Hà Nội
23°C / 22-25°C

Từ vụ 07 người nhập viện cấp cứu vì say nắng, say nóng, người dân cần làm điều này để phòng bệnh

Thứ hai, 18:41 02/06/2025 | Bệnh thường gặp

GĐXH - Trong số 07 bệnh nhân nhập viện cấp cứu vì say nắng, say nóng, có 01 bệnh nhân nguy kịch phải đặt ống nội khí quản.

Người phụ nữ 58 tuổi bị đột quỵ, tử vong do mắc sai lầm này khi dùng điều hòa trong ngày nắng nóngNgười phụ nữ 58 tuổi bị đột quỵ, tử vong do mắc sai lầm này khi dùng điều hòa trong ngày nắng nóng

GĐXH - Bác sĩ cho biết bệnh nhân ngưng thở vì đột quỵ do mắc sai lầm khi đi nắng về bật ngay điều hoà để nhanh khô mồ hôi.

Theo thông tin từ TTYT huyện Cẩm Khê, Phú Thọ, chỉ trong ngày 01/06, Khoa Cấp cứu - Hồi sức tích cực - Thận nhân tạo, Trung tâm Y tế huyện Cẩm Khê tiếp nhận 07 bệnh nhân nhập viện cấp cứu vì say nắng, say nóng, trong đó có 01 bệnh nhân nguy kịch phải đặt ống nội khí quản.

Đặc điểm chung của các bệnh nhân là lao động ngoài trời trong thời gian dài, sau đó xuất hiện các triệu chứng mệt lả, co rút cơ toàn thân, tay chân co quắp... Sau khi nhập viện cấp cứu, bù nước, điện giải và làm mát cơ thể, đa số bệnh nhân đều ổn định, tiếp tục được theo dõi và điều trị.

Từ vụ 07 người nhập viện cấp cứu vì say nắng, say nóng, người dân cần làm điều này để phòng bệnh- Ảnh 2.

Ảnh minh họa

Người bị nặng nhất là bệnh nhân NTH, 65 tuổi, trú tại xã Hương Lung (Cẩm Khê, Phú Thọ). Người nhà bệnh nhân cho biết: Bệnh nhân ra đồng làm việc từ 09 giờ sáng, đến khoảng 11 giờ mọi người phát hiện bệnh nhân nằm bất tỉnh ngoài đồng nên nhanh chóng đưa đến viện cấp cứu.

Lúc nhập viện bệnh nhân trong tình trạng hôn mê, phản xạ đồng tử yếu, thở khò khè, sốt nóng 39,50C, da nóng đỏ, vã mồ hôi, nhịp tim nhanh, huyết áp tụt 80/50mmHg. Ngay lập tức bệnh nhân được đặt ống nội khí quản, thở máy, làm mát cơ thể, bù nước, điện giải và hồi sức tích cực. Sau 05 giờ hồi sức liên tục, tình trạng rối loạn thân nhiệt đã được kiểm soát, chức năng các cơ quan được cải thiện, chỉ số sinh tồn ổn định, gia đình xin chuyển tuyến trên điều trị tiếp.

Thạc sĩ. Bác sĩ CKI. Nguyễn Thanh Thủy - Phó Trưởng khoa Cấp cứu - HSTC – TNT cho biết: Khi làm việc trong môi trường nắng nóng, cơ thể sẽ phản ứng bằng cách tăng tiết mồ hôi để làm mát cơ thể, khiến cơ thể mất nước, mất điện giải, nếu không được bù kịp thời sẽ dẫn tới giảm khối lượng tuần hoàn gây trụy tim mạch, rối loạn điện giải nặng có thể gây tử vong. Một yếu tố nguy cơ nữa khi nhiệt độ cơ thể tăng cao sẽ gây rối loạn hoạt động chức năng của rất nhiều cơ quan như tim mạch, hô hấp, thần kinh...

Làm gì để chủ động phòng bệnh mùa nắng nóng?

- Hạn chế đi ra ngoài đường, ngoài trời nóng khi không thật cần thiết. Nếu bắt buộc phải đi ra đường, ngoài trời nóng thì phải đội mũ, mặc quần áo, đeo kính, khẩu trang… chống nóng.

- Uống nhiều nước, đặc biệt là những người lao động ngoài trời, mất nước nhiều nên uống bổ sung nước chanh hoặc nước pha muối loãng, nước pha Oresol…, tuy nhiên, không nên uống nhiều nước đá hoặc nước quá lạnh dễ gây viêm họng.

- Không để nhiệt độ điều hòa trong phòng quá thấp; không để gió quạt thổi trực tiếp gần vào người.

- Thực hiện ăn chín, uống chín; đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm; tăng cường dinh dưỡng, ăn thêm hoa quả để đảm bảo đủ vitamin, tăng cường sức đề kháng của cơ thể.

- Tăng cường vệ sinh cá nhân, thường xuyên rửa tay với xà phòng đặc biệt trước khi chế biến thức ăn, trước khi ăn, sau khi đi vệ sinh; vệ sinh mũi, họng hàng ngày bằng nước muối.

- Thường xuyên lau sạch các bề mặt, vật dụng tiếp xúc hằng ngày, tay nắm cửa, tay vịn cầu thang, mặt bàn/ghế, sàn nhà, đồ chơi trẻ em, dụng cụ học tập… bằng xà phòng hoặc các chất tẩy rửa thông thường.

