Trầm cảm ở tuổi vị thành niên: 'Ngòi nổ' âm thầm hủy hoại tâm hồn trẻ
GĐXH - Trầm cảm ở tuổi vị thành niên luôn để lại những hệ lụy đau lòng. Câu chuyện từ 2 ca lâm sàng tại bệnh viện được các chuyên gia phân tích, cảnh báo thực sự đáng suy ngẫm.

Trầm cảm ở tuổi vị thành niên và những nỗi đau từ gia đình
Trầm cảm ở tuổi vị thành niên đang là vấn đề đáng lo ngại. Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), 10-20% trẻ vị thành niên trải qua ít nhất một rối loạn tâm thần, trong đó trầm cảm là phổ biến nhất. Tại Việt Nam, báo cáo tỷ lệ này dao động 5-8%, nhưng nhiều trường hợp vẫn bị bỏ sót do thiếu hiểu biết.
Qua hai ca lâm sàng đau lòng, bài viết này phân tích sâu về nguyên nhân, dấu hiệu cảnh báo cùng giải pháp phòng ngừa từ chuyên gia.

Báo động tình trạng trầm cảm ở tuổi vị thành niên. Ảnh minh hoạ
Ca lâm sàng 1: Nữ sinh 19 tuổi và sự sụp đổ từ những mâu thuẫn gia đình
Bệnh nhân N.T.L (19 tuổi, sinh viên đại học) vào Viện Sức khỏe Tâm thần (5/2024) vì buồn chán, có ý định tự sát bằng cách treo cổ.
Là con cả trong gia đình có hai chị em, L. luôn cảm thấy bị thiệt thòi khi bố mẹ dành tình cảm và quà tặng nhiều hơn cho em trai. Mâu thuẫn giữa hai chị em thường xuyên xảy ra, dù bố mẹ vẫn yêu thương con cái.
Lên đại học, L. sống xa nhà, kết bạn mới và tạm thời vui vẻ. Tuy nhiên, khi bố đột ngột ốm nặng, cô rơi vào trạng thái lo lắng, mất ngủ, chán ăn, sụt 3kg trong 2 tuần. Cô không còn hứng thú với học tập, xa lánh bạn bè, thường xuyên nghĩ đến cái chết và lên kế hoạch tự sát (mua dây về treo cổ).
Gia đình đưa L đến Viện Sức khỏe tâm thần, Bệnh viện Bạch Mai thăm khám. Qua đánh giá lâm sàng và khai thác bệnh sử, các bác sĩ xác định N.T.L đang ở giai đoạn trầm cảm nặng không kèm triệu chứng loạn thần, có hành vi tự sát.
Ca lâm sàng 2: Nữ sinh 15 tuổi và nỗi đau từ bạo lực gia đình
Bệnh nhân N.T.H (15 tuổi, học sinh THCS) nhập viện sau khi uống thuốc diệt chuột tự sát. H. sống với bố từ năm 6 tuổi sau khi bố mẹ ly dị. Bố thường xuyên uống rượu, mắng chửi vô cớ và cấm con liên lạc với mẹ.

Nỗi đau từ bạo lực gia đình. Ảnh minh họa: ANTĐ
Ở trường, H. bị bạn bè xa lánh, bắt nạt, nhưng không nhận được sự hỗ trợ từ gia đình. Cô dần thu mình, mất ngủ, cắt tay tự hủy hoại và cuối cùng uống thuốc tự hủy hoại bản thân. Qua thăm khám tại Viện Sức khỏe tâm thần, các bác sĩ chẩn đoán: H bị trầm cảm nặng kèm hành vi tự sát, stress kéo dài.
Thông điệp từ hai ca bệnh
Cả hai trường hợp đều cho thấy trầm cảm ở tuổi vị thành niên thường khởi phát từ áp lực gia đình, mâu thuẫn xã hội và thiếu sự quan tâm kịp thời. Hậu quả không chỉ dừng ở suy giảm học tập mà còn đe dọa tính mạng.
Nguyên nhân sinh bệnh: Đa dạng và phức tạp
Bác sĩ Bùi Văn Lợi, Viện Sức khỏe tâm thần, Bệnh viện Bạch Mai cho biết: Trầm cảm ở tuổi vị thành niên là một vấn đề sức khỏe tâm thần phức tạp, bắt nguồn từ sự tương tác của nhiều yếu tố khác nhau.

