Trời lạnh, ai tập thể dục buổi sáng cần làm điều này để giữ an toàn cho sức khoẻ
GĐXH - Tập thể dục bất kỳ mùa nào trong năm cũng đều cần và tốt cho sức khoẻ. Tuy nhiên, vào mùa đông, nếu tập thể dục buổi sáng cần cẩn trọng.
Vào mùa động, nếu không có chế độ ăn uống không khoa học, cộng với lười vận động là lúc các rối loạn chuyển hóa trong cơ thể đang hoành hành. Các chứng bệnh về hô hấp, tim mạch, đường huyết, mỡ máu cao, tăng huyết áp, tăng cân... nếu không được kiểm soát, thực sự là mối nguy về sức khỏe.
Vì vậy, hàng ngày bạn vẫn nên tập thể dục đều đặn. Điều quan trọng là cần tránh các sai lầm khi tập luyện đặc biệt là trong những ngày lạnh đột ngột.

Ảnh minh họa
6 lưu ý khi tập thể dục buổi sáng mùa đông để an toàn sức khỏe
Kiểm tra nhiệt độ ngoài trời
Tập thể dục vào buổi sáng mùa đông, trước khi ra ngoài trời, bạn cần xem dự báo thời tiết để chuẩn bị trang phục thích hợp. Với những người mắc các bệnh hen suyễn hoặc các vấn đề tim mạch… cần đặc biệt lưu ý.
Các yếu tố thời tiết như: nhiệt độ, độ ẩm, gió cùng với khoảng thời gian bạn sẽ ở bên ngoài là những yếu tố chính trong việc lập kế hoạch tập thể dục an toàn trong thời tiết lạnh. Nếu thời tiết quá khắc nghiệt, bạn nên cân nhắc việc tập luyện tại nhà.
Tập thể dục buổi sáng muộn hơn
Mùa đông, buổi sáng thường lạnh hơn và có thể có sương mù. Hơn nữa, vào buổi sáng sớm, cây cối chưa quang hợp nên lượng khí carbon do cây thải ra vẫn còn nhiều trong không khí. Vào mùa thu, đông, trời sáng muộn nên cây cối cũng quang hợp muộn.
Vì vậy, nếu bạn đi thể dục buổi sáng quá sớm sẽ càng có hại sức khỏe. Hãy chờ cho trời sáng hẳn, lượng ôxy trong không khí nhiều hơn carbon thì sẽ tốt cho sức khỏe hơn, nhất là đối với người mắc các chứng bệnh về đường hô hấp.C
Khởi động kỹ trước khi tập
Thời tiết lạnh đòi hỏi thời gian khởi động lâu hơn để giúp tăng lưu lượng máu và nhiệt độ trong cơ. Khi tập thể dục dưới trời lạnh, bạn có nguy cơ bị bong gân và căng cơ cao hơn. Bằng cách làm nóng cơ sẽ giúp xương khớp trở nên dẻo dai và ít bị kéo căng hơn, từ đó giúp giảm nguy cơ chấn thương.

Ảnh minh họa
Uống nước trong khi tập
Một số người có thể không cảm thấy khát nước khi tập luyện trong thời tiết lạnh như trời ấm hoặc trời nóng nhưng cơ thể vẫn đang mất chất lỏng do đổ mồ hôi. Tình trạng mất nước mang đến một số rủi ro, bao gồm đau đầu, giảm năng lượng và bạn cần bù lại lượng chất lỏng đó bằng cách uống nước.
Lưu ý, đừng cố uống quá nhiều nước quá vì có thể dẫn đến một số tình trạng nguy hiểm như hạ natri máu, tình trạng cơ thể bị thừa nước, đẩy chất lỏng ra khỏi máu và vào các tế bào mô.
Chọn trang phục phù hợp
Không nên mặc áo dày vì trong quá trình thể dục, cơ thể bạn sẽ ấm dần lên, nếu mặc áo quá dày sẽ nóng và ra nhiều mồ hôi. Thay vào đó, bạn nên mặc vài lớp áo được may từ sợi tổng hợp, thiết kế ôm sát cơ thể, thấm mồ hôi, để khi nóng quá, bạn có thể cởi bớt ra. Nên chọn những bộ quần áo thể thao mùa đông được thiết kế vừa để giữ ấm, vừa bảo đảm độ thoáng khí, thoát mồ hôi và không gây tổn hại cho da.
Chú ý các bài tập thở
Không khí lạnh là một trong những nguyên nhân khiến bạn dễ bị viêm họng và mắc các bệnh về hô hấp. Vì vậy, trong lúc tập luyện, nếu không chú ý, bạn sẽ dễ dàng mắc các bệnh này.
Bạn hãy học cách thở bằng bụng (hít thật sâu để không khí vào đầy bụng qua đường mũi rồi sau đó thở ra từ từ). Trong khi tập, bạn nên tránh há miệng để không khí không lọt vào bụng qua khí quản, nhờ đó có thể tránh được nguy cơ viêm họng và các bệnh đường hô hấp khác.

