Hà Nội
23°C / 22-25°C

Tự đo đường huyết: Thế nào là đúng?

Thứ năm, 14:51 04/03/2010 | Sống khỏe

Máy thử đường huyết tự động là một thiết bị nhỏ gọn, cần thiết và rất tiện dụng cho bệnh nhân mắc bệnh tiểu đường.

 
Ngoài ra, người ta còn dùng nó để tầm soát bệnh tiểu đường ở những người chưa biết có bị bệnh hay không. Máy gồm có bốn bộ phận: máy đo, bút phóng kim, kim và que thử.
 
Lưu ý khi chọn mua máy

Có thể mua máy thử đường huyết ở tiệm thuốc tây hoặc siêu thị, chợ. Khi mua nên kiểm tra hạn dùng, coi mã số trên hộp que thử có đúng như mã số ghi trên máy. Ngoài ra, khi sử dụng cũng cần lưu ý pin trong máy còn tốt không, hạn sử dụng của que thử. Mỗi loại máy đều có bản hướng dẫn cách sử dụng mà người đo nên đọc kỹ và làm đúng.

Nên thử lúc đói hay no?

Mức đường huyết an toàn

Đơn vị tính của máy thử tự động sử dụng thường là mg/dl, đường huyết lúc đói bình thường dao động từ trên 60mg/dl đến dưới 120mg/dl. Theo hiệp hội đái tháo đường Hoa Kỳ, mức đường huyết an toàn:

- Trước bữa ăn: 90 –130mg/dl.
- Sau bữa ăn 1 – 2 giờ: nhỏ hơn 180mg/dl.
- Trước lúc đi ngủ: 110 – 150mg/dl.

Một số bệnh nhân tiểu đường có thể cần thử đường huyết nhiều lần trong ngày hơn bệnh nhân khác, tuỳ theo chỉ định bác sĩ. Thời điểm thử đường huyết có thể là lúc đói (tám tiếng sau ăn), thường là buổi sáng sau khi thức dậy chưa ăn uống; hoặc sau ăn hai giờ; hoặc thử đường huyết vào một lúc bất kỳ nào đó, khi cảm giác trong người có dấu hiệu đường lên cao, xuống thấp.
 
Lưu ý, do đây là một xét nghiệm xâm lấn (đâm xuyên qua da) nên chúng ta phải bảo đảm tuyệt đối vấn đề vệ sinh nơi trích máu trước và sau khi thử. Rửa sạch tay với nước ấm và xà bông rồi lau cho thật khô. Chỉ một chút xíu thức ăn, đường, nước dính trên ngón tay là kết quả đã sai đi. Các vật dụng đã sử dụng như kim, que thử, gòn… cần phải gói cẩn thận trước khi cho vào thùng rác. Mỗi máy có chỉ dẫn nơi chích máu riêng, vì thế cần chích kim ở nơi mà máy chỉ định.

Không tự ý đoán bệnh từ kết quả

Đối với người bệnh: tuỳ tình trạng nặng hay nhẹ của bệnh tiểu đường và giai đoạn điều trị mà khi có kết quả, bác sĩ điều trị có thể dựa vào đó để điều chỉnh chế độ ăn uống kết hợp với thuốc để đạt được mức đường huyết mong muốn, an toàn.

Đối với người bình thường: khi sử dụng máy để tầm soát dự phòng, nếu thấy kết quả vượt quá giá trị bình thường thì không được tự ý cho là bị bệnh và tự mua thuốc uống mà phải đến gặp bác sĩ để được khám và cho xét nghiệm đường huyết lại lần nữa để chẩn đoán chính xác. Mặc dù máy đo đáng tin cậy để theo dõi và điều trị nhưng máy cũng không hoàn hảo. Kỹ thuật dùng trong máy đo tại nhà không chính xác bằng thử nghiệm được thực hiện tại bệnh viện hoặc các phòng xét nghiệm.
 
Quy trình đo đường huyết
 
Bước 1: gắn kim vào bút phóng, đậy nắp bút phóng lại.

Bước 2: gắn que thử vào máy, để ở chế độ sẵn sàng (khi thấy biểu tượng giọt máu hiện lên trên thân máy).

Bước 3: sát trùng chỗ chích máu, thường là mặt bên của đầu ngón áp út ở tay không thuận. Đặt sát miệng bút phóng vào chỗ da đã sát trùng rồi bấm nút cho kim tự phóng ra đâm xuyên qua da và tự thu về trong thời gian rất ngắn.

Bước 4: để máu tự chảy và hứng que thử đã gắn sẵn trong máy vào, chỉ cần một giọt là đủ, chờ máy đọc kết quả. Đặt gòn đè lên vết thương để cầm máu.

Theo SGTT
hoaianh
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Ai dễ bị thiếu máu não?

Ai dễ bị thiếu máu não?

Sống khỏe - 2 giờ trước

Thiếu máu não là tình trạng nghiêm trọng, xảy ra khi lưu lượng máu đến não bị giảm, dẫn đến thiếu oxy và dưỡng chất cần thiết cho hoạt động của não. Đây được xem là bệnh lý “tiền” đột quỵ, dễ gây tai biến và tử vong.

