Tranh cãi đề thi môn ngữ văn: Học sinh nói gì khi yêu cầu biết buông bỏ ?
Đa số học sinh được hỏi đã cho rằng khái niệm về sự 'cố gắng', 'nỗ lực', 'từ bỏ', 'dừng lại'... cần được nhìn nhận theo quan điểm của người trẻ hiện đại, đó là một thế hệ độc lập trong tư duy.
Đề thi môn văn kỳ thi học kỳ 1 lớp 12 tại TP.Đà Nẵng những ngày qua gây ra nhiều dư luận trái chiều, sau khi đưa ra một đoạn trích trong Sống như khi bạn đang ở sân bay của tác giả trẻ Cúc T.
Điểm gây tranh cãi tập trung ở các khái niệm về “nỗ lực”, “cố gắng”, “từ bỏ”, hay quan điểm “buông bỏ, cần nhiều sức mạnh hơn so với sự theo đuổi” và “từ bỏ cũng là một lựa chọn”. Các ý kiến cho rằng đề quá khó đối với học sinh lớp 12 , độ tuổi khó có thể cảm nhận được những cái “từ bỏ”, “buông bỏ”… Ngoài ra, nhiều người nói đề văn đang “dạy” học sinh (HS) bỏ cuộc, không phù hợp với tuổi trẻ đầy nhiệt huyết, khát vọng…

Khó, nhưng... thú vị
Đây là nhận định chung của HS ở Đà Nẵng đối với đề văn. Thú vị do đề mở, có thể tự do nghị luận, đồng thời đưa ra một góc nhìn của người trẻ để tự do nhận định. Điều này khác với việc phân tích một tác phẩm văn học của một nhà văn từ thập niên trước, thế kỷ trước…
Lê Tuấn Hải (lớp 12/22 Trường THPT Phan Châu Trinh), HS chuyên khoa học tự nhiên, cho biết đề bất ngờ, gây lúng túng ban đầu đối với những HS không “mạnh” môn văn. “Tuy nhiên, khi đọc kỹ đề thì thấy phù hợp với người trẻ hiện nay. Em mạnh dạn bắt tay vào làm thì thấy ổn dần, thậm chí thấy viết rất “đã” vì thoải mái thể hiện suy nghĩ của chính mình”, Hải chia sẻ.
Cũng theo Hải, với các bạn có cái nhìn tốt, kỹ năng tốt, biết cách phản biện sẽ làm ổn, thậm chí là hay; còn đối với các bạn học tủ, học lệch thì sẽ gặp khó. Tính phân loại HS theo đó cũng sẽ rất rõ...
Trần Mỹ Ý (lớp 12/25 Trường THPT Phan Châu Trinh) cũng cho rằng đề mở, hơi khó và bất ngờ, nhưng thú vị ở chỗ đánh giá đúng tư duy của HS. Theo bạn, quan trọng không phải chuyện điểm số, mà là đề ra ở thời điểm HS lớp 12 lựa chọn hướng đi của mình, cho thấy có sự quan tâm của các thầy cô, có dụng ý của những người làm trong ngành giáo dục . “Vì đây là sự nhắc nhở bọn em phải cân nhắc đối với các mục tiêu của đời mình, lựa chọn nó một cách tỉnh táo. Đôi khi phải biết chấp nhận từ bỏ mục tiêu này để chọn mục tiêu phù hợp với năng lực nhất để đi đến thành công. Không phải ảo tưởng, phí sức dẫn đến thất bại. Tóm lại, đề hay và đúng thời điểm, cho bọn em thoải mái thể hiện suy nghĩ, quan điểm cá nhân dưới dạng một bài thi”, Mỹ Ý chia sẻ.
Đừng áp đặt cái “buông” của người lớn
Tranh cãi nhiều nhất là đề văn này “không phù hợp” với lứa tuổi, là “dạy” HS từ bỏ, buông bỏ ở độ tuổi cần nỗ lực nhất, khát khao và nhiệt huyết nhất.
Phan Yên Nhi (lớp 12/2 Trường THPT Trần Phú) khẳng định đề nhiều thử thách nhưng hay nhất là đã tạo cơ hội phản biện. Yên Nhi cho rằng đề không “cổ vũ sự từ bỏ”. “Đó là chấp nhận dừng lại để chọn mở một cánh cửa khác phù hợp hơn, hiểu theo nghĩa tích cực nhất của nó. Vì vậy, không nhất định phải có sự trải nghiệm thì mới có thể nói chuyện dừng lại hay từ bỏ”, Yên Nhi nói.
Nhiều HS cho rằng người lớn đã dùng kinh nghiệm và sự từng trải của mình để bình luận rằng đề thi khuyến khích HS buông bỏ mục tiêu quá sớm, và đó chỉ là cách nghĩ của... người lớn. “Người trẻ cũng trải qua những khó khăn, vấp váp, có cảm nhận nhất định và khá sâu sắc về “từ bỏ” và “lựa chọn từ bỏ”. Người lớn không nhất thiết phải lấy kinh nghiệm sống của mình để áp đặt cho người nhỏ, vì người 18 tuổi họ có cái lý của họ. Đặc biệt, người lớn đừng áp đặt cái “buông” của họ cho người trẻ”, Tuấn Hải bày tỏ.
Nguyễn Hà Linh (lớp 12 Trường THPT Nguyễn Hiền) cho hay với đề văn này, các bạn trẻ sẽ không nghĩ đó là chuyện “dạy bỏ cuộc”, mà là tư duy độc lập, không phải áp lực quá nhiều đối với kỳ vọng của người khác. “Thậm chí nhiều bạn nghĩ 'từ bỏ cũng là một lựa chọn' đó cũng là một sự cân nhắc một cách đầy tích cực, có trách nhiệm đối với các mục tiêu của bản thân”, Linh nói thêm.
Theo Thanh Niên