Trầm cảm ở tuổi vị thành niên là một vấn đề sức khỏe tâm thần phức tạp
Yếu tố sinh học:
Gen - Di truyền: Trẻ có cha mẹ mắc trầm cảm có nguy cơ cao gấp 2 lần. Các gen như SLC6A4, 5-HTTLPR, BDNF,… liên quan đến điều hòa serotonin.
Mất cân bằng chất dẫn truyền thần kinh: Giảm serotonin (ảnh hưởng tâm trạng), dopamine (mất hứng thú) và norepinephrine (giảm năng lượng). Sự mất cân bằng giữa chất kích thích (glutamate) và ức chế (GABA) cũng góp phần vào rối loạn cảm xúc.
Thay đổi giải phẫu não: Giảm thể tích vùng hồi hải mã, tăng hoạt động hạch hạnh nhân (gây ra các phản ứng sợ hãi căng thẳng thái quá, phản ứng tiêu cực mãnh liệt) và giảm thể tích vỏ não trước trán.
Yếu tố tâm lý - xã hội:
Gia đình: Ly hôn, bạo lực, thiếu quan tâm (như trường hợp H.).
Học đường: Bắt nạt, áp lực thi cử (như L. và H.).
Cá nhân: Tính cách nhạy cảm, khó chia sẻ cảm xúc. Các sự kiện trong cuộc sống (bỏ học, cha mẹ mất, khó khăn tài chính trong gia đình, mất bạn bè hoặc thành viên trong gia đình bị bệnh) cũng có thể là yếu tố nguy cơ.
Những người trải qua các trải nghiệm tiêu cực nghiêm trọng trong thời thơ ấu như bị lạm dụng, bạo hành trải qua các triệu chứng trầm cảm cao hơn khi phải đối mặt với các yếu tố gây căng thẳng hiện tại.
Điều quan trọng cần nhấn mạnh là không phải ai tiếp xúc với trải nghiệm đau thương cũng trở nên chán nản. Tính cách và thời điểm xảy ra các sự kiện đều liên quan đến mối quan hệ giữa trầm cảm và các sự kiện cuộc sống căng thẳng, mặc dù các yếu tố sinh học như chức năng serotonergic cũng bị ảnh hưởng.
Dấu hiệu nhận biết: Đừng bỏ qua những thay đổi nhỏ!
Trầm cảm ở tuổi vị thành niên có thể biểu hiện qua nhiều dấu hiệu khác nhau, đôi khi dễ bị bỏ qua hoặc nhầm lẫn với những thay đổi tâm sinh lý bình thường của lứa tuổi.

