Hà Nội
23°C / 22-25°C

Tôi nhất quyết buông bỏ 7 thứ "rác" đã tích trữ 3 năm trong nhà

Thứ sáu, 14:15 10/01/2025 |

Nghĩ lại, tôi cảm thấy hối hận vì đã khư khư tích trữ những thứ "chật nhà" này.

Người Trung Quốc có câu:"Đừng tích trữ đồ, cuộc sống mới hạnh phúc". Nhiều người tranh cãi vì họ cho rằng điều này là đi ngược với quan điểm nên tiết kiệm, giữ gìn đồ đạc. 

Thế nhưng sau khi dọn về nhà mới khoảng 3 năm, đồ đạc chất đầy đến mức không còn chỗ thở, tôi quyết định thử "dọn dẹp cuộc sống" bằng cách vứt bỏ những thứ không cần thiết. Kết quả là tôi mới nhận ra câu nói đó thực sự đúng.

Rất nhiều món đồ ta giữ lại với suy nghĩ "sẽ có lúc cần dùng", nhưng ngày qua ngày cuối cùng trở thành rác. Cuối cùng, ta vẫn phải vứt bỏ, điển hình như 7 thứ quen thuộc sau.

1. Bát đũa dùng 1 lần

Trước đây, mỗi lần gọi đồ ăn ngoài, tôi đều thích giữ lại bát, đũa, thìa dùng một lần. Dần dần, tôi tích cả một ngăn kéo đầy với suy nghĩ nếu có bạn bè ghé chơi, dùng những món đồ 1 lần này rất tiện lợi, không phải rửa sau khi ăn.

Tôi nhất quyết buông bỏ 7 thứ


Nhưng sau này mới biết, bát đũa dùng 1 lần hoàn toàn không đảm bảo vệ sinh. Bạn đến chơi mà cho họ dùng những thứ đó thì quá xấu hổ. Ngăn kéo đựng bát đũa dùng 1 lần của tôi thì chật không còn chỗ đựng cái khác, cuối cùng phải vứt hết.

Nếu nhà bạn cũng đang có mấy món như thế, đừng tiếc nữa, hãy dọn dẹp ngay để không gian nhà thêm thoáng đãng nhé.

Tôi nhất quyết buông bỏ 7 thứ


2. Hộp đựng đồ ăn ngoài

Mỗi lần lướt mạng, thấy các video hướng dẫn tái chế đồ cũ thành vật dụng hữu ích, tôi đều muốn thử làm theo. Vậy nên, sau mỗi lần nhận đồ ăn ship về nhà, tôi thường giữ lại hộp nhựa, chồng chất trong nhà với ý định sẽ dùng để đựng đồ linh tinh. Kết quả là hộp cứ tích đầy còn tôi thì vẫn chưa từng động tay.

Tôi nhất quyết buông bỏ 7 thứ


Thực tế, hầu hết hộp đựng đồ ăn ngoài đều làm từ chất liệu rẻ tiền, để lâu dễ bị giòn, hỏng khi gặp nắng. Đó là chưa kể chúng chứa đầy vi khuẩn và chất độc hại.

Vì vậy, nếu nhà bạn cũng đang chất đầy hộp nhựa đựng đồ ăn thì cũng nên vứt ngay để bảo vệ sức khỏe và giữ cho không gian sạch sẽ.

Tôi nhất quyết buông bỏ 7 thứ


2. Túi nilon

Từ túi mua quần áo đến túi đựng rau củ, túi nào còn sạch là tôi đều giữ lại với suy nghĩ "sẽ có lúc cần dùng".

Tôi nhất quyết buông bỏ 7 thứ


Nhưng thực tế lại không như mong đợi. Dùng túi nilon tích trữ để đựng rác, không ít lần tôi gặp cảnh nước rỉ ra ngoài, túi thì dễ rách, khiến rác đổ tung tóe khắp nơi, bẩn vô cùng. Tóm lại rác thì nên mua túi đen riêng, đừng gom túi nilon làm gì vừa tốn công, vừa chật nhà mà tính thực dụng thì không cao.