Thực hiện theo trình tự này, hàng triệu người dân dễ dàng xem quê quán, địa chỉ mới trên VNeID sau sáp nhập
Đời sống - 29 phút trướcGĐXH - Ngay sau khi việc sáp nhập đơn vị hành chính trên cả nước hoàn tất, ứng dụng định danh điện tử VNeID cũng đã cập nhật lại thông tin cá nhân của từng công dân.

Đang đi cấy lúa, hai vợ chồng ở Hà Nội bị sét đánh ngã quỵ
Thời sự - 51 phút trướcNgười chồng cho biết khi ông đang cấy lúa, bỗng cảm nhận có nguồn điện mạnh từ tia sét đánh xuống ngay bên cạnh nên choáng váng ngã quỵ xuống ruộng. Một lúc sau định thần lại được, người chồng nhìn sang vợ cũng thấy bà ngã quỵ.

Chủ tịch HĐND tỉnh Thái Nguyên 'đưa chính quyền 2 cấp vào hoạt động ngay'
Thời sự - 2 giờ trướcGĐXH - Sáng ngày 1/7, HĐND tỉnh Thái Nguyên đã tổ chức kỳ họp thứ Nhất HĐND tỉnh Thái Nguyên khóa XIV, nhiệm kỳ 2021 - 2026 để xem xét, quyết định một số nội dung thuộc thẩm quyền theo quy định. Đây là kỳ họp đầu tiên của HĐND tỉnh Thái Nguyên mới sau khi thực hiện chủ trương hợp nhất hai tỉnh Thái Nguyên và Bắc Kạn theo Nghị quyết của Quốc hội.

Người lao động lại sắp được nghỉ dài 4 ngày?
Đời sống - 3 giờ trướcGĐXH - Theo Thông báo 6150/TB-BLĐTBXH, dịp lễ Quốc khánh 2/9 năm 2025, người lao động sẽ được nghỉ 4 ngày.

Người dân Hà Nội làm thủ tục thuận tiện trong ngày đầu vận hành chính quyền 2 cấp
Thời sự - 4 giờ trướcGĐXH - Từ sáng sớm, nhiều người dân ở Hà Nội đã có mặt tại các trụ sở hành chính mới để làm các thủ tục liên quan đến cư trú, chứng thực, giấy tờ đất đai, xác nhận nơi cư trú, đăng ký xe.

Bắt cặp vợ chồng cầm đầu đường dây sản xuất 70.000 chai dầu gió giả ở TP.HCM
Pháp luật - 4 giờ trướcCặp vợ chồng chỉ đạo nhân viên sản xuất các sản phẩm giả thương hiệu nước ngoài như: dầu gió con Ó, kem dưỡng ẩm Thái Lan, dầu ông già Thái Lan, dầu lăn Hàn Quốc...

Nhiều chính sách mới, thiết thực có hiệu lực từ 1/7/2025
Đời sống - 5 giờ trướcGĐXH - Thêm nhiều trường hợp phải đóng BHXH, bỏ 8 tội danh có khung hình phạt tử hình, mở rộng đối tượng chịu thuế giá trị gia tăng… là những chính sách mới sẽ có hiệu lực từ đầu tháng 7/2025.

Các xã, phường mới ở Hà Nội vận hành ra sao trong ngày đầu tiên hoạt động theo mô hình chính quyền 2 cấp?
Thời sự - 6 giờ trướcGĐXH - Ngày 1/7, các xã, phường ở TP Hà Nội chính thức hoạt động theo mô hình chính quyền địa phương 2 cấp. Từ sáng sớm, nhiều người dân đã có mặt tại các trụ sở hành chính mới để làm các thủ tục liên quan đến cư trú, chứng thực, giấy tờ đất đai...

Ngày đầu vận hành chính quyền 2 cấp ở Ninh Bình diễn ra như thế nào?
Thời sự - 7 giờ trướcGĐXH - Từ 6h, các chuyến xe của tỉnh Ninh Bình đã có mặt tại điểm xuất phát chở cán bộ đi làm. Các xã, phường, trung tâm hành chính công tỉnh Ninh Bình đều đã sẵn sàng phục vụ người dân.

Không khí ngày đầu vận hành chính quyền 2 cấp ở tỉnh Thái Nguyên
Thời sự - 7 giờ trướcGĐXH - Ngay từ sáng ngày 1/7, các đơn vị hành chính cấp xã, phường mới của tỉnh Thái Nguyên không khí làm việc diễn ra nghiêm túc, nề nếp.

Điểm danh những nơi mưa rất hôm nay trong đợt mưa lớn diện rộng ở miền Bắc
Thời sựGĐXH - Theo dự báo thời tiết, miền Bắc tiếp tục có mưa lớn, trong đó tâm điểm mưa to là các tỉnh miền núi và trung du Bắc Bộ. Dự báo tổng lượng mưa từ nay đến ngày 2/7 là trên 300mm. Cảnh báo ngập úng, sạt lở đất, lũ quét có thể xảy ra.