“Tử vi sinh học”: Giải mã gen phòng bệnh sớm, bảo vệ sức khỏe
Vinmec đang là đơn vị dẫn đầu xu hướng ứng dụng xét nghiệm gen trong chăm sóc sức khỏe, hay còn gọi là “Tử vi sinh học”, nhằm cung cấp giải pháp toàn diện cho chăm sóc sức khỏe và dự phòng bệnh tật tại Việt Nam.
Vinmec dẫn đầu xu hướng ứng dụng tử vi sinh học tại Việt Nam
Thế giới đang có sự dịch chuyển lớn về chăm sóc sức khỏe, từ việc khám chữa khi có bệnh sang việc giữ gìn sức khỏe, phòng ngừa và làm chậm thời điểm phát triển bệnh. Bắt nhịp với xu hướng này, Việt Nam áp dụng dự phòng bệnh tật dựa trên khám sức khỏe tổng quát, xét nghiệm máu, chẩn đoán hình ảnh ... đem lại hiệu quả khá cao, giúp hàng triệu người được khám và điều trị kịp thời.

Mã gen của mỗi người quyết định 30% sức khỏe và bệnh tật
Thành tựu giải mã hệ gen người cho thấy mã gen chiếm 30% tỉ trọng quyết định sức khỏe và bệnh tật của mỗi người. Những mật mã về hệ gen có thể mang lại lời giải cho những bài toán về nguy cơ hay khả năng khởi phát bệnh, đặc tính sức khỏe, sự bền bỉ và các phản ứng đặc trưng của cơ thể với các loại thuốc khác nhau… Kết hợp với sự điều chỉnh lối sống dựa trên cơ sở mật mã gen, việc chăm sóc sức khỏe của mỗi chúng ta và các thế hệ tiếp nối sẽ được thực hiện ở một tầm cao mới. Xét nghiệm hệ gen hay tử vi sinh học - đang trở thành một cấu phần không thể thiếu trong hồ sơ sức khỏe cá nhân và chăm sóc y tế hiện đại.
Vinmec là đơn vị tiên phong ở Việt Nam sử dụng xét nghiệm hệ gen của mỗi cá nhân làm cơ sở xây dựng các chương trình chăm sóc sức khỏe. Đy là hướng tiếp cận y học hàn lâm, cho đến nay chỉ có Vinmec thực hiện được tại Việt Nam - với nền tảng nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ, đội ngũ bác sĩ lâm sàng và chuyên gia di truyền kinh nghiệm; cơ sở dữ liệu gen lớn nhất của người Việt và châu Á.
Trước sự gia tăng của nhiều bệnh mãn tính không lây nhiễm ở Việt Nam và tình trạng dân số già hóa nhanh, xét nghiệm gen cho người dân Việt Nam là rất cấp thiết. Cùng với DNALink (Hàn Quốc) – một trong những công ty hàng đầu về phân tích số liệu hệ gen tại Hàn Quốc, Vinmec cho ra đời sản phẩm xét nghiệm "Tử vi sinh học" khảo sát đánh giá nguy cơ các tình trạng bệnh lý (ung thư, bệnh di truyền, bệnh mãn tính, chuyển hóa thuốc…) và các chỉ số sức khỏe khác (độ bền bỉ, sức chịu đựng, tình trạng đàn hồi da…). Kết hợp với khai thác bệnh sử và biểu hiện lâm sàng, Vinmec có thể cung cấp cho khách hàng bộ hồ sơ di truyền làm hành trang chăm sóc bản thân suốt cuộc đời.

