Hà Nội
23°C / 22-25°C

Trả giá đắt vì dùng mật ong phòng bệnh sai cách!

Thứ sáu, 17:40 25/03/2022 | Sống khỏe

GiadinhNet - Chữa ho sau khi mắc COVID-19 chưa xong, bà Minh Hằng (Hà Nội) lại tiếp tục bị những cơn đau răng hành hạ sau nhiều ngày ngậm mật ong để là dịu họng và giảm ho.

Chuyên gia hướng dẫn cách chăm sóc trẻ bị sụt sịt, tắc mũi do nhiễm COVID-19Chuyên gia hướng dẫn cách chăm sóc trẻ bị sụt sịt, tắc mũi do nhiễm COVID-19

GiadinhNet - Vệ sinh mũi cho trẻ khi bị nhiễm COVID-19 là cần thiết để loại bỏ virus, vi khuẩn, nấm, và giúp bé thoải mái hơn trong ăn uống, sinh hoạt hàng ngày. Tuy nhiên không phải cha mẹ nào cũng làm đúng.


Theo chia sẻ của bà Hằng, do thường xuyên mắc đờm và ho dai dẳng sau khi đã khỏi COVID-19, bà thường xuyên ngậm mật ong nguyên chất để làm dịu họng và tiêu đờm, kể cả tối trước khi đi ngủ.

Tuy nhiên, thời gian gần đây, răng của bà xuất hiện nhiều đốm đen và thường xuyên nhức buốt. Sau khi kiểm tra tại phòng khám nha khoa, các bác sĩ cho biết nguyên nhân gây nhức răng là do những lỗ sâu do dùng quá nhiều đồ ngọt. Bà giật mình khi biết rất có thể do bà dùng mật ong sai cách.

Trả giá đắt vì dùng mật ong phòng bệnh sai cách! - Ảnh 2.

Mật ong tốt nhưng nếu dùng sai cách sẽ để lại nhiều hậu quả khôn lường. Ảnh minh hoạ

Thực tế, mật ong không thể giúp cơn ho của bạn biến mất hoàn toàn, nhưng nó được xem là một phương thuốc làm dịu và giảm cơn ho hiệu quả khi dùng đúng cách. Mật ong nếu dùng đúng cách cũng sẽ là giải pháp ngăn ngừa sâu răng hiệu quả nhờ khả năng kháng khuẩn. Nhưng nếu dùng sai cách lại là nguyên nhân gây sâu răng.

Theo Cơ sở Dữ liệu Dinh dưỡng quốc gia - Bộ nông nghiệp Hoa Kỳ (USDA), khoảng 82% mật ong chứa đường và nó có thể dễ dàng phá hủy men răng nếu tiêu thụ nhiều. Bởi việc tiêu thụ nhiều đường mỗi ngày sẽ làm cho răng yếu hơn vì bị ăn mòn men răng, phát sinh vết ố trên răng. Mật ong có một chút axit trong tự nhiên và có thể làm phát sinh sâu răng bằng cách thu hút vi khuẩn axitophilic.

Nếu muốn bảo vệ sức khỏe răng miệng và ngăn ngừa sâu rặng, bạn cần hạn chế tiêu thụ quá nhiều mật ong hàng ngày.

Theo khuyến cáo, mỗi ngày không nên dùng quá khoảng 10 muỗng cà phê, tương đương 50 ml mật ong nguyên chất. Thay vì sử dụng một lần, bạn nên chia thành nhiều thời điểm bởi vào mỗi thời điểm, mật ong sẽ phát huy một tác dụng khác nhau.

Theo khuyến cáo, dùng mật ong sai cách không chỉ gây sâu răng mà còn để lại nhiều hậu quả khó lường:

Trả giá đắt vì dùng mật ong phòng bệnh sai cách! - Ảnh 3.

Ảnh minh hoạ

 Làm tăng lượng đường trong máu

Mật ong không tốt cho những người mắc bệnh tiểu đường vì lượng đường cao trong đó. Mật ong không chứa bất kỳ chất xơ nào có nghĩa là tiêu thụ mật ong có thể làm tăng mức đường trong máu. Vì vậy, nếu bạn bị tiểu đường hoặc nếu bạn đang bị tình trạng lượng đường trong máu thấp thì bạn nên thận trọng khi ăn mật ong.

Gây táo bón, đầy hơi

Mật ong tốt cho hệ tiêu hóa của chúng ta và giúp giữ hệ này khỏe mạnh. Tuy nhiên, ăn quá nhiều mật ong có thể dẫn đến các tình trạng như co thắt dạ dày, tiêu chảy, táo bón và đầy hơi. Ngoài ra quá nhiều mật ong cũng sẽ làm làm cản trở khả năng hấp thụ chất dinh dưỡng của ruột non.

Gây huyết áp thấp

Uống mật ong quá nhiều thì các thành phần trong mật ong còn là nguyên nhân gây ra tình trạng huyết áp thấp. Đặc biệt, đối với những người có tiền sử huyết áp thấp thì ăn nhiều mật ong sẽ rất nguy hiểm, dần làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến tim. Vì vậy, những người có huyết áp thấp tốt nhất nên sử dụng mật ong theo chỉ định của bác sĩ.

Gây tăng cân

Uống mật ong với nước ấm hoặc nước chanh làm giảm cân, giúp giảm thêm calo và là đồ uống lý tưởng với những ai thừa cân. Tuy nhiên, ăn quá nhiều mật ong lại khiến chúng ta béo phì, do mật ong có nhiều đường dễ dàng hấp thụ vào máu và làm tăng cân béo phì vì lượng calo cao có trong đó.

