Hà Nội
23°C / 22-25°C

Trẻ dễ ngộ độc vì sách, vở, đồ dùng có mùi thơm

Thứ hai, 08:11 17/08/2015 | Sống khỏe

GiadinhNet - Thị trường sách vở, đồ dùng học tập, đồ chơi… đang xuất hiện rất nhiều sản phẩm có mùi thơm. Trong khi đó, các chuyên gia khuyến cáo, học sinh sử dụng đồ dùng có mùi thơm rất dễ bị ngộ độc thần kinh, đau đầu chóng mặt, khả năng tập trung kém…

 

Khi mua đồ dùng học tập cho con cần lựa chọn kỹ (ảnh mang tính chất minh họa cho bài viết). 	Ảnh: Đ.A
Khi mua đồ dùng học tập cho con cần lựa chọn kỹ (ảnh mang tính chất minh họa cho bài viết). Ảnh: Đ.A

 

Con mè nheo, bố mẹ bực mình chỉ vì… mùi thơm

Đến một nhà sách phố Xuân Thủy, Cầu Giấy, Hà Nội, chúng tôi bắt gặp cảnh một bé gái hít hà những cuốn vở có mùi thơm và nằng nặc đòi mẹ mua cho bằng được vì nó có rất nhiều hình ảnh mà em thích. Em bé nói với mẹ khi nước mắt đã tràn mi: “Vở có em thỏ, em rùa, em bé ngồi xích đu… sao mẹ không, mẹ mua vở đó Bông không thích đâu”. Người mẹ đưa ra nhiều lý lẽ để thuyết phục con không mua nhưng vì bé khóc toáng lên nên bà mẹ quyết định cho em chọn một quyển. Sau khi được chọn một quyển vở, bé gái đó cứ cầm hà hít mãi, mẹ nói thế nào cũng không nghe.

Chị Hà Thị Minh Liên (mẹ bé gái), ở phố Xuân Thủy, cho biết: “Tôi đã chọn mua vở Hồng Hà  nhưng sau khi phát hiện có cuốn vở bìa màu sắc, với nhiều hình ảnh sinh động thì đòi mua cho bằng được. Đến lúc đi mua sách truyện, gôm tẩy, sáp màu, hồ dán, giấy màu, mực… cái gì con bé cũng đòi phải có mùi thơm”.

Tại một nhà sách khác trên phố Kim Mã, một bé trai nhất định đòi bố phải mua gôm tẩy hình mặt cười, tuy nhiên khi nhìn thấy dòng chữ Trung Quốc trên bao bì ông bố kiên quyết không mua. Không được như ý, cậu con trai cứ lẽo đẽo theo sau vừa đi, vừa khóc. Bút chì cậu bé cũng đòi mua loại bút có đầu doremon và không nhận được sự đồng ý của bố.

Anh Tạ Duy Quang (bố cậu bé), phố Hào Nam, quận Đống Đa chia sẻ: “Cứ tưởng cuối tuần đưa con đi mua đồ dùng học tập, sẽ rất vui, không ngờ lại bị “mất đoàn kết”. Rất nhiều đồ có mùi thơm từ thoang thoảng đến nồng, hắc. Tôi ngửi một tí đã thấy đau đầu nhưng vì mẫu mã đẹp bắt mắt nên con cứ đòi mua. Không mua nên thằng bé cứ giận dỗi, khóc lóc”.

Cũng theo chia sẻ của anh Quang thì từ sáng đến giờ, từ hộp, túi đựng bút; hộp chì màu; hộp bút dạ; thỏi hồ dán; cục tẩy… thứ gì thằng bé chọn đều có mùi thơm, toàn chữ Trung Quốc, xuất xứ không rõ ràng. Điều đáng nói là những đồ dùng học tập này mang thiên hướng đồ chơi dễ khiến trẻ mất tập trung trong học tập như: hộp đựng bút bằng thiếc ba ngăn in nổi hàng chục hình ảnh trong phim hoạt hình từ ngoài vào trong … giá mỗi hộp từ 40.000- 50.000 đồng. Trong khi đó hộp bút loại này rất dễ bị móp, méo.

Từng mua hộp bút loại  này cho con, chị Yến Chi, đường Đê La Thành cho biết: “Vì con bé cứ đòi mua hộp bút thiếc nên tôi cũng chiều theo, mang về nhà chưa đầy một ngày cháu cứ mở ra, mở vào để ngắm, cậu em nhìn thấy khóc toáng đòi bằng được. Nhưng vừa được chị đưa cho, cậu em đã đập một cái xuống đất méo luôn hộp bút làm con bé khóc mãi”.

