Từ cháu bé 15 tuổi bị máu và gan nhiễm mỡ đến những thực phẩm đừng bao giờ kết hợp với trứng
GiadinhNet – Vừa qua, thông tin cháu bé 15 tuổi bị máu vàng, gan vàng do thói quen ăn nhiều trứng đã khiến không ít bà mẹ hoang mang sau khi nhìn nhận lại chế độ ăn của con mình.
Trứng là một loại thực phẩm có giá trị dinh dưỡng rất cao, giúp bồi bổ sức khỏe, và là món ăn thường xuyên trong các bữa ăn của mọi gia đình. Tuy nhiên đây cũng là "mầm mống" gây bệnh nguy hiểm do quá lạm dụng thực phẩm này.

Ảnh minh họa
Trường hợp cháu Nguyễn Anh T., 15 tuổi, trú tại Hai Bà Trưng, Hà Nội vừa qua là một điển hình. Vì sở thích ăn trứng, nên cháu T. luôn bị thu hút bởi các món ăn từ trứng. Ngày nào cũng vậy, hết luộc lại chiên, rồi ốp la,… món nào cháu cũng thích.
Dù biết ăn nhiều trứng không tốt nhưng do cháu không thích ăn thịt nên gia đình cũng để cho cháu tự do ăn uống. Ở tuổi 15, dù cao lớn so với các bạn cùng trang lứa, nhưng T thường xuyên kêu mệt mỏi, kể cả lúc không vận động.
Gia đình đã đưa cháu đi khám. Sau khi làm xét nghiệm và siêu âm bác sĩ phát hiện cháu bị máu nhiễm mỡ, gan nhiễm mỡ. Tìm hiểu về chế độ ăn của cháu bé thì mẹ cháu bé cho biết, từ lúc sinh ra cháu chỉ thích ăn trứng.

Theo các bác sĩ, trứng là thực phẩm dễ ăn nên được các bà nội trợ ưu tiên trong mâm cơm hàng ngày. Tuy nhiên nếu lạm dụng trứng thì bất cứ ai cũng có thể trở thành bệnh nhân. Hơn nữa, thói quen ăn nhiều lòng đỏ trứng sẽ nguy hiểm hơn vì lượng cholesterol trong lòng đỏ rất cao.
Theo các chuyên gia khuyến cáo, để phát huy được giá trị dinh dưỡng của trứng cần căn cứ vào độ tuổi để có chế độ ăn thích hợp: Trẻ từ 2 tuổi trở lên chỉ nên ăn 1 quả/ngày. Còn lại chỉ nên ăn 3 – 4 quả/tuần, người cao tuổi có thể ăn 2 quả/tuần.
Lưu ý, thời điểm ăn trứng tốt nhất là vào buổi sáng để cung cấp năng lượng cần thiết cho cả 1 ngày.
Ngoài ra, do trứng giàu dưỡng chất, nên khi ăn trứng cần tránh ăn những thực phẩm sau đây:
Không ăn trứng với sữa

Do vừa tiện lợi, lại vừa bổ dưỡng, nên trứng và sữa 2 là món ăn được lựa chọn, đặc biệt trong bữa sáng. Tuy nhiên, theo các chuyên gia dinh dưỡng, nếu kết hợp cả 2 món này trong 1 bữa ăn là một sai lầm.
Vì trong sữa có chứa một hàm lượng chất lactose. Lactose là một trong hai loại đường galactose và glucose dimmer. Trong trứng lại có chứa rất nhiều chất protein, giúp phân giải các acid amin.
Nếu ăn hai loại thực phẩm này cùng với nhau thì cơ thể chúng ta rất khó hấp thụ chất lactose. Hơn nữa, các chất dinh dưỡng khác lại khó được tiêu hóa. Chính vì thế mà bạn nên hạn chế ăn hai loại thực phẩm này với nhau.
Không ăn cùng thịt ngỗng, thịt thỏ, thịt rùa

Thịt ngỗng, thịt thỏ thịt rùa có tính hàn. Trong khi trứng cũng thuộc nhóm thực phẩm này và cả hai đều có chứa một số chất có hoạt tính sinh học, khi ăn cùng nhau sẽ xảy ra phản ứng kích thích đường tiêu hóa, gây tiêu chảy.
Ngoài ra, việc ăn trứng cùng lúc với thịt rùa có thể dẫn đến ngộ độc thực phẩm. Đặc biệt là những người mệt mỏi, cảm lạnh càng không nên ăn. Đối với phụ nữ mang thai, tiêu hóa kém đôi khi cũng không phù hợp để ăn.
Không kho trứng với đường thắng

Một số người còn giữ thói quen dùng nước đường thắng để lấy màu khi chế biến món thịt kho trứng. Điều này sẽ làm cho protein fructose axit amin trong trứng tiếp hợp với lysine, tạo thành chất khó hấp thu trong cơ thể.
Không ăn trứng tráng tỏi

