TS Văn học Trịnh Thu Tuyết nhận xét gì về đề thi Ngữ văn?
GiadinhNet - Theo TS. Trịnh Thu Tuyết (nguyên giáo viên Ngữ văn trường THPT Chu Văn An, Hà Nội), đề thi đảm bảo theo cấu trúc như mô hình đề từ 2017, ngữ liệu đề thi có dung lượng vừa phải phù hợp, có khả năng khơi gợi những suy nghĩ, xúc cảm mang giá trị nhân văn và có ý nghĩa thẩm mĩ sâu sắc cho học trò.
Dưới đây là phần nhận xét của TS. Trịnh Thu Tuyết về đề Ngữ văn Kỳ thi THPT Quốc gia 2019 sáng 25/6:
I. Đọc hiểu (3,0 điểm):
Các câu hỏi từ Nhận biết, thông hiểu, vận dụng và vận dụng cao hầu như không thay đổi từ nội dung, mức độ cho đến phạm vi kiến thức, kĩ năng… Câu hỏi 1: kiểm tra kiến thức về thể thơ đã lặp lại câu hỏi 1 của đề thi chính thức năm 2018. Nếu đối chiếu với đề thi tham khảo cho kì thi THPT quốc gia năm 2019, có thể thấy yêu cầu kiểm tra về kiến thức Tiếng Việt vẫn được lưu ý nhiều hơn so với kiểm tra khả năng suy nghĩ và cảm nhận về nội dung của ngữ liệu.
Có cảm giác về sự chênh trong mức độ khó và các tầng nghĩa cần hướng tới của các câu hỏi 2,3,4: nếu ở câu hỏi 2, sự thông hiểu chỉ dừng lại trong việc giải mã nội dung các dòng thơ tương đối hiển ngôn thì câu hỏi 3, khi yêu cầu học sinh phải chỉ ra hiệu quả của phép điệp trong 4 dòng thơ… có thể ít nhiều sẽ làm khó học trò bởi sự mơ hồ giữa 1 tầng nghĩa không hướng tới ý nghĩa của phần thông hiểu cũng như chủ đề sẽ hướng tới của phần nghị luận xã hội sau đó.
TS Trịnh Thu Tuyết - Nguyên giáo viên Ngữ văn Trường THPT Chu Văn An, Hà Nội.
Bởi 15 câu thơ được trích trong bài “Trước biển” thực chất tách thành 2 đoạn với 2 tầng nghĩa: 6 câu đầu là những cảm nhận về biển/9 câu thơ sau là thể hiện khát vọng của con người trong sự liên tưởng tới những chân trời xa rộng của biển khơi - cho nên sự thiếu đồng nhất trong việc hướng tới chủ đề âu cũng là điều khó tránh.
Chính vì thế các câu hỏi 1,2,3 không hoàn toàn mang chức năng là sự chuẩn bị, khai phá, khơi mở cho nội dung vận dụng cao trong câu 4 và vấn đề nghị luận trong phần Làm văn.
Đề thi Ngữ văn Kỳ thi THPT Quốc gia 2019.
Phần Làm văn (7,0 điểm):
Câu 1 (2.0 điểm): Đề bài đưa ra yêu cầu nghị luận về “sức mạnh ý chí của con người trong cuộc sống” - đây là vấn đề tương đối phù hợp với 9 câu thơ sau của ngữ liệu Đọc hiểu, cũng tương đối phù hợp với phần vận dụng cao trong câu hỏi 4 phần đọc hiểu - sự phù hợp ấy sẽ giúp cho học trò những nền tảng đầu tiên của suy nghĩ, cảm nhận trong quá trình nghị luận. Tuy nhiên, có một vấn đề cần quan tâm về sự diễn đạt cần chính xác hơn trong câu lệnh.
Sẽ hoàn toàn chính xác với yêu cầu của một đoạn văn nếu câu lệnh được thay đổi theo cách: “…viết một đoạn văn về sức mạnh của ý chí con người trong cuộc sống”. Với yêu cầu đó, vấn đề nghị luận sẽ không phải là “sức mạnh ý chí của con người” mà là “ý chí của con người”; và giới hạn vấn đề nghị luận trong đoạn văn sẽ là “sức mạnh” của ý chí con người - khía cạnh nghị luận này tương đương với ý nghĩa, vai trò… mà học sinh đã rất quen thuộc trong quá trình ôn luyện viết đoạn văn.
Câu 2 (5,0 điểm) - Câu Nghị luận văn học: Ngữ liệu nghị luận là phần mở đầu của đoạn trích “Ai đã đặt tên cho dòng song” - một đoạn văn đẹp, giàu chất thơ, thể hiện sinh động vẻ đẹp hung vĩ, thơ mộng, đắm say của dòng sông Hương nơi thượng nguồn; cũng thể hiện đồng thời những nét đặc sắc nhất trong phong cách nghệ thuật của nhà văn Hoàng Phủ Ngọc Tường: tài hoa và trí tuệ, sâu sắc và tình tứ, hướng nội và đắm say… Đây là một ngữ liệu giúp khơi gợi những xúc cảm thẩm mĩ phong phú của học trò.
Yêu cầu nghị luận được thể hiện trong 2 ý của câu lệnh: Ý thứ nhất là cảm nhận về hình tượng sông Hương là một nội dung phù hợp, chính xác với ngữ liệu, cũng là yêu cầu thể hiện vấn đề trọng tâm cơ bản của toàn bộ bài bút kí.