Đặc biệt là mức giá của các sản phẩm này khá mềm, chỉ tương đương thậm chí rẻ hơn với các nhãn hiệu uy tín trong nước sản xuất: Vở kẻ ô li với nhiều hình ảnh nhân vật trong phim hoạt hình từ 6.000 – 8.000 đồng/quyển; Sáp màu đựng trong hộp trái tim từ 7.000 – 8.000 đồng/hộp; Đất nặn đựng trong hộp quả táo 10.000 đồng/hộp; Bút dạ có mùi thơm trong hộp hình con thú 17.000 – 20.000 đồng/hộp…

Hại não trẻ vì mùi thơm không xuất xứ

Anh Mai Tiến Anh, Viện Công nghệ Hóa học (thuộc Viện Hàn lâm KH&CN Việt Nam), khuyến cáo, đồ dùng học tập có mùi thơm, rẻ tiền thường sử dụng các loại hóa chất tạo mùi công nghiệp, có nồng độ độc hại cao do không đăng ký chất lượng, ngửi nhiều cơ thể dễ nhiễm độc. Đặc biệt, nhiều bé tỏ ra thích thú với mùi thơm, hít hà liên tục có thể bị ngộ độc thần kinh, gây đau đầu, chóng mặt, tập trung kém… Nguy hiểm là những sản phẩm này màu sắc rất bắt mắt, trẻ càng ngắm nghía, ngửi mùi nguy cơ độc hại càng lớn.

TS Lê Anh Dũng, Cty Thiết bị trường học Vietseed cũng cho rằng, chọn sách, vở, đồ dùng học tập cho con, tiêu chí an toàn phải đặt lên đầu tiên. Phải chọn những điểm bán hàng tin cậy, thương hiệu uy tín được công bố và sử dụng rộng rãi. Không dùng đồ trôi nổi, đồ có mùi thơm không rõ nguồn gốc xuất xứ... để an toàn cho con. Nhất là các loại đồ dùng học tập có mùi thơm như hộp bút, bút, sáp, đất nặn, sách truyện... trẻ rất dễ cho vào miệng nguy cơ bị nhiễm độc rất cao.

Chuyên gia tâm lý Nguyễn Thị Nga, Trung tâm tư vấn Tâm lý Phương Thanh, Hà Nội cũng khuyên rằng, ý thức học tập của trẻ chưa cao, thích chơi hơn học nên thích những món đồ có thiên hướng đồ chơi. Tuy nhiên, tốt nhất phụ huynh không nên chọn vở, đồ dùng học tập có nhiều tính năng. Điều đó sẽ khiến trẻ kém tập trung học tập do bị chi phối thời gian ngắm nghía bìa vở đẹp, chơi đồ dùng học tập có thêm tính năng. Chưa kể, đồ dùng có nhiều tính năng thường dễ bị hỏng…

Hơn nữa, Viện Công nghệ Hóa học cũng mới công bố kết quả xét nghiệm, chất lỏng trong sản phẩm chặn giấy nhiều màu sắc, có mùi thơm chứa một số kim loại nặng bao gồm chì, asen, Cd (cadmium) với hàm lượng khá cao. Các nhà khoa học cảnh báo, khi nuốt phải chất Cd - độc hại sẽ tương tự thủy ngân, asen và chì vào cơ thể với hàm lượng nhỏ cũng có thể gây ngộ độc cấp tính, dẫn đến tử vong. Đất nặn cũng là đồ dùng dễ  chứa cadmium. Vì vậy, chọn đồ dùng học tập cho con, cha mẹ cần hết sức thận trọng.

 

Đồ dùng học tập có mùi thơm khá bắt mắt, đánh đúng và trúng vào “ý thích thời sự” của trẻ em. Từ hộp bút, hộp chì màu, hộp bút dạ, thỏi hồ dán, cục tẩy… đều xuất hiện hình ảnh nhân vật đang ăn khách trong các phim hoạt hình như Courage chú chó nhút nhát, Minions, Biệt đội siêu anh hùng, Công chúa Elsa… Loại đồ dùng này còn được dựng trong những hộp tạo khối rất đẹp: Đất nặn đặt trong hộp quả táo; hộp bút là một chiếc túi hình con thú; sáp màu đựng trong vỏ hộp hình trái tim; gôm tẩy nhiều màu sắc sặc sỡ… Mùi hương của những đồ dùng này cũng rất phong phú từ hương nho, hương táo, cam, ổi… khiến trẻ thích thú mà càng ngửi càng độc hại.

Đông An/Báo Gia đình & Xã hội

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Hóc xương cá vào đường thở, bé 16 tháng tuổi nhập viện khẩn cấp

Hóc xương cá vào đường thở, bé 16 tháng tuổi nhập viện khẩn cấp

Y tế - 2 giờ trước

Hóc dị vật là tai nạn phổ biến và đặc biệt nguy hiểm đối với trẻ nhỏ, nhất là khi ăn uống không đúng cách hoặc thiếu sự giám sát.