Tôi nhất quyết buông bỏ 7 thứ


4. Thùng giấy

Tương tự, mỗi lần mua sắm online hay nhận được hàng đựng trong thùng giấy, tôi đều không nỡ vứt mà giữ lại hết, chất đống trong nhà. Nghĩ bụng, để vài tháng rồi gom lại bán, chắc cũng kiếm được vài chục nghìn.

Tôi nhất quyết buông bỏ 7 thứ


Nhưng sự thật phũ phàng là, sau bao nhiêu tháng tích trữ, tôi chỉ bán được chưa tới 50.000 đồng. Nghĩ lại thì tôi chỉ thấy hối hận vô cùng. Đống thùng giấy không những làm nhà cửa lộn xộn, mà số tiền thu được cũng chẳng đáng là bao. 

Vậy nên tôi đã thay đổi: Thùng giấy sẽ được gấp gọn và đặt ngay cạnh thùng rác trong khu để các cô lao công tiện thu gom. Không phải cái gì cũng nên giữ lại đâu, đôi khi buông bỏ sẽ khiến cuộc sống thoải mái hơn nhiều.

Tôi nhất quyết buông bỏ 7 thứ


5. Quần áo giá rẻ

Mua sắm online ngày càng phát triển, quần áo ra đủ mẫu mã xinh xắn mà giá thì chỉ trong vòng 100 - 200.000 đồng khiến người tiêu dùng nhìn là chỉ muốn mua về. Tôi cũng không ngoại lệ, áo quần chất đống, nghĩ rằng tuy chất liệu không tốt nhưng mẫu mã ổn, mặc vài lần rồi bỏ cũng không tiếc.

Tôi nhất quyết buông bỏ 7 thứ


Nhưng kết quả là, quần áo rẻ mua về chưa chắc cái nào cũng mặc được, cứ tích đống ngày càng nhiều chật cả tủ. Sau này, tôi quyết định không mua quần áo giá rẻ nữa và mạnh tay dọn dẹp. Ngay lập tức tủ đồ trở nên gọn gàng, ngăn nắp hơn hẳn.

Tôi nhất quyết buông bỏ 7 thứ


Lời khuyên dành cho bạn là đừng ham rẻ mà mua nhiều quần áo chất lượng thấp. Hãy đầu tư vào những món chất lượng tốt hơn, vừa bền vừa đẹp.

6. Gói gia vị

Mỗi lần ăn mì gói hay đồ ăn sẵn không dùng hết gói gia vị, tôi thường giữ lại và gom chung vào một chỗ, nghĩ rằng sau này sẽ có lúc cần dùng.

Tôi nhất quyết buông bỏ 7 thứ


Nhưng thực tế thì sao? Tôi quên bẵng mất chỗ gói gia vị ấy. Đến khi dọn dẹp bếp gần đây mới phát hiện rất nhiều gói đã hết hạn, thậm chí còn mọc cả nấm mốc. Vậy nên ai thích tích gói gia vị, nếu biết không thể dùng sớm được thì cũng nên bỏ luôn thói quen này để bếp đỡ bừa bộn mà ăn uống cũng đảm bảo hơn.

Tôi nhất quyết buông bỏ 7 thứ


7. Cốc trà sữa

Ngày nay, các ly trà sữa được thiết kế ngày càng chắc chắn và đẹp mắt. Nhiều lần uống xong tôi thấy tiếc nên không nỡ vứt, cứ để lại trong nhà.

Lướt mạng, thấy các blogger tái chế ly trà sữa thành giỏ đựng đồ xinh xắn, tôi cũng hào hứng làm thử. Nhưng dù cố gắng đến mấy, sản phẩm của tôi vẫn chẳng đẹp được như trên mạng. Đặt trong nhà nhìn vẫn rẻ tiền, cuối cùng tôi lại phải vứt đi.

Tôi nhất quyết buông bỏ 7 thứ


Nếu bạn cũng định giữ ly trà sữa để tái chế, tôi khuyên nên cân nhắc. Thay vì mất công, tốt nhất hãy mua hẳn một chiếc giỏ đựng đồ đẹp và chất lượng hơn. Vừa tiết kiệm thời gian, vừa khiến nhà cửa gọn gàng hơn nhiều.

