Hà Nội
23°C / 22-25°C

Tổn thương chằng chịt cơ thể do bị sứa độc đốt khi tắm biển

Chủ nhật, 21:25 08/07/2018 | Sống khỏe

Đang lặn biển, người đàn ông 40 tuổi cảm thấy đâm sầm vào con sứa lớn, lên bờ bắt đầu ngứa rát, buốt thấu xương.

Đang điều trị ngày thứ 10 tại Trung tâm chống độc, Bệnh viện Bạch Mai (Hà Nội), bệnh nhân không thể quên cảm giác buốt đến rùng mình, toàn bộ mặt, lưng sưng phù nề sau ít phút chạm vào sứa biển. Trên lưng anh chằng chịt vết thương như bị roi đánh.

Chiều 25/6 anh tắm biển Quan Lạn (Quảng Ninh). Vừa lặn xuống nước, anh đâm sầm vào con sứa rất to, sau đó ngứa rát nên vội vàng trồi lên mặt nước. Lên bờ, anh đứng dưới vòi nước ngọt để trôi hết nọc của sứa biển thì bỗng thấy buốt thấu xương. Cả vùng lưng, mặt, cổ đều xuất hiện các vết tổn thương. Anh đến Trung tâm Chống độc ở Bệnh viện Bạch Mai điều trị, chỉ 5-6 giờ sau toàn bộ vùng mặt, lưng, cổ sưng vù. Ngoài anh còn có 3 người nữa bị sứa đốt nhưng nhẹ hơn.

Tổn thương chằng chịt trên cổ, mặt, lưng của bệnh nhân sau 10 ngày bị sứa đốt. Ảnh: P.T.
Tổn thương chằng chịt trên cổ, mặt, lưng của bệnh nhân sau 10 ngày bị sứa đốt. Ảnh: P.T.

Một bệnh nhân khác cũng bị sứa biển đốt đang điều trị tại Bệnh viện Bạch Mai. Khi ấy xuống biển chị vướng phải sứa, đau nhói nên lên bờ xát chanh vào vết ngứa rát. Đến ngày thứ 9 sau chuyến đi biển, trên cổ tay và ngón tay của chị bắt đầu xuất hiện các nốt mụn nước li ti, ngứa, rát. Ngày 3/7, không thể chịu đựng thêm chị đến Bệnh viện Bạch Mai khám và được chỉ định nhập viện.

Bác sĩ Nguyễn Trung Nguyên, Phụ trách Trung tâm chống độc, Bệnh viện Bạch Mai cho biết, các bệnh nhân đang được điều trị vì tổn thương sau khi bị sứa đốt. Khi sứa đốt, nó phóng ra hàng nghìn gai cực nhỏ cắm vào da nạn nhân và giải phóng chất độc. Đây là nguyên nhân xuất hiện các nốt mẩn đỏ trên da. Thông thường, vết đốt bị ngứa, rát, phỏng nước nhưng cũng có những vết đốt gây ra những triệu chứng dị ứng nghiêm trọng như khó thở, chóng mặt, choáng váng, buồn nôn, hoặc tim đập nhanh.

Xử trí khi bị sứa đốt:

- Khi bị sứa đốt, bạn nên ra khỏi nước một cách bình tĩnh, tuyệt đối không gãi vùng bị đốt hoặc chạm tay vào nó. Các xúc tu có thể vẫn cắm vào da, việc gãi hoặc chạm vào sẽ khiến bạn bị đốt nhiều hơn.

- Không dùng nước uống, nước ngọt tắm để rửa vết sứa đốt bởi nó có thể làm tăng sự phóng độc, gây rát buốt. Thay vào đó dùng nước muối để rửa vết thương. Những người bị sứa đốt nên ngâm mình trong nước biển sẽ không bị tổn thương nặng nề như khi lên bờ, tắm tráng.

- Có thể dùng giấm, nước chanh tươi dội vào vùng tổn thương.

- Loại bỏ các xúc tu sứa cắm trên da, rửa lại da và che bằng gạc.

- Đa số phản ứng kích thích da sẽ dịu xuống sau vài ngày, nhưng nếu không đỡ, đau rát hơn hãy đến cơ sở y tế để được hướng dẫn điều trị.

Theo Phương Trang


VnExpress

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Tags:
Bài tập nào tốt nhất cho người bệnh rối loạn tiền đình?

Bài tập nào tốt nhất cho người bệnh rối loạn tiền đình?