Ý thứ hai, “nhận xét cách nhìn mang tính phát hiện về dòng sông của nhà văn Hoàng Phủ Ngọc Tường” thực chất là yêu cầu học sinh phải chỉ ra được góc nhìn mang tính chất mới mẻ, độc đáo của nhà văn về dòng sông Hương của xứ Huế - bởi theo tâm thế của văn học nghệ thuật từ văn, thơ, nhạc, họa từ xưa đến nay luôn hình dung miêu tả về sông Hương chỉ với một “khuôn mặt kinh thành” của một dòng sông êm đềm, phẳng lặng, nhiều khi buồn bã, tự như không trôi chảy…
Và ngược dòng không gian, tìm hiểu vẻ đẹp của sông Hương nơi thượng nguồn chính là góc nhìn mới mẻ, độc đáo ấy của nhà văn giúp người đọc có thể khám phá những gương mặt khác, những vẻ đẹp khác của dòng sông, cũng giúp lí giải được “vẻ đẹp dịu dàng và trí tuệ” của dòng sông trong thành Huế. Và do đó, nếu diễn đạt trong câu lệnh là “góc nhìn mới về sông Hương” có lẽ sẽ chính xác hơn là cách nhìn mang tính “phát hiện”.
Quang Anh
Khởi tố bị can, bắt tạm giam 2 đối tượng có hành vi xé Quốc kỳ
Pháp luật - 8 phút trướcGĐXH - Khi đi qua đoạn đường vắng, thấy người dân treo Quốc kỳ để chuẩn bị cho "Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc", do bốc đồng 2 đối tượng đã xé Quốc kỳ.
Sau 2 ngày lẩn trốn, hung thủ giết đã sa lưới
Pháp luật - 12 phút trướcGĐXH – Sau khi sát hại nạn nhân, Bạch bỏ trốn khỏi hiện trường gây án. Bằng các biện pháp nghiệp vụ, chỉ hơn 2 ngày sau, đối tượng đã bị bắt giữ.
Hai phi công vụ rơi máy bay ở Bình Định được tặng thưởng Huân chương Bảo vệ Tổ quốc
Thời sự - 32 phút trướcGĐXH - Đại tá Nguyễn Văn Sơn, Thượng tá Nguyễn Hồng Quân (2 phi công trong vụ rơi máy bay ở Bình Định) được tặng thưởng Huân chương Bảo vệ Tổ quốc hạng Ba vì có thành tính xuất sắc trong nhiệm vụ huấn luyện bay.
Đổ thuốc trừ sâu vào nước sinh hoạt nhà hàng xóm
Pháp luật - 45 phút trướcGĐXH - Ngày 22/11, Cơ quan CSĐT Công an huyện Văn Bàn (tỉnh Lào Cai) đã thi hành lệnh bắt bị can để tạm giam đối với Triệu Thị Ton (SN 1976) về hành vi “giết người”.
Truy tìm gã đàn ông nhận gần 2 tỉ đồng của nhiều người rồi bỏ trốn
Pháp luật - 4 giờ trướcGĐXH - Nguyễn Tuấn Ninh bị tố giác có hành vi nhận tiền của nhiều người để làm thủ tục cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nhưng không thực hiện. Sau đó, Ninh bỏ trốn và chiếm đoạt số tiền 1,75 tỉ đồng,
Hà Nội: Xác định niên đại gần 150 bộ hài cốt được phát hiện trên phố Tây Sơn
Đời sống - 4 giờ trướcGĐXH - Khoảng 150 bộ hài cốt được phát hiện trong quá trình thi công, cải tạo hệ thống thoát nước ở ngõ 167 phố Tây Sơn là của những người dân và đã có từ khoảng 50-70 năm về trước.
Hiện trường phát hiện 150 bộ hài cốt ở Hà Nội
Thời sự - 5 giờ trướcNhiều bộ hài cốt được phát hiện khi cải tạo đường và hệ thống thoát nước ngõ 167 Tây Sơn (quận Đống Đa, Hà Nội) được di dời trong đêm.
Điểm mới trong kì thi đánh giá năng lực của Trường ĐH Sư phạm Hà Nội
Giáo dục - 5 giờ trướcThêm địa điểm, tăng thời gian tổ chức... là những điểm mới tại kì thi đánh giá độc lập do Trường Đại học Sư phạm Hà Nội tổ chức năm 2025.
Khẩn trương tìm kiếm Chủ tịch Hội nông dân xã mất liên lạc
Pháp luật - 5 giờ trướcGĐXH - Hơn 30 người gồm lực lượng của xã cùng sự hỗ trợ của lực lượng chức năng huyện đang tìm kiếm ông P. tại khu vực bờ sông nhưng đến sáng 22/11 vẫn chưa có kết quả.
Tiếp tay cho người nước ngoài cư trú bất hợp pháp, nữ idol livestream lãnh 2 năm 6 tháng tù
Pháp luật - 7 giờ trướcThông qua việc là idol trên mạng xã hội Douyin, Nguyễn Thùy Dương quen Zheng Ren Gui rồi tiếp tay cho người này phạm pháp.
Khẩn trương tìm kiếm Chủ tịch Hội nông dân xã mất liên lạc
Pháp luậtGĐXH - Hơn 30 người gồm lực lượng của xã cùng sự hỗ trợ của lực lượng chức năng huyện đang tìm kiếm ông P. tại khu vực bờ sông nhưng đến sáng 22/11 vẫn chưa có kết quả.