Tôi nhất quyết buông bỏ 7 thứ


Nguồn: Toutiao 

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Soi độ giàu của Phạm Tuấn Hải - nhân vật chỉ cần 8 phút để khiến người Thái sốc nặng

Soi độ giàu của Phạm Tuấn Hải - nhân vật chỉ cần 8 phút để khiến người Thái sốc nặng

- 1 giờ trước

GĐXH - Khá kín tiếng nhưng Tuấn Hải cũng có những chia sẻ đáng chú ý về cuộc sống cá nhân.

Rửa rau ngót thế nào cho đúng?

Rửa rau ngót thế nào cho đúng?

- 6 giờ trước

Việc rửa rau ngót đúng cách giúp bạn làm sạch rau một cách hiệu quả mà không mất đi nguồn dinh dưỡng quý giá.

Tại sao nên trồng cây lựu trước nhà?

Tại sao nên trồng cây lựu trước nhà?

- 6 giờ trước

Nhiều người thích trồng cây lựu trước nhà không chỉ vì loài cây này đẹp hay nhiều bộ phận có thể dùng làm thuốc chữa bệnh.

Treo túi lá ngải cứu ở đầu giường có tác dụng gì?

Treo túi lá ngải cứu ở đầu giường có tác dụng gì?

- 6 giờ trước

Nhiều người thường treo túi lá ngải cứu ở đầu giường, thỉnh thoảng thay ngải cứu mới; bạn có biết cách làm này có tác dụng gì?

Tuổi Giáp Tý 1984 nên chọn tuổi nào xông đất 2025?

Tuổi Giáp Tý 1984 nên chọn tuổi nào xông đất 2025?

- 6 giờ trước

GĐXH - Khi lựa chọn người xông đất cho gia chủ tuổi Giáp Tý 1984, không chỉ cần xem xét sự hợp tuổi mà còn phải đảm bảo người đó có tính cách ổn định và mang lại năng lượng tích cực cho gia đình.

Gia chủ tuổi Tân Dậu 1981 nên chọn tuổi nào xông nhà trong năm 2025?

Gia chủ tuổi Tân Dậu 1981 nên chọn tuổi nào xông nhà trong năm 2025?

- 7 giờ trước

GĐXH - Để có thể thu hút được vận khí tốt và tài lộc, gia chủ tuổi Tân Dậu cần lựa chọn người xông nhà phù hợp, mang lại sự may mắn và thuận lợi trong mọi mặt của cuộc sống như sự nghiệp, tài chính, tình duyên và sức khỏe.

Các tuổi xông đất năm 2025 hợp tuổi gia chủ tuổi Canh Thân 1980

Các tuổi xông đất năm 2025 hợp tuổi gia chủ tuổi Canh Thân 1980

- 9 giờ trước

GĐXH - Xông đất là một phong tục quan trọng trong văn hóa dân gian của người Việt, đặc biệt vào dịp Tết Nguyên Đán. Đây là một hành động được quan niệm mang lại may mắn và tài lộc cho gia đình trong suốt một năm mới.

Tại sao cần để lại 1-3-5-7-9 chân nhang sau khi tỉa chân nhang bát hương những ngày cuối năm 2024 ?

Tại sao cần để lại 1-3-5-7-9 chân nhang sau khi tỉa chân nhang bát hương những ngày cuối năm 2024 ?

- 12 giờ trước

GĐXH – Việc tỉa chân nhang bát hương những ngày cuối năm là việc tâm linh có truyền thống lâu đời của người Việt. Thế nhưng, không phải ai cũng hiểu rõ lí do vì sao sau khi tỉa chân nhang lại cần phải để lại 1-3-5-7-9 chân nhang.

Sự thật hình ảnh 'ngôi nhà của Xuân Son' ở Nam Định gây sốt MXH

Sự thật hình ảnh 'ngôi nhà của Xuân Son' ở Nam Định gây sốt MXH

- 1 ngày trước

GĐXH - Hình ảnh ngôi nhà xinh xắn được nhiều fanpage chia sẻ cùng những dòng mô tả. Vậy sự thực đằng sau hình ảnh này là gì?

Cách xử lý khi ô tô ngập bùn đất

Cách xử lý khi ô tô ngập bùn đất

- 1 ngày trước

Ô tô ngập bùn là vấn đề thường gặp trong mùa mưa bão, lũ lụt, vậy cách xử lý ra sao để giảm tối đa thiệt hại?

Top