Hà Nội
23°C / 22-25°C

Trăn trở của bác sĩ khi đồng nghiệp nhiễm COVID-19

Thứ sáu, 07:00 10/04/2020 | Y tế

GiadinhNet - Khi đồng nghiệp bị nhiễm COVID-19, các bác sĩ tại Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương dù lo lắng, suy tư nhưng không vì thế mà hoang mang. Đối với họ, việc cần làm trước mắt là rà soát lại toàn bộ công tác chống nhiễm khuẩn tại bệnh viện và tập trung toàn lực điều trị khỏi cho các bệnh nhân.

Trăn trở của bác sĩ khi đồng nghiệp nhiễm COVID-19 - Ảnh 1.

Bác sĩ đeo khẩu trang 24/24h

Mặc dù đã có 27 năm khoác trên mình chiếc áo blouse trắng nhưng có lẽ với đại dịch COVID-19 năm nay, BS Đỗ Thị Phương Mai, Phó Trưởng khoa Nhiễm khuẩn tổng hợp (Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương, cơ sở 2) thấy lo âu hơn cả.

BS Mai cho biết, Khoa Nhiễm khuẩn tổng hợp tại bệnh viện đang có 39 bệnh nhân dương tính. Khoa phải chia ca thành 2 tốp y bác sĩ để thay phiên điều trị cho bệnh nhân. Mỗi tốp làm việc có 3 bác sĩ, 8 điều dưỡng và làm việc liên tục trong 14 ngày. Ngoài ra, một tốp y bác sĩ khác thuộc Khoa Nhiễm khuẩn tổng hợp (cơ sở 1) cũng đã sẵn sàng ứng trực khi có sự quá tải.

Theo BS Mai, từ khi Việt Nam bước vào giai đoạn 2 chống dịch COVID-19, chị và các đồng nghiệp trong Khoa Nhiễm khuẩn tổng hợp chính thức làm việc và sinh hoạt tại bệnh viện. Đến nay, thời gian xa nhà và các con đã hơn 1 tháng. BS Mai cùng các đồng nghiệp đều phải sinh hoạt chung tại nhà ở trong bệnh viện dành riêng cho cán bộ.

Trăn trở của bác sĩ khi đồng nghiệp nhiễm COVID-19 - Ảnh 2.

Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương tập trung toàn lực điều trị khỏi cho các bệnh nhân. ẢNH: BẢO LOAN

BS Mai chia sẻ: "Các nhân viên y tế cũng khá lo lắng về tình hình dịch bệnh. Đặc biệt là khi có đồng nghiệp (bệnh nhân số 116) nhiễm COVID-19 từ bệnh nhân. Tuy nhiên, ngay từ những ngày đầu có dịch, bệnh viện và chúng tôi đã xác định tình hình và đặt ra các giả thiết về diễn biến dịch. Dự phòng được những tính huống đó nên ngay từ đầu, chúng tôi đã phát động phong trào tập huấn cho các cán bộ, nhân viên y tế về quy trình chống nhiễm khuẩn, lấy dịch hầu họng, xử lý các tình huống đảm bảo an toàn chống lây nhiễm chéo tại bệnh viện… cho thành thục. Đặc biệt là công tác lấy dịch hầu họng tất cả bệnh nhân trong điều kiện phải đảm bảo vô khuẩn".

"Chúng tôi phải đeo khẩu trang liên tục để đảm bảo an toàn. Bản thân tôi ở phòng riêng thì giờ nghỉ ngơi, tôi bỏ khẩu trang. Tuy nhiên, các anh chị em khác thì phải đeo khẩu trang cả những lúc đi ngủ, mặc dù mỗi giường cách nhau 2m", BS Mai cho hay.

Trăn trở khi đồng nghiệp nhiễm bệnh

Trăn trở của bác sĩ khi đồng nghiệp nhiễm COVID-19 - Ảnh 3.

BS Đỗ Thị Phương Mai chia sẻ với PV Báo Gia đình & Xã hội.

Mặc dù mọi công tác điều trị, lấy mẫu xét nghiệm đều đảm bảo các nguyên tắc an toàn, thế nhưng điều không mong muốn đã xảy ra, một bác sĩ, từ vai trò điều trị đã trở thành bệnh nhân nhiễm COVID-19.