Trầm cảm ở vị thành niên đôi khi dễ bị bỏ qua hoặc nhầm lẫn với những thay đổi tâm sinh lý bình thường của lứa tuổi. Ảnh minh hoạ
Cảm xúc:
Buồn bã vô cớ, có thể bao gồm những cơn khóc không rõ lý do.
Cảm thấy vô vọng hoặc trống rỗng.
Tâm trạng cáu kỉnh hoặc khó chịu, dễ tức giận cáu gắt vì những chuyện nhỏ.
Mất hứng thú hoặc niềm vui trong các thú vui sở thích trước đây.
Cảm giác vô giá trị hoặc tội lỗi.
Nhớ về những sự kiện buồn khi còn nhỏ, tự trách bản thân và gia đình.
Cực kỳ nhạy cảm với sự từ chối hoặc thất bại.
Khó suy nghĩ, tập trung, đưa ra quyết định và ghi nhớ mọi thứ.
Cảm giác tương lai thật ảm đạm và u ám.
Thường xuyên nghĩ đến cái chết.
Hành vi:
Mất ngủ hoặc ngủ nhiều hơn so với mức bình thường.
Thay đổi cảm giác ngon miệng: giảm cảm giác thèm ăn và sụt cân, hoặc tăng cảm giác thèm ăn và tăng cân.
Sử dụng rượu hoặc chất để cố làm mình dễ chịu hơn.
Kích động hoặc bồn chồn, đi lại nhiều, không thể ngồi yên.
Kết quả học tập kém hoặc thường xuyên nghỉ học, bỏ học.
Ít chú ý đến vệ sinh cá nhân hoặc ngoại hình.
Bùng nổ cơn giận dữ vô cớ, hành vi gây rối.
Tự làm đau bản thân (hành vi tự gây thương tích)
Lên kế hoạch tự sát hoặc cố gắng tự sát.
Nhận thức:
Giảm tập trung, học tập sa sút, khó đưa ra quyết định.
Ở tuổi dậy thì, trầm cảm thường biểu hiện qua cáu kỉnh thay vì buồn bã, dễ bị nhầm lẫn với "khủng hoảng tuổi teen".
Ngoài ra, trầm cảm ở tuổi vị thành niên có thể đi kèm với các rối loạn đồng mắc khác, bao gồm: Rối loạn liên quan đến sử dụng chất; Rối loạn hoảng sợ; Rối loạn ám ảnh cưỡng bức; Chán ăn tâm thần; Ăn vô độ tâm thần; Rối loạn nhân cách ranh giới.
Có nhiều phương pháp có giá trị trong đánh giá trầm cảm ở vị thành niên, từ xét nghiệm các gen, chất dẫn truyền thần kinh liên quan và các phương pháp chẩn đoán hình ảnh - thăm dò chức năng như chụp cắt lớp vi tính, cộng hưởng từ, cộng hưởng từ chức năng não bộ (fMRI), điện não đồ (thông thường, video, định lượng),… cho đến việc sử một số trắc nghiệm tâm lý như: PHQ-A (Patient Health Questionnaire for Adolescents), RADS (Reynolds Adolescent Depression Scale) Beck Depression Inventory – Youth (BDI-Y),…, góp phần giúp chẩn đoán và theo dõi điều trị.
Phòng ngừa trầm cảm ở tuổi vị thành niên: Sự quan tâm là chìa khóa
Phòng ngừa trầm cảm ở vị thành niên đòi hỏi sự phối hợp chặt chẽ giữa gia đình, nhà trường và xã hội.
Gia đình:
Dành thời gian lắng nghe, tránh so sánh giữa các con.
Can thiệp kịp thời khi trẻ có dấu hiệu bị bắt nạt hoặc stress.
Nhà trường:
Tổ chức hoạt động tư vấn tâm lý, phát hiện sớm học sinh có nguy cơ.
Giáo dục kỹ năng ứng phó với áp lực.
Cá nhân:
Khuyến khích trẻ tham gia thể thao, nghệ thuật để giải tỏa cảm xúc.

Sự quan tâm là chìa khóa phòng ngừa trầm cảm ở tuổi vị thành niên. Ảnh minh hoạ
Khi nào cần đi khám bác sĩ?
Việc phát hiện sớm và điều trị kịp thời đóng vai trò quan trọng trong việc cải thiện tiên lượng của trầm cảm ở vị thành niên. Cần đưa trẻ đi khám bác sĩ chuyên khoa tâm thần khi có các dấu hiệu sau:
Trẻ có ý định tự sát hoặc hành vi tự hủy hoại.
Triệu chứng (buồn chán, mất ngủ, chán ăn) kéo dài trên 2 tuần.
Suy giảm nghiêm trọng học tập, sinh hoạt.
BSCKII. Bùi Văn Lợi (Viện Sức khỏe Tâm thần, BV Bạch Mai) nhấn mạnh: "Trầm cảm không phải là yếu đuối. Đừng ngại tìm kiếm sự giúp đỡ từ chuyên gia. Liệu pháp tâm lý (Liệu pháp nhận thức hành vi – CBT; Liệu pháp kích hoạt hành vi – BA; Liệu pháp tâm lý giữa các cá nhân – IPT…) và thuốc chống trầm cảm (SSRIs) có thể cải thiện trong phần lớn trường hợp; bên cạnh đó còn có nhiều phương pháp điều trị khác cũng chứng minh hiệu quả. Việc phát hiện sớm, can thiệp sớm giúp nâng cao hiệu quả điều trị cũng như phòng ngừa tái phát".
Gia đình: Tránh phán xét, tạo môi trường an toàn để trẻ mở lòng.
Xã hội: Giảm kỳ thị, tăng cường giáo dục về sức khỏe tâm thần.
Trầm cảm ở tuổi vị thành niên là "cơn bão lặng" cần được nhận diện và xử lý kịp thời. Mỗi hành động quan tâm từ gia đình, nhà trường và xã hội đều có thể là chiếc phao cứu sinh cho những tâm hồn non nớt. Hãy lắng nghe, đồng hành và trao đi yêu thương trước khi quá muộn!