Theo các chuyên gia, tỏi và trứng khi ăn cùng sẽ không gây ra độc tố như đồn đoán. Tuy nhiên, không nên phi thơm tỏi trước khi tráng trứng, vì tỏi khi phi lên để tráng trứng tỏi dễ gây cháy xém, hình thành nên độc tố gây bệnh cho người dùng.
Vì vậy, bạn nên cân nhắc khi kết hợp hai nguyên liệu tỏi - trứng này.
Không ăn trứng với hồng
Ăn hồng ngay sau khi ăn trứng là một trong những nguyên nhân gây ngộ độc thực phẩm và viêm dạ dày ruột cấp tính. Sau khi ăn 1-2 giờ, có thể dẫn tới nôn mửa.
Không ăn khi dùng thuốc chống viêm

Trứng rất giàu protein, trong khi các chứng viêm trong cơ thể lại liên quan đến lượng protein. Vì vậy, khi bắt đầu tình trạng viêm, cần lưu ý không uống thuốc sau khi ăn trứng. Đặc biệt là các bệnh tiêu hóa, tiêu chảy, có thể thậm chí không ăn trứng. Trứng có chứa protein sẽ làm tăng gánh nặng cho dạ dày, ảnh hưởng đến sự hấp thu và tiêu hóa.
M.H (th)

Ghép xương ổ răng cho 'chiến binh' 12 tuổi đã từng 4 lần mổ tim bẩm sinh và 1 lần phẫu thuật tạo hình khe hở môi – vòm miệng
Y tế - 57 phút trướcGĐXH - Sau khi hội chẩn, các bác sĩ quyết định sẽ phẫu thuật ghép xương ổ răng cho bé sau khi tầm soát hết các vấn đề về tim mạch. Đây bước can thiệp quan trọng để chuẩn bị cho quá trình chỉnh nha và giúp bé phục hồi chức năng ăn nhai trong tương lai.

Người đàn ông 66 tuổi nhập viện trong tình trạng nguy kịch khi đang sửa bồn nước tại nhà
Y tế - 3 giờ trướcGĐXH - Đang sửa bồn nước trên tầng thượng, ông T. đột ngột mất ý thức, trên người có nhiều vệt cháy nên được người nhà đưa đi cấp cứu.

Nặng gấp đôi các bạn cùng trang lứa, bé trai nguy kịch sau vài ngày sốt
Y tế - 4 giờ trước12 tuổi, bé trai nặng tới 83kg gấp đôi cân nặng ở độ tuổi này dẫn tới biến chứng nặng, nguy kịch sau 4 ngày sốt sốt xuất huyết.

Phát hiện gây sốc: Người cao tuổi sống thọ hơn nhờ thường xuyên... nấu ăn và dọn dẹp nhà cửa hàng ngày
Sống khỏe - 6 giờ trướcGĐXH - Trong một nghiên cứu gần đây, những phát hiện đáng ngạc nhiên đã tiết lộ một bí mật liên quan đến tuổi thọ.

Người đàn ông suýt mất mạng sau tai nạn lúc quét nhà
Y tế - 7 giờ trướcTrong lúc quét nhà, ông S. bất ngờ bị ngã rơi xuống từ độ cao 2m và bất tỉnh. Khi tới viện cấp cứu, bác sĩ thông báo tình trạng nguy hiểm tới tính mạng.

Làm gì khi trẻ bị viêm da?
Sống khỏe - 8 giờ trướcLàn da trẻ nhỏ rất mong manh và nhạy cảm, chỉ cần một tác động nhỏ từ môi trường cũng có thể bị tổn thương, viêm nhiễm. Vậy khi trẻ bị viêm da, cha mẹ cần làm gì để xử lý kịp thời và đúng cách, hạn chế nguy cơ biến chứng và để lại sẹo?

3 tư thế ngủ 'vàng' giúp tăng oxy, cải thiện hô hấp - học ngay, đừng bỏ lỡ
Sống khỏe - 10 giờ trướcGĐXH - Ba tư thế ngủ này chủ yếu tập trung vào việc tập hít thở sâu khi não bộ đã được thư giãn và cơ bắp thả lỏng.

9 dấu hiệu ban đầu cảnh báo cơ thể đang cần vitamin D
Sống khỏe - 10 giờ trướcVitamin D thiết yếu cho xương chắc khỏe và miễn dịch vững vàng nhưng tình trạng thiếu hụt lại khá phổ biến ngay cả ở vùng nhiều nắng. Dưới đây là 9 dấu hiệu cảnh báo cơ thể bạn đang thiếu hụt vitamin D.

Bé 1 tháng tuổi suýt mất mạng vì bố mẹ tự chữa bệnh tiêu chảy cho con theo "bài thuốc dân gian truyền miệng"
Y tế - 23 giờ trướcMay mắn, bé đã được đưa đến bệnh viện kịp thời, sau khi được xử trí cấp cứu, dùng thuốc giải độc đặc hiệu và theo dõi sát, tình trạng bé đã dần ổn định.

Đừng làm 7 điều khi tắm vào mùa hè! Hầu hết mọi người đều làm hai điều này mỗi ngày
Bệnh thường gặp - 1 ngày trướcĐi tắm mùa hè mà mắc phải 7 sai lầm này thì sức khỏe dần bị bào mòn.

Người phụ nữ 61 tuổi suy gan nặng, nguy cơ tử vong cao do chủ quan với dấu hiệu này
Y tếGĐXH - Tại bệnh viện, bệnh nhân được chẩn đoán xơ gan mất bù, viêm gan B mạn tính, suy gan rất nặng, nguy cơ tử vong cao nếu không được ghép gan kịp thời.