Tranh luận nóng bỏng vì... chém lợn, đâm trâu
GiadinhNet - Việc tổ chức lễ chém lợn tại làng Ném Thượng (Bắc Ninh) vào ngày mùng 6 Tết hằng năm một lần nữa khuấy lên cuộc tranh luận về những nghi thức truyền thống đang bị một bộ phận dư luận xem là dã man, kém văn minh và cần được xóa bỏ.
Ranh giới giữa tín ngưỡng và nhận thức
Dù diễn ra ở vùng miền nào thì những nghi thức như chém lợn, đâm trâu, chọi trâu... cũng đang bị lên án bởi hình ảnh máu me, bạo lực khi trực tiếp đâm chết các con vật trước sự chứng kiến của người xem.
Một số ý kiến còn cho rằng, những phong tục trên có thể kích thích tính bạo lực, tác động gián tiếp tới việc hình thành những đối tượng biến thái về nhân cách trong xã hội mới.
Trao đổi với phóng viên, các nhà nghiên cứu văn hóa cũng bày tỏ nhiều quan điểm khác nhau xung quanh vấn đề này.
“Xuất phát điểm của những nghi thức này là tín ngưỡng biểu hiện cho sinh khí của đất đai, sự thông linh trời đất, đời sống con người. Trong xã hội hiện đại, con người phần nào đã quên mất bản chất tâm linh, vẻ đẹp tư duy của những nghi thức này. Bởi thế, tôi cho rằng nếu cứ đứng ngoài và phán xét về sự dã man vì đâm chém thì vấn đề trở nên méo mó và bất công vô cùng”, Giáo sư Trần Lâm Biền – người có nhiều công trình nghiên cứu về tín ngưỡng – chia sẻ.

Nhiều người nhúng tay vào máu vật tế để cầu may
Ông cũng cho biết, bây giờ chưa nên đặt vấn đề bảo tồn hay xóa bỏ mà cần lý giải, cung cấp đầy đủ thông tin về những nghi thức ấy cho người đến xem, để họ nhìn nhận từ góc độ của chính cộng đồng bản địa, chứ không nhân danh bất cứ điều gì khác để áp đặt, gán ghép các ý nghĩa, cảm xúc từ bên ngoài.
Đồng quan điểm với Giáo sư Trần Lâm Biền, Giáo sư Ngô Đức Thịnh - Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu và Bảo tồn Văn hóa tín ngưỡng Việt Nam cho rằng, mọi nghi thức của lễ hội đều có căn cứ của nó và vấn đề cần giải quyết là nhận thức của con người và nếu muốn duy trì hay dẹp bỏ thì phải dựa trên sự tự nguyện của cộng đồng nơi diễn ra phong tục ấy”.

GS Ngô Đức Thịnh cho rằng cần giải quyết nhận thức của cộng đồng
Công nhận về ý nghĩa, tín ngưỡng ở các lễ hội trên nhưng PGS.TS Lê Quý Đức, nguyên Phó Viện trưởng viện Văn hóa và Phát triển lại khẳng định: “Văn hóa cũng thay đổi theo thời gian nên những hủ tục không còn phù hợp nên được sửa đổi. Người Việt Nam từ xa xưa tới nay luôn có truyền thống vị tha, nhân đạo. Đó là truyền thống đẹp, cần được phát huy. Hành động chém, giết lợn trước sự chứng kiến của nhiều người, trong đó có cả trẻ em hoàn toàn trái ngược với bản chất truyền thống đạo lý của dân tộc”.
Gian nan tìm lời giải
Duy trì hay chấm dứt những nghi thức chém lợn, đâm trâu... tại lễ hội đã được đặt vấn đề từ khá lâu nhưng theo các nhà nghiên cứu văn hóa, cần có cái nhìn thận trọng, đảm bảo nguyên tắc tôn trọng văn hóa, không áp đặt cho một nền văn hóa, bản sắc của cộng đồng khác.
Bày tỏ quan điểm trước vấn đề trên, ông Nguyễn Tam Thanh, cán bộ Phúc lợi Động vật, Tổ chức Động vật châu Á cho biết: “Trên thế giới đã có nhiều lễ hội, hoạt động liên quan tới sự tàn sát, đối xử ngược đãi động vật bị lên án và đã phải chấm dứt. Điển hình như Ấn Độ mới đây đã ra lệnh cấm hiến tế động vật vì tính chất “độc ác” và “dã man” của tập tục này. Ở Đan Mạch, Bộ trưởng Nông nghiệp đã ký một sắc lệnh cấm giết mổ gia súc phục vụ cho nghi lễ tôn giáo mà không gây mê chúng trước khi giết mổ. Lý do là: “Quyền của động vật còn quan trọng hơn các nghi lễ tôn giáo”. Lễ hội nào thì cũng phải gắn liền với bản sắc của địa phương, văn hoá của dân tộc đồng thời truyền bá được tính nhân văn cho thế hệ sau”.

Nhiều trẻ em sợ hãi khi chứng kiến con vật bị giết
Theo ông Phan Đình Tân – Người phát ngôn Bộ VH,TT&DL – thì những nghi thức như chém lợn trong lễ hội của làng Ném Thượng có phần phản cảm, nhưng đó chỉ dừng lại là quan điểm cá nhân. Việc tiếp cận vấn đề liên quan tới phong tục tập quán cần rất thận trọng. Đầu tiên, phải tổ chức nghiên cứu kỹ lễ hội và những ảnh hưởng của nó tới tâm lý con người. Và không nên vội vã đưa ra quyết định chấm dứt hay cấm đoán bất kỳ một nghi lễ nào, kể cả nghi lễ chém lợn của làng Ném Thượng. Việc bỏ hay không là do cộng đồng làng Ném Thượng quyết định.
PGS.TS Trịnh Hòa Bình (Viện Xã hội học) đưa ra giải pháp tham khảo: “Tôi nghĩ rằng, các lễ hội trên vẫn nên bảo tồn nhưng cần lược đi những đoạn đâm, chém phản cảm".