"Điều không mong muốn đó đã xảy ra khiến ai cũng lo lắng. Lo lắng bởi chính sự nguy hiểm của dịch COVID-19", BS Mai cho hay. Nhắc đến đồng nghiệp của mình là bệnh nhân số 116, BS Mai chia sẻ: "Thời điểm nhận được tin bác sĩ Th nhiễm COVID-19, chúng tôi ai cũng lo lắng, nhưng lo lắng không nghĩa là lo sợ. Th công tác tại khoa Cấp cứu, phụ trách khu vực tiếp nhận sàng lọc, thu dung và điều trị bệnh nhân. Khi Th nhiễm COVID-19 và bị tổn thương phổi, tôi chưa hề nghe được một lời than thở từ bạn ấy. Tuy nhiên, bác sĩ Th lại áy náy bởi đã để bản thân mình nhiễm COVID-19. Thời gian đó, bác sĩ Th rất lo lắng cho đồng nghiệp của mình. Thời điểm đó, tôi quan sát thấy bác sĩ Th không than thở nhưng lại áy náy bởi đã nhiễm COVID-19. Hơn hết, bác sĩ Th lo lắng cho chính những đồng nghiệp đã và đang đồng hành cùng mình tại khoa".

BS Mai cho biết: "Lo lắng không làm được gì cả. Chúng ta phải chặt chẽ hơn nữa trong công tác chống nhiễm khuẩn, cách ly bệnh nhân. Chúng ta phải quyết tâm hơn nữa để ngăn việc bác sĩ nhiễm bệnh. Bởi đây là cả một tập thể nhiều người mà bệnh dịch thì nguy hiểm, diễn biến khó lường, lại có thể lây cho nhiều người".

Theo BS Mai: "Khó khăn lớn nhất của chúng tôi là đến giai đoạn 2 của dịch, lượng bệnh nhân tăng lên nhiều, kèm theo đó là lượng bệnh nhân có biểu hiện lâm sàng nặng cũng tăng. Thậm chí, có những bệnh nhân vừa phải thở máy, lọc máu vừa phải đảm bảo hồi sức cấp cứu tích cực. Với chúng tôi, là bác sĩ điều trị trực tiếp, kể cả ở không gian sinh hoạt hay tại khoa, chúng tôi phải luôn luôn và cố gắng giữ gìn để bệnh nhân được tiến triển tích cực nhất. Bệnh nhân mà bị nặng hơn hoặc bị đẩy vào tình cảnh nặng thì chúng tôi lại làm nặng gánh thêm cho khoa Cấp cứu, khoa Hồi sức tích cực".

Cũng theo BS Mai, những ca bệnh tiến triển nhanh thì vô cùng nhanh. Đơn cử như nhân viên của công ty Trường Sinh được điều trị tại Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương (cơ sở 2). Khi nhập viện thì rất khỏe mạnh nhưng chỉ vài giờ đồng hồ sau đó, bệnh nhân đã rất khó thở, suy hô hấp và buộc bác sĩ phải chuyển đến khoa Cấp cứu để điều trị. Vì vậy, BS Mai khuyến cáo người dân phải thực hiện nghiêm Chỉ thị 16 của Chính phủ về cách ly xã hội. 

Khoa Nhiễm khuẩn tổng hợp (Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương) điều trị các bệnh nhân nhiễm COVID-19 ở thể nhẹ như bệnh nhân nhập viện có triệu chứng viêm hô hấp trên, viêm phổi nhẹ. Bệnh nhân nhập viện sẽ được truyền dịch và dùng thuốc nâng cao thể trạng.

BS Trần Thị Hải Ninh, Trưởng khoa Nội tổng hợp cho biết, đối với nhóm bệnh nhân nhiễm COVID-19 ở thể nặng, tiến triển suy hô hấp rất nhanh, buổi sáng có thể bình thường nhưng buổi chiều chụp CT có thể đã trắng cả phổi. Nhóm bệnh nhân ở thể nặng phải được theo dõi sát sao bởi có thể suy hô hấp bất cứ lúc nào. Khi đã suy hô hấp thì diễn biến xấu rất nhanh. Vì vậy, với những ca bệnh này, các bác sĩ có kinh nghiệm trong điều trị những ca nặng và nguy kịch phải xây dựng chiến lược thở máy với sự khác biệt nhất định. Và điều may mắn cho đến nay là các bệnh nhân nhiễm COVID-19 được điều trị bằng thuốc có trong phác đồ điều trị của Việt Nam và thế giới đều đáp ứng tốt, hiệu quả.

Bảo Loan

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Vụ hơn 500 người ngộ độc bánh mì ở Đồng Nai: Chuyển bé 5 tuổi nguy kịch lên Bệnh viện Nhi đồng 1

Vụ hơn 500 người ngộ độc bánh mì ở Đồng Nai: Chuyển bé 5 tuổi nguy kịch lên Bệnh viện Nhi đồng 1

Y tế - 1 ngày trước

Thêm bệnh nhi rất nặng liên quan vụ hơn 500 người ngộ độc bánh mì ở tỉnh Đồng Nai được chuyển lên Bệnh viện Nhi đồng 1 TPHCM.