Người đàn ông 49 tuổi ở Phú Thọ nhập viện gấp, tăng nguy cơ suy thận do sỏi bàng quang gây tắc nghẽn đường tiểu

Người đàn ông 49 tuổi ở Phú Thọ nhập viện gấp, tăng nguy cơ suy thận do sỏi bàng quang gây tắc nghẽn đường tiểu

Bệnh thường gặp - 2 giờ trước

GĐXH - Người đàn ông 49 tuổi đến viện trong tình trạng đau tức vùng bụng dưới, tiểu khó, nước tiểu thường xuyên lẫn máu.

Bệnh thủy đậu ở người lớn, điều trị như thế nào?

Bệnh thủy đậu ở người lớn, điều trị như thế nào?

Sống khỏe - 4 giờ trước

Bệnh thủy đậu không chỉ gây ra triệu chứng khó chịu mà còn để lại nhiều biến chứng. Đặc biệt, bệnh thủy đậu ở người lớn thường ảnh hưởng nặng hơn trẻ em.

Ai mắc sốt xuất huyết sẽ có nguy cơ cao gặp nguy hiểm?

Ai mắc sốt xuất huyết sẽ có nguy cơ cao gặp nguy hiểm?

Sống khỏe - 5 giờ trước

Theo thống kê của Bộ Y tế, tích lũy từ đầu năm đến nay, cả nước ghi nhận 114.906 trường hợp mắc sốt xuất huyết, 19 ca tử vong. Một số trường hợp khi mắc bệnh sẽ có nguy cơ cao gặp biến chứng nặng, thậm chí nguy hiểm đến tính mạng.

4 loại đồ uống làm giảm mỡ máu một cách tự nhiên

4 loại đồ uống làm giảm mỡ máu một cách tự nhiên

Bệnh thường gặp - 6 giờ trước

Việc thay đổi chế độ ăn uống cũng có thể tạo ra sự khác biệt lớn trong việc hạ thấp mỡ máu xấu (cholesterol LDL) trong cơ thể.

Loại củ rẻ tiền đầy chợ Việt giúp ổn định đường huyết cực tốt, người bệnh tiểu đường nên ăn sẽ thấy cơ thể thay đổi tích cực

Loại củ rẻ tiền đầy chợ Việt giúp ổn định đường huyết cực tốt, người bệnh tiểu đường nên ăn sẽ thấy cơ thể thay đổi tích cực

Bệnh thường gặp - 19 giờ trước

GĐXH - Nghệ là gia vị quen thuộc trong gian bếp của người Việt. Nhiều nghiên cứu cho thấy, chất curcumin ở trong nghệ có tác dụng chống viêm hiệu quả và giữ cho lượng đường trong máu ở mức ổn định.

Bé gái hơn 1 tuổi ở Phú Thọ liệt dây thần kinh số 7 ngoại biên, bác sĩ chỉ rõ nguyên nhân rất hay gặp trong mùa lạnh

Bé gái hơn 1 tuổi ở Phú Thọ liệt dây thần kinh số 7 ngoại biên, bác sĩ chỉ rõ nguyên nhân rất hay gặp trong mùa lạnh

Sống khỏe - 20 giờ trước

GĐXH – Theo các bác sĩ, vào mùa nào, trẻ cũng có thể bị liệt dây thần kinh số 7 ngoại biên nhưng mùa lạnh và lúc giao mùa, tình trạng này gia tăng nhiều hơn.

3 loại thực phẩm giàu protein, người sau 55 tuổi nên bổ sung

3 loại thực phẩm giàu protein, người sau 55 tuổi nên bổ sung

Bệnh thường gặp - 22 giờ trước

Protein cần thiết cho sức khỏe con người, góp phần kéo dài tuổi thọ, người già thường nằm trong nhóm thiếu protein.

Một vết cắt trên da cũng có thể gây tử vong do kháng kháng sinh

Một vết cắt trên da cũng có thể gây tử vong do kháng kháng sinh

Sống khỏe - 22 giờ trước

Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), mỗi năm thế giới có khoảng 700.000 người tử vong do kháng thuốc. Dự báo, đến năm 2050, cứ 3 giây sẽ có 1 người tử vong do các siêu vi khuẩn kháng thuốc, tương đương với khoảng 10 triệu người mỗi năm. Khi đó, thậm chí các bệnh thông thường như ho, hay chỉ một vết cắt trên da cũng có thể gây tử vong.

Người đàn ông 30 tuổi mắc ung thư tuyến tụy thừa nhận thường xuyên ăn 3 món ăn mà người Việt ưa thích

Người đàn ông 30 tuổi mắc ung thư tuyến tụy thừa nhận thường xuyên ăn 3 món ăn mà người Việt ưa thích

Bệnh thường gặp - 22 giờ trước

GĐXH - Thanh niên phát hiện mắc ung thư tuyến tụy ở tuổi 30 thừa nhận thường xuyên ăn những đồ chiên rán, dầu mỡ và đồ ăn ngọt... mặc dù có tiền sử mắc bệnh gan nhiễm mỡ, viêm tuỵ mãn tính.

Top