Dấu hiệu cảnh báo sớm bệnh thận? Chị em có 1 trong 8 dấu hiệu này cần cảnh giác
Bệnh thường gặp - 8 giờ trướcGĐXH - Bệnh thận yếu ở nữ giới nếu không phát hiện và điều trị có thể tiến triển nặng, trường hợp nguy hiểm nhất là mất hoàn toàn chức năng thận, khi đó người bệnh phải chạy thận, lọc máu nhân tạo.

Người đàn ông bị xương sườn đâm thủng phổi
Bệnh thường gặp - 12 giờ trướcGĐXH - Hình ảnh chụp cắt lớp ngực ghi nhận bệnh nhân bị tràn khí, tràn máu màng phổi với một hình ảnh mảnh xương sườn đâm vào nhu mô phổi.

Đo đường huyết, chỉ số đường huyết bao nhiêu thì mắc bệnh tiểu đường?
Bệnh thường gặp - 17 giờ trướcGĐXH - Nếu chỉ số đường huyết thường xuyên trong khoảng ~ 5.6 - ~ 7 mmol /l thì được xem là bị tiền đái tháo đường, nếu vượt quá 7mmol/l và HbA1C ≥ 6,5 mmol.l thì có thể bệnh nhân đã mắc bệnh tiểu đường.

Bí quyết cải thiện lipid máu bằng cách ăn quả bơ mỗi ngày
Bệnh thường gặp - 20 giờ trướcĂn một quả bơ mỗi ngày có thể cải thiện chất lượng ăn uống, giấc ngủ và lipid máu - những yếu tố quan trọng giúp bảo vệ sức khỏe tim mạch và giảm nguy cơ mắc các bệnh rối loạn chuyển hóa.

Người đàn ông 52 tuổi mắc bệnh tiểu đường qua đời do mắc sai lầm này
Bệnh thường gặp - 1 ngày trướcGĐXH - Dù phát hiện mắc bệnh tiểu đường đã lâu, nhưng do điều kiện cũng như hiểu biết hạn hẹp, ông đã bỏ qua mọi cảnh báo.

Đưa vợ đi khám viêm họng, bác sĩ 43 tuổi bất ngờ phát hiện ung thư tuyến giáp
Bệnh thường gặp - 1 ngày trướcGĐXH - Theo lời khuyên của vợ, Anh K.R (43 tuổi, Việt kiều Mỹ) đi khám tổng quát và phát hiện ung thư tuyến giáp thùy phải, u lan rộng, kích thước 6cm.

Xuất hiện vệt đen trong móng tay nghi ung thư da, bé 10 tuổi đi khám bất ngờ nhận tin vui
Bệnh thường gặp - 1 ngày trướcGĐXH - Bé Hải, 10 tuổi, xuất hiện một vệt đen bất thường trong móng tay cái bên trái, người nhà lo ung thư, xong bác sĩ sinh thiết xác định nốt ruồi lành tính.

Lên mạng tìm thầy chữa ung thư gan, người đàn ông 37 tuổi ở Hà Nội qua đời trong sự đau xót của người thân
Bệnh thường gặp - 1 ngày trướcGĐXH - Bác sĩ cho biết đây là một trường hợp cực kỳ đáng tiếc. Ung thư gan dù là bệnh nguy hiểm nhưng nếu tuân thủ điều trị theo các bác sĩ, cơ hội kéo dài thời gian sống vẫn rất tốt.

Đo đường huyết tại nhà cần làm điều này để có kết quả tốt nhất
Bệnh thường gặp - 1 ngày trướcGĐXH - Đo đường huyết tại nhà giúp bạn nhận biết sớm các biến chứng tiềm ẩn của tiểu đường, như đường huyết cao hoặc thấp quá mức để tránh những vấn đề nghiêm trọng.

10 thực phẩm rẻ tiền, bổ thận đang bán đầy chợ Việt, người bệnh thận nên ăn để phòng biến chứng
Bệnh thường gặp - 2 ngày trướcGĐXH - Người mắc bệnh thận, bên cạnh việc điều trị, điều chỉnh chế độ sinh hoạt hợp lý thì dinh dưỡng cũng góp phần quan trọng giúp cải thiện và hỗ trợ chức năng thận.

Đo đường huyết, chỉ số đường huyết bao nhiêu thì mắc bệnh tiểu đường?
Bệnh thường gặpGĐXH - Nếu chỉ số đường huyết thường xuyên trong khoảng ~ 5.6 - ~ 7 mmol /l thì được xem là bị tiền đái tháo đường, nếu vượt quá 7mmol/l và HbA1C ≥ 6,5 mmol.l thì có thể bệnh nhân đã mắc bệnh tiểu đường.