Bất an với thực phẩm 'bẩn’

Bất an với thực phẩm 'bẩn’

Y tế - 3 giờ trước

Vụ việc 3.500 tấn giá đỗ thành phẩm bị phát hiện ngâm, tưới bằng “nước kẹo”, cùng với hàng loạt vụ ngộ độc thực phẩm nghi do sử dụng thực phẩm không rõ nguồn gốc, xuất xứ xảy ra gần đây tại Nghệ An đang gióng lên hồi chuông cảnh báo, đòi hỏi các cơ quan chức năng phải khẩn trương triển khai các giải pháp ngăn chặn.

Bộ Y tế chuẩn bị triển khai chiến dịch tiêm vaccine sởi đợt 3

Bộ Y tế chuẩn bị triển khai chiến dịch tiêm vaccine sởi đợt 3

Y tế - 3 giờ trước

GĐXH - Để ứng phó hiệu quả với tình hình dịch sởi, Bộ Y tế yêu cầu các Viện Vệ sinh dịch tễ và Viện Pasteur khẩn trương rà soát, lên kế hoạch và triển khai chiến dịch tiêm vaccine sởi đợt 3 trong năm 2025.

Phục hồi chức năng sau đột quỵ: Tiến hành sớm giúp bệnh nhân giảm di chứng nặng nề

Phục hồi chức năng sau đột quỵ: Tiến hành sớm giúp bệnh nhân giảm di chứng nặng nề

Bệnh thường gặp - 4 giờ trước

GĐXH - Theo tổ chức Đột quỵ Thế giới (WSO), có tới 12 triệu trường hợp đột quỵ mỗi năm, trong đó khoảng 7,3 triệu ca tử vong và 5 triệu người sống sót với các di chứng gây tàn tật vĩnh viễn.

Người bệnh tiểu đường ăn gạo lứt theo cách này để ổn định đường huyết

Người bệnh tiểu đường ăn gạo lứt theo cách này để ổn định đường huyết

Sống khỏe - 5 giờ trước

GĐXH - Gạo lứt thích hợp với người bệnh tiểu đường nhưng không nên lạm dụng. Ngoài ra cần bổ sung thêm thực phẩm có chứa đạm, các loại rau củ có lượng carb thấp, thực phẩm có chứa chất béo lành mạnh.

Người bệnh 'vô danh' bị chấn thương sọ não nặng may mắn được cứu sống

Người bệnh 'vô danh' bị chấn thương sọ não nặng may mắn được cứu sống

Bệnh thường gặp - 10 giờ trước

GĐXH - Mặc dù nhập viện không có người thân hoặc giấy tờ tùy thân, nhưng các bác sĩ vẫn tiến hành điều trị và phẫu thuật để bảo vệ sự sống của người bệnh.

40 tuổi nhưng sáng nào ngủ dậy cũng đau lưng, tôi giật mình khi bác sĩ nói "mắc bệnh của người già"

40 tuổi nhưng sáng nào ngủ dậy cũng đau lưng, tôi giật mình khi bác sĩ nói "mắc bệnh của người già"

Sống khỏe - 11 giờ trước

Tôi chưa từng nghĩ mình sẽ nghe cụm từ ấy lúc này – khi bản thân vẫn còn cảm thấy trẻ trung, khỏe mạnh và đầy năng lượng

8 vitamin và thực phẩm bổ sung thiết yếu với phụ nữ

8 vitamin và thực phẩm bổ sung thiết yếu với phụ nữ

Sống khỏe - 12 giờ trước

Vitamin rất quan trọng trong việc hỗ trợ sức khỏe của phụ nữ ở mọi giai đoạn, giúp hỗ trợ chức năng miễn dịch tối ưu và sức khỏe xương, da và sinh sản. Bất kể ở độ tuổi nào, cơ thể nữ giới đều có nhu cầu dinh dưỡng riêng biệt thay đổi theo thời gian.

9 loại rau có 'dư lượng thuốc trừ sâu cực kỳ thấp', ra chợ cứ yên tâm mà mua

9 loại rau có 'dư lượng thuốc trừ sâu cực kỳ thấp', ra chợ cứ yên tâm mà mua

Sống khỏe - 23 giờ trước

Không ai muốn tiêu thụ thuốc trừ sâu có hại cho cơ thể trong khi thưởng thức những loại rau yêu thích. Với 9 loại rau này thì bạn có thể yên tâm.

Bộ Y tế yêu cầu tăng cường kiểm tra, giám sát kê đơn thuốc, sữa, TPCN

Bộ Y tế yêu cầu tăng cường kiểm tra, giám sát kê đơn thuốc, sữa, TPCN

Y tế - 1 ngày trước

Ngày 20/4, Bộ Y tế ban hành văn bản yêu cầu các bệnh viện trực thuộc Bộ, Sở Y tế các tỉnh, thanhf phố trực thuộc Trung ương tăng cường kiểm tra, giám sát thực hiện quy định về kê đơn thuốc, sữa, TPCN trong khám, chữa bệnh.

Top