Tự ti vì da nổi mụn, mẩn đỏ trông ‘bẩn bẩn’ hậu COVID-19, nhiều chị em chữa sai cách khiến tình trạng nặng thêm
GiadinhNet – Theo các chuyên gia da liễu, một số trường hợp bệnh nhân gặp di chứng trên da hậu COVID-19 đã tự điều trị bằng cách sử dụng tắm lá hoặc thuốc bôi không rõ nguồn gốc khiến đến tình trạng bệnh ngày càng nặng hơn.

Những tưởng vượt qua COVID-19 một cách nhẹ nhàng, không triệu chứng là may mắn nhưng những ngày gần đây, gia đình chị Thảo (Hà Đông, Hà Nội) lại đang đau đầu vì các di chứng hậu COVID-19 để lại.
Theo lời kể của người phụ nữ này, cả gia đình chị thành F0 cách đây hơn 1 tháng và đã khỏi bệnh. Lúc mắc bệnh, 2 vợ chồng chị gần như không có triệu chứng còn 2 con nhỏ cũng chỉ sốt nhẹ.
Tuy nhiên, từ khi khỏi bệnh, chồng và 2 bé nhà chị gặp tình trạng mất ngủ, hoặc có ngủ cũng không sâu giấc, hay bị tỉnh lúc nửa đêm. Riêng bản thân chị lại bị nổi mụn và bị ngứa, nổi mẩn khắp người.

Ảnh minh họa
Ban đầu, nghĩ có thể do lúc F0 kiêng tắm nên bị mụn và ngứa nên chị Thảo cũng không quá bận tâm, tích cực tắm rửa, kỳ cọ. Thế nhưng, những vết mẩn đỏ vẫn không hết và ngày càng lan rộng ra từ cổ, cánh tay xuống cả bụng, bắp chân. Khi ấy, chị Thảo mới bắt đầu lo lắng.
"Mặt thì nổi mụn, khắp người thì loang lổ những nốt mẩn đỏ trông bẩn bẩn khiến tôi vô cùng tự ti, không còn dám mặc váy đi làm", chị Thảo chia sẻ.
Tự ti với ngoại hình hiện tại, chị Thảo tìm mọi cách để chữa. Nghe mọi người mách tắm nước lá có thể giúp dịu các nốt mẩn, chị Thảo làm theo. Ai ngờ, tình trạng không thuyên giảm mà ngày càng nặng thêm.
Thực tế, chị Thảo chỉ là một trong số nhiều người gặp tình trạng hậu COVID-19 và có biểu hiện trên da. Tại nhiều Bệnh viện trên cả nước cũng đã ghi nhận không ít bệnh nhân đến khám, điều trị trong tình trạng da mẩn đỏ, ngứa nổi mề đay, chấm xuất huyết, ban xuất huyết, viêm mạch, hoại tử… Khi khai thác bệnh sử, hầu hết đều đã từng là F0 khỏi bệnh và mắc di chứng của hậu COVID-19.
Theo thống kê của Bệnh viện Da liễu Trung ương, số bệnh nhân đến khám các vấn đề về da và tóc có liên quan đến COVID-19 ngày một gia tăng, chiếm tới 10% tổng số bệnh nhân đến khám ở viện mỗi ngày, bệnh cảnh cũng đa dạng hơn nhiều.
Các bác sĩ da liễu cho biết, có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng người bệnh gặp các vấn đề trên da hậu COVID-19 như bị rối loạn miễn dịch gây ra phát ban, mề đay. Ngoài ra trong quá trình điều trị COVID-19, bệnh nhân phải uống thuốc điều trị corticoid, thuốc chống đông máu cũng gây phát ban, mụn trứng cá.
Cùng với đó, với một số người có sẵn bệnh lý nền như viêm da cơ địa, bạch biến, vảy nến cũng có sự gia tăng triệu chứng bệnh sau khi F0 vì COVID-19 là bệnh gây viêm toàn thân.
Với các trường hợp gặp di chứng hậu COVID-19 trên da, tùy vào tình trạng bệnh của từng bệnh nhân, các bác sĩ sẽ đưa ra cách điều trị phù hợp. Dù tỷ lệ bệnh da sau COVID-19 là cao nhưng không quá nặng, người dân chỉ cần được thăm khám kịp thời. Sau khi được chẩn đoán đúng, có thể sử dụng 1 số loại thuốc phổ thông là khỏi.
Tuy nhiên, theo BS Đặng Bích Diệp - Trưởng phòng Công tác xã hội, Bệnh viện Da liễu Trung ương, điều đáng lo ngại là nhiều bệnh nhân vì nghĩ mình chỉ bị sẩn ngứa thông thường nên tự điều trị theo mạng xã hội, dẫn đến hậu quả ngày một nặng nề hơn.
"Một số trường hợp bệnh nhân tự giải quyết bằng cách sử dụng tắm lá hoặc thuốc bôi không rõ nguồn gốc đã làm nặng lên tình trạng của bệnh nhân, xuất hiện tình trạng tràm, phản ứng mạnh hơn", BS Diệp cho hay.
Vì vậy, các chuyên gia khuyến cáo, chị em sau khi nhiễm COVID-19 mà gặp những di chứng như phát ban da, mẩn đỏ, viêm mạch máu... ảnh hưởng đến ngoại hình nên đến cơ sở y tế, phòng khám da liễu để được thăm khám và điều trị, không nên tự bôi, tắm các loại thuốc không rõ công dụng để tránh gặp những tác dụng không mong muốn.
Bên cạnh đó, giữ tinh thần lạc quan, thoải mái, chăm tập thể dục để nâng cao sức khoẻ, giảm nhẹ các di chứng hậu COVID-19.

