Hà Nội
23°C / 22-25°C

Tử vong thương tâm vì tin ‘bác sĩ’ trên TikTok cam kết chữa khỏi

Thứ hai, 09:52 31/03/2025 | Sống khỏe

Bị ung thư gan, anh T. vô cùng lo lắng, hoang mang. Khi gặp một "thần y" trên mạng TikTok, cả gia đình hy vọng anh sẽ sống thêm vài năm tuy nhiên, bệnh nhân tử vong sau 3 tuần.

LỜI TÒA SOẠN

Nhiều TikToker tự xưng là chuyên gia y tế, xây dựng hình ảnh, chia sẻ kiến thức hoặc đưa ra lời khuyên cho mọi người. Nhưng thông tin mà họ cung cấp có nhiều điểm đáng ngờ, thiếu căn cứ khoa học, điều này rất nguy hiểm cho sức khỏe cộng đồng.

Báo VietNamNet đăng tải tuyến bài: Cảnh giác với "bác sĩ" TikTok để phản ánh tình trạng trên, mong muốn cộng đồng thận trọng khi tìm hiểu thông tin sức khỏe, tránh gây hại cho bản thân.

Bài 1: Cô gái tưởng mình mắc ung thư giai đoạn cuối sau khi lướt TikTok

Bài 2: Tử vong thương tâm vì tin ‘bác sĩ’ trên TikTok cam kết khỏi

Vuột mất cơ hội sống

Đầu năm 2025, anh N.Đ.T (37 tuổi, Hà Nội) phát hiện mắc ung thư gan, được tư vấn điều trị nội khoa.

Trong lúc hoang mang khi thời gian sống tính bằng tháng, cả gia đình anh T. chia nhau lên mạng, vào các hội nhóm "tìm thầy tìm thuốc". Sau khi xem một clip với thông điệp “ Đừng là giai đoạn cuối” chia sẻ về những người bị ung thư giai đoạn cuối được cứu sống, gia đình anh T. tin rằng đây là cơ hội cho nam bệnh nhân.

Chị Hương - vợ anh T. chia sẻ: “Chúng tôi không rõ đây là bác sĩ hay lang y, chỉ biết họ mặc áo giống bác sĩ. Gửi hồ sơ bệnh án và đặt cọc là sẽ có thuốc. Liệu trình 40 triệu đồng/tháng, cam kết tiêu u. Họ cũng cung cấp một loạt tin nhắn cảm ơn của những người đã khỏi bệnh”.

Với hy vọng "còn nước còn tát", gia đình đã mua một liệu trình thuốc cho anh T. uống. Hai tuần sau, người đàn ông phải vào cấp cứu vì men gan tăng cao, cổ trướng. Một tuần sau, bệnh nhân qua đời trong sự ngỡ ngàng của mọi người.

Bác sĩ Ngô Văn Tỵ - Trung tâm Ung bướu, Bệnh viện Đại học Y Hà Nội cho biết, đây là một trường hợp cực kỳ đáng tiếc. Ung thư gan dù là bệnh nguy hiểm nhưng nếu tuân thủ điều trị theo các bác sĩ, cơ hội kéo dài thời gian sống vẫn rất tốt.

Tử vong thương tâm vì tin ‘bác sĩ’ trên TikTok cam kết chữa khỏi - Ảnh 2.

Bác sĩ Tỵ thực hiện một ca phẫu thuật. Ảnh: BSCC.

Mới đây, Bệnh viện Ung bướu Hà Nội cũng tiếp nhận một người phụ nữ vào cấp cứu trong tình trạng khối u phát triển to, kích thước như quả bưởi.

Ban đầu, bệnh nhân phát hiện có u vú nhưng không đến bệnh viện. Lướt TikTok nghe quảng cáo tư vấn sản phẩm tiêu u nên người bệnh mua về uống. Ba tháng sau, u to lên tới 20-25cm, lở loét. Tại bệnh viện, bác sĩ chẩn đoán đó là một thể ung thư vú.

Theo nữ bệnh nhân, sản phẩm này được nhiều người nổi tiếng quảng cáo nên cô mua về dùng thử nhưng u vẫn to không ngừng.

Một cô gái 21 tuổi ở Hà Nội vào cấp cứu trong tình trạng hôn mê. Người nhà cho biết, cô mua thuốc giảm cân trên TikTok, đã uống liên tục hơn 1 tháng, với liều lượng mỗi ngày 1 viên. Sau thời gian uống thuốc và nhịn ăn, bệnh nhân giảm được 4-5kg.

Tuy nhiên, các bác sĩ phát hiện sản phẩm chứa sibutramin - một hoạt chất bị cấm ở Việt Nam và trên thế giới vì rất nguy hiểm, gây biến cố với tim mạch, não.

Bác sĩ thật “lép vế”

Theo Thạc sĩ, bác sĩ Lê Văn Thành - Khoa Ngoại Bụng, Bệnh viện K (Hà Nội), những “thần y”, bác sĩ mạo danh trên mạng xã hội rất dễ thu hút bệnh nhân, đặc biệt là những người mắc bệnh nan y như ung thư. Khi đó, người bệnh và gia đình đang trong cơn hoang mang, nếu không tỉnh táo rất dễ rơi vào “những cạm bẫy” được giăng sẵn như vậy, để rồi tiền mất, tật mang, thậm chí nguy hiểm đến tính mạng.

Bác sĩ Thành từng chứng kiến trường hợp ung thư thực quản tin vào một "bác sĩ" tự nhận hiểu biết về cả Tây Y, Trung y và cam kết chữa khỏi cho bệnh nhân. Tuy nhiên, người bệnh đã chết sau 4 ngày được điều trị. Khi bác sĩ Thành liên hệ với "thần y" trên thì người này khẳng định chữa bệnh bằng năng lượng và thành công trong nhiều trường hợp.