Cùng xét nghiệm "Tử vi sinh học", kết hợp với bệnh sử & biểu hiện lâm sàng, Vinmec cung cấp cho khách hàng hồ sơ di truyền làm hành trang chăm sóc suốt cuộc đời
Các thông tin từ "tử vi sinh học" được ứng dụng thế nào trong chăm sóc sức khỏe?
Phần lớn bệnh tật, đặc biệt là các bệnh mạn tính không lây như ung thư, tiểu đường, tim mạch… là kết quả của quá trình tương tác giữa các yếu tố bên trong và bên ngoài cơ thể. Các khuyến cáo phòng ngừa bệnh tật thông thường được dựa trên việc phân tích và đánh giá những yếu tố nguy cơ bên ngoài như tuổi tác, lối sống, chế độ dinh dưỡng, vận động,… Nhưng các báo cáo khoa học trên thế giới và thực tế gần đây cho thấy chỉ đánh giá yếu tố bên ngoài là chưa thật sự đầy đủ.
TS.BS Muin J Khoury, GĐ Văn phòng Di truyền y tế công cộng, Trung tâm Kiểm soát và phòng ngừa bệnh tật Hoa Kỳ (CDC) đã tổng kết như sau: Các nhóm bệnh có yếu tố di truyền cao như tăng cholesterol máu, ung thư vú và buồng trứng, hội chứng Lynch ... đang ảnh hưởng trực tiếp đến hơn 2 triệu người Mỹ và có khoảng 1% dân số mang đột biến gen gây bệnh và có nguy cơ cao mắc các bệnh kể trên, bất kể tiền sử gia đình như thế nào".

Các đặc điểm của hệ gen đem lại bức tranh tổng thể về cơ thể, giúp chúng ta biết được nguy cơ tiềm tàng để ăn uống, tập luyện, làm đẹp, tầm soát bệnh tật chủ động
Chăm sóc sức khỏe không chỉ dừng lại ở điều trị bệnh. Khi xã hội càng phát triển, ý thức giữ gìn và duy trì sức khỏe tốt ngày càng rõ rệt, vai trò của xét nghiệm hệ gen với người khỏe còn quan trọng hơn. Lý do là chỉ có xét nghiệm gen mới cung cấp được các bằng chứng về nguy cơ bệnh khi không có bất kỳ biểu hiện lâm sàng nào được phát hiện. Các đặc điểm của hệ gen sẽ giúp người khỏe có bức tranh tổng thể về cơ thể của họ, biết được nguy cơ tiềm tàng để sớm có được các chế độ về dinh dưỡng, tập luyện, làm đẹp, tầm soát…một cách chủ động. Khi các hoạt động tầm soát và phòng ngừa được thực hiện sớm, các vấn đề bệnh tật nếu có sẽ được kiểm soát dễ dàng hơn nhiều lần cho bản thân và các thế hệ nối tiếp.
Theo TS.BS Khoury, sử dụng các thông tin di truyền giúp con người hiểu rõ hơn về những đặc điểm riêng của cơ thể mình, từ đó biết cách phòng ngừa nhiều bệnh mãn tính, bệnh di truyền và các bệnh gây ra do đột biến gen.
Đặc điểm hệ gen giữa các chủng người trên thế giới rất khác nhau. Nghĩa là chúng ta không thể sử dụng một phương pháp xét nghiệm dựa trên một cơ sở dữ liệu của một chủng người để phục vụ cho các chủng tộc khác. Việc áp dụng xét nghiệm hệ gen của người Việt Nam cần phải có cơ sở dữ liệu phù hợp với chủng người Việt. Trong khuôn khổ hợp tác với DNALink và nền tảng các nghiên cứu về hệ gen người Việt, Vinmec hiện là đơn vị duy nhất hiện thực được xét nghiệm tử vi sinh học chính xác và phù hợp với người Việt Nam.
PV

5 loại thực phẩm chứa nhiều lợi khuẩn nhất
Sống khỏe - 5 phút trướcLợi khuẩn (probiotic) đóng vai trò quan trọng trong sức khỏe tiêu hóa. Những vi sinh vật có lợi này có thể giúp điều trị nhiều tình trạng khác nhau, bao gồm hội chứng ruột kích thích, bệnh viêm ruột và tiêu chảy…

Người đàn ông ở Phú Thọ phát hiện mắc cùng lúc 2 bệnh ung thư từ dấu hiệu nhiều người bỏ qua
Sống khỏe - 57 phút trướcGĐXH - Sau khi thăm khám và làm các xét nghiệm cần thiết, bệnh nhân được chẩn đoán mắc 2 bệnh ung thư là ung thư dạ dày và ung thư thực quản.