Sống khỏe - 2 giờ trước

Rối loạn tiền đình có biểu hiện nổi bật là chóng mặt. Các bài tập thở hay bài tập toàn thân giúp người bệnh giảm triệu chứng và giảm thời gian tái phát.

Chế độ ăn cho người bị tiêu chảy

Chế độ ăn cho người bị tiêu chảy

Bệnh thường gặp - 6 giờ trước

Khi bị tiêu chảy, cơ thể thường mất nước và chất điện giải, do đó thực hiện chế độ ăn đúng rất cần thiết để nâng cao sức đề kháng, giảm mệt mỏi.

Câu hỏi thường gặp liên quan đến thiểu năng tuần hoàn não

Câu hỏi thường gặp liên quan đến thiểu năng tuần hoàn não

Sống khỏe - 8 giờ trước

Thiểu năng tuần hoàn não là bệnh có thể gặp ở mọi lứa tuổi nhưng phổ biến nhất ở người cao tuổi, đặc biệt là người lao động trí óc.

Người bệnh tiểu đường ăn dưa hấu thế nào để ổn định đường huyết và không tăng cân?

Người bệnh tiểu đường ăn dưa hấu thế nào để ổn định đường huyết và không tăng cân?

Sống khỏe - 8 giờ trước

GĐXH - Người bệnh tiểu đường nên ăn dưa hấu ở dạng nguyên bản, không chế biến thành nước ép hay sinh tố vì sẽ khiến lượng dưa hấu nhiều hơn, có tải lượng đường huyết rất cao, lại không có chất xơ...

Trào ngược dạ dày thực quản: Sự khó chịu và cách cải thiện

Trào ngược dạ dày thực quản: Sự khó chịu và cách cải thiện

Sống khỏe - 9 giờ trước

Trào ngược dạ dày thực quản đang có xu hướng gia tăng, bệnh gây ra các ảnh hưởng sức khỏe nếu không được điều trị đúng cách. Vậy đâu là nguyên nhân gây trào ngược dạ dày và cách nào để cải thiện?

3 quan niệm sai lầm về tiết canh khiến người ăn phải 'trả giá' bằng tính mạng

3 quan niệm sai lầm về tiết canh khiến người ăn phải 'trả giá' bằng tính mạng

Sống khỏe - 12 giờ trước

Đáng buồn là ca tử vong nghi ngộ độc sau bữa cỗ có tiết canh dê vừa xảy ra ở Thái Bình không phải là hi hữu, thực tế đã có một số trường hợp tương tự. Nguyên nhân nào khiến không ít người dân thờ ơ với sức khỏe, thậm chí là tính mạng của mình khi vẫn coi tiết canh là món khoái khẩu?

Loại rau mùa hè tốt cho người bệnh tiểu đường và giải độc gan an toàn, hiệu quả

Loại rau mùa hè tốt cho người bệnh tiểu đường và giải độc gan an toàn, hiệu quả

Bệnh thường gặp - 1 ngày trước

GĐXH - Rau diếp cá tốt cho người bệnh tiểu đường, giải độc gan, lợi tiểu... rất thích hợp để sử dụng trong những ngày nắng nóng.

Thái Bình: 1 người tử vong, nhiều người phải nhập viện sau khi ăn tiết canh dê

Thái Bình: 1 người tử vong, nhiều người phải nhập viện sau khi ăn tiết canh dê

Y tế - 1 ngày trước

Một người tử vong, hàng chục người phải nhập viện sau khi ăn bữa cỗ có món tiết dê tại TP Thái Bình, nghi do ngộ độc thực phẩm.

Hội chứng bàng quang kích thích là gì, điều trị thế nào?

Hội chứng bàng quang kích thích là gì, điều trị thế nào?

Bệnh thường gặp - 1 ngày trước

Hội chứng bàng quang kích thích là một dạng viêm bàng quang với các triệu chứng như đi tiểu nhiều lần, tiểu không tự chủ... Bệnh gây nhiều phiền toái cho người bệnh, cản trở sinh hoạt hàng ngày.

2 học sinh ở TPHCM nhập viện sau khi ăn mì Ý sốt cà ở trường

2 học sinh ở TPHCM nhập viện sau khi ăn mì Ý sốt cà ở trường

Y tế - 1 ngày trước

Sau khi ăn món mì Ý sốt cà tại trường, 2 học sinh có dấu hiệu bất thường về sức khỏe, phải nhập viện vì nghi ngờ ngộ độc thực phẩm. Tuy nhiên, kết quả xét nghiệm lại không phát hiện tác nhân gây bệnh.

Top