Lòng lợn có thể gây nguy hiểm nếu chế biến và ăn theo cách này
Sống khỏe - 10 giờ trướcGĐXH – Theo các chuyên gia, nếu vô tình ăn phải nội tạng của lợn bệnh, nhất là lòng chưa được nấu chín, nguy cơ nhiễm liên cầu lợn, ký sinh trùng hoàn toàn có thể xảy ra, gây hại cho người dùng.

Dấu hiệu đường huyết tăng cao vào ban đêm, người bệnh tiểu đường có dấu hiệu này cần cảnh giác
Bệnh thường gặp - 11 giờ trướcGĐXH - Người bệnh tiểu đường nên nắm rõ dấu hiệu tăng đường huyết vào ban đêm để có biện pháp kịp thời phòng tránh biến chứng.

Đi khám zona thần kinh, người phụ nữ ở Phú Thọ bất ngờ phát hiện khối u tim khổng lồ
Bệnh thường gặp - 12 giờ trướcGĐXH - Bị zona thần kinh vùng thành ngực và đau nhiều ở khu vực bị zona, người bệnh đi khám thì phát hiện khối u nhầy khổng lồ, nguy cơ gây biến chứng nguy hiểm đến tính mạng.

Men gan thấp nguy hiểm không? Người có dấu hiệu này cần cảnh giác
Bệnh thường gặp - 13 giờ trướcGĐXH - Bác sĩ cho biết men gan cao hay men gan thấp đều có thể cảnh báo bệnh gan tiến triển nặng và chức năng gan suy giảm.

Cách tăng tác dụng của hoa đu đủ đực trị bệnh
Sống khỏe - 15 giờ trướcHoa đu đủ đực có nhiều hoạt tính thực vật phong phú, được sử dụng chữa bệnh từ rất lâu. Bên cạnh đó, khi kết hợp loại hoa này với các dược liệu có cùng công dụng sẽ làm tăng tác dụng trị bệnh như ung thư, bệnh hô hấp hay bệnh tiết niệu...

Mắc tay chân miệng, bé gái 14 tháng tuổi ở Hà Nội phải lọc máu liên tục
Y tế - 17 giờ trướcGĐXH - Bệnh nhi được đưa đến viện trong tình trạng có nhiều vết loét trong vòm họng, nốt phỏng nước rải rác vùng mông kèm tình trạng suy hô hấp, suy tuần hoàn.

Bé 14 tuổi ở Phú Thọ đang khỏe mạnh, bất ngờ bị liệt 2 chân từ dấu hiệu nhiều người Việt bỏ qua
Bệnh thường gặp - 20 giờ trướcGĐXH - Trước khi vào viện 3 ngày vì mắc bệnh viêm tủy ngang hiếm gặp, bé 14 tuổi bất ngờ xuất hiện cảm giác tê bì ở chân, tình trạng này nhanh chóng lan rộng khiến em không thể cử động...

Tại sao uống vitamin, chất bổ sung cần ghi nhớ quy tắc 30 phút?
Sống khỏe - 20 giờ trướcNhững người uống vitamin, thực phẩm bổ sung hàng ngày vào mỗi buổi sáng đang bỏ qua một quy tắc quan trọng, có thể âm thầm làm giảm lợi ích của các chất dinh dưỡng quan trọng này mà không hề hay biết...

Hiểu về viêm amidan mạn tính và giải pháp cải thiện từ thảo dược
Sống khỏe - 21 giờ trướcViêm amidan mạn tính là giai đoạn chuyển tiếp của viêm amidan cấp tính. Các triệu chứng viêm amidan mạn tính thường kéo dài dai dẳng và gây ảnh hưởng lớn tới sức khỏe và công việc của người mắc. Vậy đâu là giải pháp đối phó với tình trạng này hiệu quả?

Từ vụ 2 bệnh nhi tự tử bằng thuốc paracetamol: Chuyên gia cảnh báo nguy cơ ngộ độc từ thuốc không kê đơn
Sống khỏe - 23 giờ trướcParacetamol là thuốc hiệu quả và an toàn nếu dùng đúng liều, nhưng nếu dùng quá liều (do vô tình hay cố ý) có thể gây ngộ độc gan nguy hiểm.

Người bệnh tiểu đường cần biết điều này để ổn định đường huyết và 'sống chung' với bệnh
Bệnh thường gặpGĐXH - Người bệnh tiêu đường cần điều chỉnh chế độ ăn uống, hoạt động thể chất và theo dõi tình trạng bệnh thường xuyên... Đây là những điều cần thiết, bất kể bạn mắc bệnh tiểu đường loại nào.