Phát động chiến dịch nâng cao nhận thức chăm sóc sức khoẻ mẹ và bé
Mẹ và bé - 11 giờ trướcGĐXH - Chiến dịch truyền thông "Yêu thương mỗi ngày - Mẹ khỏe, bé ngoan" do Cục Bà mẹ và Trẻ em phát động nhằm nâng cao nhận thức của phụ nữ mang thai và các gia đình về tầm quan trọng của chăm sóc sức khỏe ngay từ giai đoạn đầu của thai kỳ và những năm tháng đầu đời của trẻ.

Loại rau mùa hè rẻ tiền giúp bổ thận, mát gan, người Việt nên tận dụng ngay để phòng bệnh
Sống khỏe - 13 giờ trướcGĐXH - Rau má giúp mát gan, bổ thận, tốt cho tiêu hóa. Tuy nhiên không nên sử dụng quá 6 tuần mà không có chỉ định của bác sĩ...

Người phụ nữ 42 tuổi bị u xơ tử cung, thiếu máu nặng vì một sai lầm nhiều người Việt mắc phải
Bệnh thường gặp - 14 giờ trướcGĐXH - Từ việc thăm khám lâm sàng và kết quả thăm dò, các bác sĩ xác định nguyên nhân khiến bệnh nhân thiếu máu nặng là do u xơ tử cung chảy máu.

Người đàn ông 57 tuổi ở Hưng Yên sốt kéo dài, liệt hai chân từ nguyên nhân không ngờ
Y tế - 16 giờ trướcGĐXH - Khi đến viện, bệnh nhân sốt cao, vết mổ thấm dịch nhiều, mép vết thương hở, cơ lực hai chân bằng 0, không kiểm soát được tiểu tiện, thể trạng suy kiệt.

Nam thanh niên 26 tuổi bất ngờ bị tật ở cột sống cổ từ 1 thói quen nhiều người Việt mắc phải
Sống khỏe - 20 giờ trướcGĐXH - Nam nhân viên văn phòng 26 tuổi đã phải tìm đến bác sĩ vì cơn đau ở cổ vai gáy xuất hiện âm ỉ ngày càng nặng, ảnh hưởng đến giấc ngủ, khả năng tập trung và hiệu suất làm việc.

Người đàn ông phát hiện cùng lúc 5 bệnh từ dấu hiệu nhiều người Việt bỏ qua
Bệnh thường gặp - 21 giờ trướcGĐXH - Sau khi thăm khám, ông H. được chẩn đoán xác định mắc viêm teo dạ dày C2 - viêm hành tá tràng do nhiễm Helicobacter pylori, rối loạn chuyển hóa lipid máu, sỏi túi mật và rối loạn giấc ngủ.

Nên tiêu thụ bao nhiêu vitamin D mỗi ngày là tốt nhất?
Sống khỏe - 1 ngày trướcVitamin D còn được gọi là 'vitamin ánh nắng mặt trời', đóng vai trò quan trọng đối với xương, chức năng miễn dịch và sức khỏe tổng thể… Vậy nên bổ sung bao nhiêu vitamin D mỗi ngày là tốt nhất?

Uống 1 cốc nước vào buổi sáng hàng ngày, cơ thể sẽ có 4 thay đổi này trong thời gian ngắn
Sống khỏe - 1 ngày trướcGĐXH - Nhiều người sẽ cảm thấy khô và đắng trong miệng sau khi thức dậy. Đó là vì chúng ta không uống nước trong suốt một đêm dài. Lúc này, cơ thể cần bổ sung nước gấp.

Người phụ nữ 37 tuổi phát hiện u dưới niêm mạc thực quản kích thước lớn từ dấu hiệu nhiều người Việt bỏ qua
Bệnh thường gặpGĐXH - Sau khi nội soi thực quản dạ dày, các bác sĩ phát hiện một khối u dưới niêm mạc kích thước lớn. Trước đó, bệnh nhân có cảm giác nuốt vướng, nuốt nghẹn...