Hà Nội
23°C / 22-25°C

Trẻ nhỏ dễ còi xương, phòng ngừa thế nào?

Chủ nhật, 06:15 07/05/2017 | Sống khỏe

Còi xương là một bệnh phổ biến ở trẻ em. Tỷ lệ mắc bệnh ở lứa tuổi dưới 2 năm là 10-20% nhưng ở 3-6 tháng có thể lên đến 35%.

Còi xương là một bệnh phổ biến ở trẻ em. Tỷ lệ mắc bệnh ở lứa tuổi dưới 2 năm là 10-20% nhưng ở 3-6 tháng có thể lên đến 35%. Nguyên nhân đưa đến còi xương ở lứa tuổi dưới 6 tháng chủ yếu là do bé không được cung cấp đầy đủ vitamin D. Nếu trẻ nuôi bằng sữa mẹ thì chính là do chế độ ăn của người mẹ cho con bú không đủ vitamin D.

Một yếu tố quan trọng nữa là vai trò của tia tử ngoại của ánh sáng mặt trời kích hoạt chất tiền vitamin D3 dưới da chuyển thành vitamin D3 được hấp thụ vào máu dẫn đến giảm hấp thu canxi ở ruột, cơ thể phải huy động canxi ở xương vào máu, gây rối loạn quá trình khoáng hóa xương. Vì vậy khi điều trị còi xương bằng vitamin D cần bổ sung canxi để giúp xương phát triển bình thường.


Các biến chứng do còi xương ở trẻ em.

Các biến chứng do còi xương ở trẻ em.

Vitamin D có ở đâu?

Các chất tiết của da ở người chứa một chất gọi là tiền vitamin D3. Trong điều kiện bình thường chất tiền vitamin này được hoạt hoá bởi các tia tử ngoại của ánh sáng mặt trời và chuyển thành vitamin D3 được hấp thu vào máu. Tuy nhiên, nếu ánh sáng mặt trời chiếu qua lớp kính cửa thông thường sẽ bị cản mất tia tử ngoại nên không còn có khả năng chống bệnh còi xương. Trong thức ăn tự nhiên của trẻ còn bú chỉ chứa những lượng nhỏ vitamin D, sữa mẹ có rất ít vitamin D và sữa bò chỉ có 5-40 đơn vị quốc tế trong 1,135 lít. Ngũ cốc, rau quả chỉ chứa lượng không đáng kể. Trong 1g lòng đỏ trứng có từ 140-390 đơn vị quốc tế vitamin D. Ngoài nguyên nhân thiếu vitamin D do chế độ ăn hoặc do da không nhận được tia tử ngoại (nhất là mùa đông xuân miền Bắc nước ta ít nắng) còn có nhiều yếu tố khác khiến bệnh còi xương dễ xuất hiện như ở thời kỳ lớn nhanh của tuổi còn bú, trẻ đẻ non hoặc tuổi dậy thì. Những trẻ em có rối loạn hấp thu như tiêu chảy kéo dài, bệnh viêm tụy, bệnh đại tiện mỡ hoặc bệnh xơ nang có thể mắc bệnh còi xương vì không hấp thu được vitamin D hay canxi hoặc không hấp thu được cả hai loại này. Ở những trẻ có bệnh gan (đặc biệt là tắc mật hay xơ gan), bệnh còi xương cũng có thể xuất hiện vì nó không có năng lực hấp thu vitamin D hay canxi.

Nhận biết trẻ còi xương

Bệnh còi xương do cung cấp thiếu vitamin D trong chế độ ăn hằng ngày trở nên hiếm, nhất là các nước công nghiệp phát triển, nên phần lớn các bệnh còi xương hiện nay là do nguồn gốc nội sinh tức là kháng lại vitamin D liều lượng thông thường (400 - 1.000 đơn vị quốc tế trong một ngày). Bệnh còi xương kháng vitamin D thường xuất hiện kết hợp với nhiều rối loạn phức tạp. Phần lớn là những bệnh có tính di truyền. Nói chung bệnh còi xương kháng vitamin D này biểu hiện như một bệnh còi xương muộn. Bệnh này thường bộc lộ sau lứa tuổi bú mẹ, từ 3-7 tuổi, đứa trẻ có tầm vóc lùn và có những biến dạng ở các chi như chân hoặc tay ở tư thế cong vào (hình chữ O), hay cong ra (hình chữ X). Những hiện tượng này ngày càng rõ nếu đứa trẻ càng vận động nhiều. Có nhiều trường hợp tự nhiên đứa trẻ bị liệt, không thể đi đứng được vì các xương, nhất là các xương đùi, xương cẳng tay, xương cánh tay, cẳng chân, đôi khi cả xương chậu nữa đã bị gãy tại nhiều đoạn do xương quá mềm và thiếu chất vôi. Trường hợp gãy xương không do chấn thương này gọi là gãy xương bệnh lý.

Ðiều trị thế nào?

Điều trị bệnh còi xương phải dùng vitamin D liều cao, liều tấn công theo chỉ định của bác sĩ. Còn liều dự phòng chỉ uống vitamin D từ 400-800 đơn vị/ngày trong vòng 1 năm. Trường hợp còi xương bệnh lý có thể dùng liều rất cao tới 5.000-50.000 đơn vị/ngày trong nhiều tháng, đồng thời phải kết hợp với giải phẫu chỉnh hình nếu có biến dạng xương.

Có thể phòng ngừa còi xương cách nào?