PGS.TS Nguyễn Lân Hiếu tiếp tục được bổ nhiệm làm Giám đốc Bệnh viện Đại học Y Hà Nội

PGS.TS Nguyễn Lân Hiếu tiếp tục được bổ nhiệm làm Giám đốc Bệnh viện Đại học Y Hà Nội

Y tế - 1 ngày trước

Hôm nay, 4/5 tại Hà Nội, Chủ tịch Hội đồng trường Đại học Y Hà Nội Tạ Thành Văn đã công bố Nghị quyết của Hội đồng trường và trao Quyết định bổ nhiệm lại Giám đốc Bệnh viện Đại học Y Hà Nội đối với PGS.TS Nguyễn Lân Hiếu.

Cô gái 17 tuổi bị thủy đậu biến chứng nặng, suýt tử vong do điều trị sai cách

Cô gái 17 tuổi bị thủy đậu biến chứng nặng, suýt tử vong do điều trị sai cách

Y tế - 2 ngày trước

GĐXH – Bệnh nhân được đưa vào viện trong tình trạng rất nặng, sốt cao 41 độ, mụn nước và nhiều mụn mủ toàn thân, loét miệng họng, ý thức chậm…

Tự đắp lá vào vết thương, nam bệnh nhân 17 tuổi suýt bị hoại tử cánh tay

Tự đắp lá vào vết thương, nam bệnh nhân 17 tuổi suýt bị hoại tử cánh tay

Y tế - 2 ngày trước

GĐXH - Sau khi bị thương, người bệnh đã được người nhà nhai lá cây và tự ý đắp vào tổn thương theo kinh nghiệm dân gian khiến cho vết thương tiềm ẩn nguy cơ nhiễm trùng, hoại tử gây nguy hiểm cho người bệnh.

Đau đầu kéo dài nhiều tuần, bé gái 9 tuổi được phát hiện bị u màng não

Đau đầu kéo dài nhiều tuần, bé gái 9 tuổi được phát hiện bị u màng não

Y tế - 2 ngày trước

GĐXH – Khi thấy con có biểu hiện đau đầu kéo dài, tăng dần cả cường độ và tần suất trong thời gian dài, gia đình quyết định đưa con đi khám và phát hiện bệnh.

Thông tin mới nhất vụ 328 người bị ngộ độc nghi ăn bánh mì ở Đồng Nai: 2 bệnh nhi trở nặng, phải lọc máu

Thông tin mới nhất vụ 328 người bị ngộ độc nghi ăn bánh mì ở Đồng Nai: 2 bệnh nhi trở nặng, phải lọc máu

Y tế - 2 ngày trước

GĐXH - Cả hai cháu nhập viện trong tình trạng bị suy hô hấp, sốc nhiễm trùng đường tiêu hóa. Trong đó, 1 cháu có thời điểm bị ngưng tim, ngưng thở nhưng đã được các bác sĩ tiến hành hồi sức và tim cháu đã đập trở lại.

328 người nhập viện sau khi ăn bánh mì: 2 trẻ sốc nặng thở máy, mở thêm đơn vị cấp cứu

328 người nhập viện sau khi ăn bánh mì: 2 trẻ sốc nặng thở máy, mở thêm đơn vị cấp cứu

Y tế - 3 ngày trước

Theo UBND TP Long Khánh, tỉnh Đồng Nai, tính đến chiều 2-5, đã có 328 người nhập viện cấp cứu sau khi ăn bánh mì tại tiệm Băng ở phường Xuân Bình

Uống nhầm vitamin D của người lớn, trẻ 6 tháng tuổi nhập viện cấp cứu

Uống nhầm vitamin D của người lớn, trẻ 6 tháng tuổi nhập viện cấp cứu

Y tế - 3 ngày trước

GĐXH - Khi được bác sĩ thông báo trẻ bị ngộ độc vitamin D và đối chiếu với lọ thuốc trẻ uống, gia đình mới phát hiện ra sự nhầm lẫn.

Vừa ra khỏi nhà đi tập thể dục, người phụ nữ Hà Nội gặp tai nạn bất ngờ

Vừa ra khỏi nhà đi tập thể dục, người phụ nữ Hà Nội gặp tai nạn bất ngờ

Y tế - 4 ngày trước

Vừa ra khỏi nhà được 3 phút, đang đi bộ trên đường, chị T. (42 tuổi) bất ngờ bị xe máy chở gà đi cùng chiều đâm phải. Cú đâm khiến chị bị chấn thương ngực kín, tổn thương gan độ 3…

Suýt liệt vĩnh viễn do sử dụng phương pháp dân gian trị đau cột sống

Suýt liệt vĩnh viễn do sử dụng phương pháp dân gian trị đau cột sống

Y tế - 1 tuần trước

Bệnh nhân nữ 53 tuổi, thường trú tại Ba Đồn, Quảng Bình vào viện trong tình trạng yếu nặng 2 chân, nằm liệt giường, tiểu không tự chủ, loét bỏng 2 gan bàn chân.

Top