F0 sau khi khỏi bệnh cần làm gì để không lo tái nhiễm?F0 sau khi khỏi bệnh cần làm gì để không lo tái nhiễm?

GiadinhNet - Ai cũng có khả năng tái nhiễm Covid-19, thậm chí tái nhiễm nhiều lần. Vì vậy, F0 đã khỏi bệnh tuyệt đối không được chủ quan, bởi âm tính không có nghĩa là miễn nhiễm Covid suốt đời.

Vụ bà Nguyễn Phương Hằng, đừng đánh tráo khái niệm, pháp luật không có ngoại lệ!

M.H (th)
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Đau đầu, sốt không đỡ, nam thanh niên 22 tuổi rơi vào hôn mê

Đau đầu, sốt không đỡ, nam thanh niên 22 tuổi rơi vào hôn mê

Y tế - 1 phút trước

GĐXH - Bệnh nhân được bạn cùng phòng phát hiện trong tình trạng lơ mơ, gọi hỏi không đáp nên nhanh chóng đưa đi cấp cứu.

Bộ Y tế thông tin nhanh về những trường hợp mắc bệnh chưa rõ nguyên nhân tại Nga

Bộ Y tế thông tin nhanh về những trường hợp mắc bệnh chưa rõ nguyên nhân tại Nga

Y tế - 30 phút trước

GĐXH - Đến thời điểm hiện tại, thông tin ban đầu từ Cơ quan Đầu mối thực hiện Điều lệ Y tế quốc tế (IHR) của WHO tại khu vực châu Âu, một số trường hợp bệnh đã xác định nguyên nhân gây bệnh là do nhiễm vi khuẩn Mycoplasma.

Đo đường huyết tại nhà, có dấu hiệu đường huyết này cần gặp bác sĩ sớm

Đo đường huyết tại nhà, có dấu hiệu đường huyết này cần gặp bác sĩ sớm

Bệnh thường gặp - 3 giờ trước

GĐXH - Việc theo dõi chỉ số đường huyết tại nhà mỗi ngày sẽ giúp người bệnh tiểu đường kiểm soát và chăm sóc sức khỏe tốt hơn.

Công thức đi bộ 5-4-5 là gì, tại sao lại giúp chúng ta sống lâu hơn?

Công thức đi bộ 5-4-5 là gì, tại sao lại giúp chúng ta sống lâu hơn?

Bệnh thường gặp - 7 giờ trước

Đi bộ là hình thức tập thể dục đơn giản nhất, nhưng bí quyết để làm cho nó hiệu quả hơn không phải là đi bộ nhiều hơn mà là đi bộ thông minh hơn…

Người phụ nữ mắc bệnh tiểu đường cải thiện chứng mệt mỏi, ổn định đường huyết nhờ làm việc này

Người phụ nữ mắc bệnh tiểu đường cải thiện chứng mệt mỏi, ổn định đường huyết nhờ làm việc này

Bệnh thường gặp - 7 giờ trước

GĐXH - Sau khi được hướng dẫn lại kỹ thuật tiêm Insulin, điều chỉnh vị trí tiêm do trước đây thực hiện chưa đúng... người bệnh đã cải thiện chứng thường xuyên mệt mỏi, đường huyết thất thường...

6 loại trái cây có hàm lượng magiê cao

6 loại trái cây có hàm lượng magiê cao

Sống khỏe - 19 giờ trước

Magiê rất cần thiết cho chức năng thần kinh, điều hòa huyết áp, kiểm soát lượng đường trong máu và duy trì sức khỏe xương… nhưng nhiều người không có đủ lượng magiê trong cơ thể làm ảnh hưởng tới các quá trình này.

Nam thanh niên 28 tuổi suy tim, không đi lại được do thói quen rất nhiều bạn trẻ hay gặp

Nam thanh niên 28 tuổi suy tim, không đi lại được do thói quen rất nhiều bạn trẻ hay gặp

Sống khỏe - 19 giờ trước

GĐXH - Bệnh nhân được đưa đến viện do tăng cân mất kiểm soát, khó thở, phù to hai chân. Được biết, bệnh nhân thường xuyên uống nước ngọt, trà sữa, có tiền sử béo phì, gout mạn tính.

NSƯT Chí Trung tiết lộ lý do sức khỏe, căn bệnh anh mắc nguy hiểm thế nào?

NSƯT Chí Trung tiết lộ lý do sức khỏe, căn bệnh anh mắc nguy hiểm thế nào?

Bệnh thường gặp - 1 ngày trước

GĐXH - Căn bệnh u mỡ mà NSƯT Chí Trung mắc phải là khá phổ biến, thường không gây ra những cảm giác đau đớn và nó có thể xuất hiện ở bất kỳ vị trí nào trên cơ thể.

3 nhóm người nên hạn chế ăn khoai lang

3 nhóm người nên hạn chế ăn khoai lang

Bệnh thường gặp - 1 ngày trước

Có phải mọi người đều có thể ăn khoai lang một cách an toàn và ngon miệng? Thực tế không hoàn toàn như vậy, dù khoai lang là thực phẩm bổ dưỡng nhưng vẫn có một số người nên hạn chế.

Hé lộ về loại rượu khiến 6 du khách phải cấp cứu, người trẻ nhất tử vong

Hé lộ về loại rượu khiến 6 du khách phải cấp cứu, người trẻ nhất tử vong

Sống khỏe - 1 ngày trước

Liên quan đến vụ 6 du khách bị ngộ độc rượu, trong đó có nam thanh niên tử vong, qua xác minh ban đầu, các ngành chức năng xác định đây là rượu sơ ri, có nguồn gốc từ tỉnh Tiền Giang.

Top