Bác sĩ Tỵ chia sẻ thêm, hiện nay, những bài viết, video, hình ảnh... về các vấn đề sức khỏe đang được sản xuất với số lượng cực lớn, xuất hiện nhiều trên mạng xã hội. Một số người còn mua cả quảng cáo để thông tin mình đưa ra được tiếp cận rộng khắp.

Để cung cấp những thông tin khoa học, chính thống tới cộng đồng, bác sĩ Tỵ đã xây dựng kênh TikTok của mình nhưng đôi khi cũng “lép vế” với các thông tin rác. Vì vậy, bác sĩ Tỵ, cho rằng cần có chế tài xác minh tài khoản những người tự nhận là nhân viên y tế tư vấn, chữa bệnh để tránh để lại những hậu quả nguy hiểm cho cộng đồng.

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Dấu hiệu cảnh báo sớm bệnh thận? Chị em có 1 trong 8 dấu hiệu này cần cảnh giác

Dấu hiệu cảnh báo sớm bệnh thận? Chị em có 1 trong 8 dấu hiệu này cần cảnh giác

Bệnh thường gặp - 8 giờ trước

GĐXH - Bệnh thận yếu ở nữ giới nếu không phát hiện và điều trị có thể tiến triển nặng, trường hợp nguy hiểm nhất là mất hoàn toàn chức năng thận, khi đó người bệnh phải chạy thận, lọc máu nhân tạo.

5 lợi ích sức khỏe của quả lê và những kiêng kỵ khi ăn lê

5 lợi ích sức khỏe của quả lê và những kiêng kỵ khi ăn lê

Sống khỏe - 11 giờ trước

Quả lê không chỉ đơn thuần là một loại trái cây ngon mà còn là một vị thuốc tự nhiên rất tốt cho sức khỏe.

Người đàn ông bị xương sườn đâm thủng phổi

Người đàn ông bị xương sườn đâm thủng phổi

Bệnh thường gặp - 12 giờ trước

GĐXH - Hình ảnh chụp cắt lớp ngực ghi nhận bệnh nhân bị tràn khí, tràn máu màng phổi với một hình ảnh mảnh xương sườn đâm vào nhu mô phổi.

Cảnh báo ngộ độc thực phẩm

Cảnh báo ngộ độc thực phẩm

Y tế - 12 giờ trước

Bộ Y tế yêu cầu khẩn trương điều tra, xác minh nguyên nhân gây ra các vụ ngộ độc thực phẩm, cảnh báo cộng đồng

3 loại thực phẩm gây tăng đường huyết, người tiểu đường nên hạn chế ăn

3 loại thực phẩm gây tăng đường huyết, người tiểu đường nên hạn chế ăn

Sống khỏe - 13 giờ trước

GĐXH - Kiểm soát chế độ ăn uống là một phần quan trọng trong điều trị bệnh tiểu đường và thói quen ăn uống hợp lý giúp kiểm soát lượng đường trong máu.

Đo đường huyết, chỉ số đường huyết bao nhiêu thì mắc bệnh tiểu đường?

Đo đường huyết, chỉ số đường huyết bao nhiêu thì mắc bệnh tiểu đường?

Bệnh thường gặp - 16 giờ trước

GĐXH - Nếu chỉ số đường huyết thường xuyên trong khoảng ~ 5.6 - ~ 7 mmol /l thì được xem là bị tiền đái tháo đường, nếu vượt quá 7mmol/l và HbA1C ≥ 6,5 mmol.l thì có thể bệnh nhân đã mắc bệnh tiểu đường.

Bí quyết cải thiện lipid máu bằng cách ăn quả bơ mỗi ngày

Bí quyết cải thiện lipid máu bằng cách ăn quả bơ mỗi ngày

Bệnh thường gặp - 19 giờ trước

Ăn một quả bơ mỗi ngày có thể cải thiện chất lượng ăn uống, giấc ngủ và lipid máu - những yếu tố quan trọng giúp bảo vệ sức khỏe tim mạch và giảm nguy cơ mắc các bệnh rối loạn chuyển hóa.

Liên tiếp 6 du khách nhập viện cấp cứu khi đi du lịch, 1 người hôn mê sâu do ngộ độc rượu methanol

Liên tiếp 6 du khách nhập viện cấp cứu khi đi du lịch, 1 người hôn mê sâu do ngộ độc rượu methanol

Y tế - 1 ngày trước

GĐXH - Cả 6 người sau khi uống cùng 1 loại rượu trái cây đều có biểu hiện đau bụng, nôn ói thậm chí lơ mơ…

Người đàn ông 52 tuổi mắc bệnh tiểu đường qua đời do mắc sai lầm này

Người đàn ông 52 tuổi mắc bệnh tiểu đường qua đời do mắc sai lầm này

Bệnh thường gặp - 1 ngày trước

GĐXH - Dù phát hiện mắc bệnh tiểu đường đã lâu, nhưng do điều kiện cũng như hiểu biết hạn hẹp, ông đã bỏ qua mọi cảnh báo.

Cứu sống du khách nước ngoài bị nhồi máu cơ tim cấp khi đang đi bộ

Cứu sống du khách nước ngoài bị nhồi máu cơ tim cấp khi đang đi bộ

Y tế - 1 ngày trước

GĐXH - Bệnh nhân được đưa đến viện trong tình trạng nguy kịch, huyết áp tụt, suy hô hấp nặng phải đặt ống nội khí quản, thở máy xâm nhập.

Top