Còi xương là bệnh hoàn toàn có thể phòng ngừa được. Tất cả các bà mẹ đang cho con bú (dưới 6 tháng) đặc biệt là trong mùa đông xuân, nhu cầu vitamin D ước lượng chừng 500 đơn vị quốc tế mỗi ngày. Trong điều kiện có thể nên nhất loạt cho mỗi trẻ, từ tuần thứ 2 sau khi sinh trở đi mỗi ngày 400 đơn vị quốc tế vitamin D dưới dạng đậm đặc, ít ra là trong 6-12 tháng đầu.

Với trẻ đẻ thấp cân dễ bị còi xương là do cơ thể không dự trữ đủ canxi và vitamin D trong thời kỳ bào thai, đồng thời hệ thống men tham gia chuyển hóa vitamin D còn yếu, vì vậy những trẻ này cần được bổ sung vitamin D và canxi để phòng bệnh còi xương.

Theo BS. Trần Kim Anh

SK&ĐS

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Loại gia vị người Việt dùng gấp đôi khuyến cáo, hiểu sai nghiêm trọng khiến tim, thận 'chịu trận'

Loại gia vị người Việt dùng gấp đôi khuyến cáo, hiểu sai nghiêm trọng khiến tim, thận 'chịu trận'

Sống khỏe - 5 giờ trước

Nhiều người Việt có thói quen ăn đậm vị. Chính cách nêm gia vị này tiềm ẩn vô số bệnh tật.

Ăn chuối luộc có tác dụng gì

Ăn chuối luộc có tác dụng gì

Sống khỏe - 7 giờ trước

Chuối luộc là món ăn được nhiều người yêu thích, vậy ăn chuối luộc có tác dụng gì?

Một cặp vợ chồng tự tin sống thọ đến 150 tuổi, nhìn lịch trình sinh hoạt khiến nhiều người Việt choáng

Một cặp vợ chồng tự tin sống thọ đến 150 tuổi, nhìn lịch trình sinh hoạt khiến nhiều người Việt choáng

Sống khỏe - 9 giờ trước

GĐXH - Kayla Barnes-Lentz và Warren Lentz mới ngoài 30 tuổi và đã kết hôn được một năm nhưng họ tự tin trả lời với tờ Mirror rằng có thể sống thọ đến 150 tuổi.

Nên uống nhiều trà hay cà phê để giảm nguy cơ đột quỵ?

Nên uống nhiều trà hay cà phê để giảm nguy cơ đột quỵ?

Sống khỏe - 9 giờ trước

Những gì chúng ta ăn, uống có thể có tác động lớn đến mạch máu nói riêng và sức khỏe tim mạch nói chung. Tìm hiểu những tác động của cà phê và trà với việc tăng, giảm nguy cơ đột quỵ.

Không phải rượu bia, đây mới là loại nước khiến người đàn ông 40 tuổi bị ung thư tuyến tuỵ

Không phải rượu bia, đây mới là loại nước khiến người đàn ông 40 tuổi bị ung thư tuyến tuỵ

Bệnh thường gặp - 11 giờ trước

GĐXH - Ít người biết rằng một số loại đồ uống như cà phê hay nước ngọt có ga nếu uống quá mức trong thời gian dài sẽ là nguyên nhân gây ung thư tuyến tụy. Người đàn ông ngoài 40 tuổi này là một ví dụ điển hình.

Uống cà phê có lợi cho 4 nhóm người

Uống cà phê có lợi cho 4 nhóm người

Sống khỏe - 13 giờ trước

Nhâm nhi một tách cà phê khi bắt đầu ngày mới sẽ giúp bạn tỉnh táo và tập trung năng lượng để làm việc hiệu quả. Ngoài sự tỉnh táo, cà phê còn mang lại nhiều lợi ích khác do các chất dinh dưỡng thực vật đặc biệt.

Dấu hiệu cảnh báo ung thư phụ khoa

Dấu hiệu cảnh báo ung thư phụ khoa

Sống khỏe - 15 giờ trước

Ung thư phụ khoa là loại ung thư xuất hiện bên trong cơ quan sinh sản của phụ nữ. Bệnh có thể di căn sang các vị trí khác nếu không sớm phát hiện và điều trị kịp thời.

Gừng có tác dụng gì trong việc chữa đau họng?

Gừng có tác dụng gì trong việc chữa đau họng?

Sống khỏe - 17 giờ trước

Không chỉ là gia vị của nhiều món ăn, gừng còn có một số công dụng với sức khỏe. Gừng được nhiều nghiên cứu khoa học và y học cổ truyền chứng minh là có thể hỗ trợ chữa đau họng. Vậy gừng giúp giảm đau họng như thế nào?

Người đàn ông 39 tuổi ở Thanh Hóa đột tử khi chơi pickleball có tiền sử mắc bệnh này, đây là dấu hiệu cảnh báo bệnh, người chơi cần cảnh giác

Người đàn ông 39 tuổi ở Thanh Hóa đột tử khi chơi pickleball có tiền sử mắc bệnh này, đây là dấu hiệu cảnh báo bệnh, người chơi cần cảnh giác

Bệnh thường gặp - 1 ngày trước

GĐXH - Trong lúc chơi pickleball, người đàn ông 39 tuổi ở Thanh Hóa bất ngờ đổ gục, nghi do đột quỵ sau đó tử vong.

Thêm bằng chứng nên ăn mỗi ngày một quả trứng

Thêm bằng chứng nên ăn mỗi ngày một quả trứng

Bệnh thường gặp - 1 ngày trước

Ngày càng có nhiều bằng chứng cho thấy trứng tốt cho não, là một phần của chế độ ăn lành mạnh cho não, giúp giảm nguy cơ mắc chứng mất trí. Một nghiên cứu gần đây cho thấy ăn một quả trứng mỗi ngày có ích trong việc giúp ngăn ngừa chứng mất trí nhớ.

Top