Bệnh viện E ứng dụng công nghệ phổ và AI: Dự đoán chính xác bệnh tim mạch, ung bướu và thần kinh
Y tế - 33 phút trướcGĐXH - Bệnh viện E vừa đưa vào sử dụng hệ thống CT phổ của Philips ứng dụng AI, giúp chẩn đoán chính xác các bệnh lý tim mạch, ung bướu, đột quỵ…

Người đàn ông 49 tuổi bất ngờ phát hiện bệnh tuyến giáp từ dấu hiệu nhiều người Việt bỏ qua
Sống khỏe - 2 giờ trướcGĐXH - Người đàn ông bị u tuyến giáp đi khám trong tình trạng có khối to vùng cổ, cảm giác nuốt vướng khi ăn, đôi lúc cảm thấy khó thở và dễ mệt mỏi.

Bí quyết đảm bảo sức khỏe khi đi du lịch dịp 30/4 - 1/5 sắp tới
Sống khỏe - 3 giờ trướcGĐXH - Kỳ nghỉ lễ 30/4 – 1/5 là thời điểm lý tưởng để nghỉ ngơi, khám phá những vùng đất mới sau những ngày làm việc căng thẳng. Tuy nhiên, theo các chuyên gia, để chuyến đi thật trọn vẹn, nên lên kế hoạch chu đáo và đừng quên chăm sóc sức khỏe cho bản thân và gia đình trong suốt chuyến đi. Dưới đây là một số bí quyết giúp giữ gìn sức khỏe khi đi du lịch dịp nghỉ lễ sắp tới:

5 loại đồ uống tự nhiên chữa đau dạ dày
Bệnh thường gặp - 7 giờ trướcCó nhiều nguyên nhân gây đau dạ dày khiến người mắc khó chịu. Một số loại đồ uống có thể giúp làm dịu cơn đau...

Bệnh viện Đa khoa Bắc Kạn cứu thành công sản phụ sinh non, nguy kịch
Y tế - 8 giờ trướcGĐXH - Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bắc Kạn vừa cấp cứu sản phụ sinh non, nguy kịch do sau đẻ, rau không bong và xuất hiện tình trạng chảy máu nhiều, đe dọa nghiêm trọng đến tính mạng.

Thấy bất thường ở ngực, người phụ nữ 38 tuổi ở Hà Nội đi khám bất ngờ phát hiện khối u hiếm gặp
Sống khỏe - 8 giờ trướcGĐXH - U diệp thể tuyến vú thường gặp ở phụ nữ độ tuổi trưởng thành. Đặc điểm lâm sàng của bệnh như: Khối không đau, phát triển nhanh, kích thước trung bình 3-5cm.

Người bệnh thoái hóa khớp gối tập luyện thế nào cho phù hợp?
Sống khỏe - 11 giờ trướcTập thể dục có thể ngăn ngừa thoái hóa sụn, mất xương, ức chế viêm, tăng cường sức mạnh và sự linh hoạt cho khớp ở người thoái hóa khớp gối…

Uống sữa vào buổi sáng hay buổi tối tốt hơn? 7 nhóm người này không nên uống sữa
Sống khỏe - 13 giờ trướcGĐXH - Làm thế nào để tận dụng tối đa giá trị dinh dưỡng của sữa? Uống sữa như thế nào để không gây hại cho cơ thể? Những ai không nên uống sữa?... là những câu hỏi sẽ được giải đáp dưới đây.

Cục Quản lý Dược chỉ cách người dân tự nhận biết thuốc giả, thuốc thật
Y tế - 23 giờ trướcLãnh đạo Cục Quản lý Dược (Bộ Y tế) vừa cho biết, người dân, doanh nghiệp có thể tự tra cứu sản phẩm thuốc tân dược qua Cổng dịch vụ công: https://dichvucong.dav.gov.vn/congbothuoc.

Đặt thành công máy tạo nhịp tim vĩnh viễn cho hai bệnh nhân U100
Y tế - 1 ngày trướcBệnh viện Đa khoa (BVĐK) tỉnh Ninh Thuận vừa thực hiện thành công hai ca đặt máy tạo nhịp tim vĩnh viễn cho hai bệnh nhân U100.

Uống thuốc bổ gan thế nào cho đúng cách?
Bệnh thường gặpGĐXH - Các loại thuốc bổ gan chỉ có tác dụng hỗ trợ điều trị bệnh nên không thể thay thế thuốc đặc trị. Nếu uống, cần uống đúng và uống đủ.