết Hà Nội 3 ngày tới: Nhiệt độ Thủ đô hạ thấp nhất bao nhiêu khi đón không khí lạnh tăng cường?
Thời sự - 16 giờ trướcGĐXH – Theo dự báo thời tiết Hà Nội 3 ngày tới, do ảnh hưởng của không khí lạnh tăng cường lệch Đông nên thời tiết Thủ đô duy trì đêm và sáng trời lạnh, ngày nắng hanh. Mức nhiệt thấp nhất từ 21-23 độ.
Hiện trường lặn tìm 2 người trên xe rác rơi xuống sông mất tích
Thời sự - 18 giờ trướcGĐXH - Lực lượng chức năng tỉnh Thừa Thiên Huế đang triển khai tìm kiếm 2 người mất tích do xe rác rơi xuống sông.
Cơ quan chức năng tỉnh Phú Thọ hỏi thăm các gia đình trong vụ đuối nước thương tâm
Thời sự - 19 giờ trướcGĐXH - Công an tỉnh Phú Thọ và Quỹ Bảo trợ Trẻ em Việt Nam, Sở LĐ-TB&XH và UBND huyện Tam Nông đã đến thăm hỏi, động viên và hỗ trợ gia đình 5 học sinh bị đuối nước thương tâm xảy ra ở xã Hiền Quan.
Khoảnh khắc xe chở rác húc văng thành cầu rơi xuống sông, 2 người mất tích
Thời sự - 19 giờ trướcGĐXH - Đoạn video ghi lại cho thấy, xe chở rác BKS 75C – 044.83 khi di chuyển đến giữa cầu treo Bình Thành bất ngờ mất lái, va chạm và tông văng thành cầu bên phải rồi rơi xuống sông.
Toàn cảnh hiện trường vụ xe khách tông xe bồn trên cao tốc Phan Thiết - Dầu Giây khiến 12 người thương vong
Thời sự - 20 giờ trướcGĐXH - Vụ tai nạn trên cao tốc Phan Thiết - Dầu Giây làm phụ xe ô tô khách tử vong, 11 người trên xe khách bị thương được đưa tới bệnh viện cấp cứu.
Xe khách tông xe bồn trên đường cao tốc, phụ lái tử vong, 11 người bị thương
Thời sự - 21 giờ trướcXe khách do tài xế tỉnh Phú Yên điều khiển trên đường cao tốc Phan Thiết – Dầu Giây (Bình Thuận) tông vào xe bồn khiến 12 người thương vong.
Gió mùa Đông Bắc liên tiếp dồn xuống, miền Bắc sắp rét đậm, rét hại?
Thời sựGĐXH – Theo dự báo thời tiết, vào ngày 25 và 27/11, bộ phận không khí lạnh được tăng cường trở lại ảnh hưởng đến nhiều nơi ở miền Bắc.