Chém lợn là nghi thức không dễ bỏ ở làng Ném Thượng (Bắc Ninh)
“Người dân làng Ném Thượng không làm gì trái pháp luật, họ chỉ thực hiện nghi lễ có từ bao đời mà thôi. Nên không thể nói bỏ là bỏ được. Thay vì sự áp đặt, cưỡng bức cấm thì chúng ta nên khuyên họ thực hiện trong cộng đồng. Không có sự tham gia của người ngoài cộng đồng. Cùng với đó, cũng không nên cho trẻ em tham gia, bởi rất có thể những hình ảnh từ nghi lễ này sẽ gây ra những tác động không tốt. Chúng ta có nhiều cách để đi đến hạn chế và dần dần xóa bỏ đi việc chém lợn, nhưng tôi nhắc lại, tôi phản đối người bên ngoài nói vào, đồng thời sử dụng các biện pháp có tính chất cưỡng bức, áp đặt”, Giáo sư Ngô Đức Thịnh nói.
Thùy Phương

Bộ máy chính quyền 2 cấp ở Thái Nguyên bắt đầu vận hành trơn tru, hiệu quả
Thời sự - 10 giờ trướcGĐXH - Sau khi thực hiện mô hình chính quyền địa phương 2 cấp, các xã sau hợp nhất tại tỉnh Thái Nguyên đã bước đầu vận hành thông suốt, đảm bảo phục vụ người dân chu đáo, hiệu quả.

Những con giáp là thiên tài kinh doanh bẩm sinh, "rót tiền" vào đâu thắng lớn ở đó
Đời sống - 13 giờ trướcGĐXH - Những con giáp này sinh ra đã có thiên phú trong lĩnh vực kiếm tiền, một khi đã lấn sân kinh doanh là sẽ càng ngày càng làm ăn phát đạt.

Truy tìm người phụ nữ tông bé trai rồi bỏ trốn ở Đắk Lắk
Pháp luật - 13 giờ trướcCông an xã Hòa Phú (Đắk Lắk) đang truy tìm người phụ nữ nghi lái xe máy tông bé 5 tuổi rồi bỏ trốn khỏi hiện trường.

Những điều cần làm ngay sau khi biết điểm thi, điểm chuẩn lớp 10 ở Hà Nội
Giáo dục - 13 giờ trướcDự kiến Hà Nội sẽ công bố điểm thi lớp 10 vào ngày 4/7. Cùng thời điểm, Sở GD-ĐT Hà Nội cũng sẽ công bố điểm chuẩn vào các trường.

Mã vùng điện thoại cố định 34 tỉnh, thành từ ngày 1/7/2025
Đời sống - 14 giờ trướcGĐXH - Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành văn bản số 2784/BKHCN-CVT hướng dẫn thực hiện quy hoạch mã vùng điện thoại cố định mặt đất 34 tỉnh, thành kể từ ngày 1/7/2025.

Sổ đỏ được cấp tại xã, phường từ 1/7/2025: Người dân được lợi gì và cần biết ngay điều gì?
Thời sự - 15 giờ trướcGĐXH - Từ 1/7/2025, 14 thủ tục đất đai, trong đó có đăng ký, cấp sổ đỏ lần đầu, đính chính, thu hồi và cấp lại sổ... sẽ được giải quyết tại xã, phường. Đây được xem là bước "đột phá" mới giúp rút ngắn thời gian, bãi bỏ thủ tục phiền hà và đảm bảo giá trị pháp lý cho giấy tờ cũ.

Tử vi tháng 6 âm lịch 2025 dự báo thay đổi về sự nghiệp, tài lộc của con giáp tuổi Dần
Đời sống - 15 giờ trướcGĐXH – Bước sang tháng 6 âm lịch 2025, chuyên gia phong thủy Nguyễn Song Hà đã có dự báo tử vi tháng về sự nghiệp, tài lộc của tuổi Dần có những thay đổi bất ngờ.

Điểm chuẩn vào lớp 10 tại Hà Nội 5 năm qua biến động thế nào?
Giáo dục - 15 giờ trướcMức điểm chuẩn vào lớp 10 các trường THPT công lập trong 5 năm qua (2020 - 2024) không có quá nhiều biến động, tăng giảm chỉ trong khoảng 0,5 - 1 điểm.

Hà Tĩnh ngăn chặn vụ mạo danh con trai lừa đảo 180 triệu đồng
Pháp luật - 16 giờ trướcGĐXH - Đối tượng sử dụng hình ảnh, thông tin cá nhân của con trai chị A. để tạo lập tài khoản Facebook giả, nhắn tin yêu cầu chuyển tiền.

Vinh danh 20 gương mặt “Thanh niên sống đẹp” tiêu biểu năm 2025
Thời sự - 18 giờ trướcGĐXH - Hành trình “Thanh niên sống đẹp” năm 2025 chính thức khởi động, dự kiến vinh danh 20 gương mặt tiêu biểu với những hành động đẹp, lan tỏa năng lượng tích cực đến cộng đồng, đặc biệt là thế hệ trẻ.

Dự án đường sắt tốc độ cao qua bao nhiêu xã, phường của Thanh Hóa?
Xã hộiGĐXH - Dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam qua địa phận 18 xã, phường với chiều dài khoảng 95,33km tại tỉnh Thanh Hóa.