- Sử dụng nhà tiêu hợp vệ sinh, phân, chất thải của trẻ phải được thu gom, đổ vào nhà tiêu hợp vệ sinh.

Mùa hè, 4 dấu hiệu cơ thể cảnh báo bạn đang bị nóng ganMùa hè, 4 dấu hiệu cơ thể cảnh báo bạn đang bị nóng gan

GĐXH - Nóng gan không phải là bệnh quá nguy hiểm, tuy nhiên nếu không chủ động điều trị thì lâu dài có thể tiến triển thành các loại bệnh gan như: Suy gan, xơ gan, thậm chí là ung thư gan.

Thời tiết nắng nóng, người bệnh tiểu đường cần làm điều này để ổn định đường huyếtThời tiết nắng nóng, người bệnh tiểu đường cần làm điều này để ổn định đường huyết

GĐXH - Người bệnh tiểu đường không kiểm soát đường huyết tốt trong mùa nắng nóng thì cơ thể sẽ gia tăng bài tiết nước tiểu nhiều, khiến cơ thể mất nước nhanh hơn. Việc mất nước có thể khiến cho đường huyết tăng cao.

M.H (th)
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Liên tiếp 4 người trong 1 gia đình nhập viện cấp cứu vì mắc sai lầm này khi ăn món thịt bò 'đại bổ'

Liên tiếp 4 người trong 1 gia đình nhập viện cấp cứu vì mắc sai lầm này khi ăn món thịt bò 'đại bổ'

Bệnh thường gặp - 10 giờ trước

GĐXH - Món thịt bò muối vốn được coi là “đại bổ”, khi ăn cần trụng qua nước sôi, nhưng gia đình ông Lin tin rằng để nguyên ăn bổ hơn...

Người phụ nữ 31 tuổi ở Hà Nội bất ngờ liệt tứ chi từ dấu hiệu nhiều người Việt bỏ qua

Người phụ nữ 31 tuổi ở Hà Nội bất ngờ liệt tứ chi từ dấu hiệu nhiều người Việt bỏ qua

Bệnh thường gặp - 22 giờ trước

GĐXH - Trước khi bị liệt tứ chi, người phụ nữ này bất ngờ xuất hiện cảm giác mệt mỏi kèm cảm giác tê bì, yếu mỏi tứ chi. Tình trạng diễn biến tăng dần, không có đợt thuyên giảm...

Người đàn ông 67 tuổi ở Hà Nội phát hiện ung thư đại tràng thừa nhận chủ quan với dấu hiệu báo bệnh này

Người đàn ông 67 tuổi ở Hà Nội phát hiện ung thư đại tràng thừa nhận chủ quan với dấu hiệu báo bệnh này

Bệnh thường gặp - 1 ngày trước

GĐXH - Trước khi phát hiện ung thư đại tràng và nhiều bệnh nguy hiểm khác, người bệnh có dấu hiệu đau vùng thắt lưng, tiểu sẫm màu nhưng tự theo dõi tại nhà và chưa điều trị.

10 dấu hiệu của một người khỏe mạnh cả về thể chất và tinh thần. Hãy xem bạn có bao nhiêu trong số đó

10 dấu hiệu của một người khỏe mạnh cả về thể chất và tinh thần. Hãy xem bạn có bao nhiêu trong số đó

Bệnh thường gặp - 1 ngày trước

Làm sao để biết bạn có đang ở trạng thái "khỏe mạnh toàn diện"?

Bé 11 tuổi bất ngờ phát hiện ung thư phổi, nguyên nhân từ một sai lầm mà nhiều nam giới Việt mắc phải

Bé 11 tuổi bất ngờ phát hiện ung thư phổi, nguyên nhân từ một sai lầm mà nhiều nam giới Việt mắc phải

Bệnh thường gặp - 1 ngày trước

GĐXH - Bác sĩ xác định nguyên nhân gây ung thư phổi ở bệnh nhi này không đến từ yếu tố di truyền hay môi trường ô nhiễm thông thường mà là do hít phải khói thuốc lá thụ động từ người cha hút thuốc trong nhà suốt nhiều năm.

Người đàn ông 58 tuổi ở Quảng Ninh bị ung thư thực quản tái phát thừa nhận 1 sai lầm nhiều người Việt bỏ qua

Người đàn ông 58 tuổi ở Quảng Ninh bị ung thư thực quản tái phát thừa nhận 1 sai lầm nhiều người Việt bỏ qua

Bệnh thường gặp - 2 ngày trước

GĐXH - Sau khi hoàn tất điều trị ung thư thực quản với kết quả khả quan, người bệnh đã không tái khám định kỳ theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa.

Thanh niên 25 tuổi ở Hà Nội nhập viện vì tràn khí màng phổi khi tập gym từng mắc bệnh này, ai có dấu hiệu cần cảnh giác!

Thanh niên 25 tuổi ở Hà Nội nhập viện vì tràn khí màng phổi khi tập gym từng mắc bệnh này, ai có dấu hiệu cần cảnh giác!

Bệnh thường gặp - 2 ngày trước

GĐXH - Thanh nhiên bị tràn khí màng phổi khi tập gym gắng sức cho biết từng phẫu thuật vá thông liên thất tim lúc 5 tuổi. Trước nhập viện, người bệnh sức khỏe ổn định, không cần dùng thuốc điều trị.

Hành trình kỳ diệu của cậu bé 14 tuổi ở Quảng Ninh bị u não ác tính

Hành trình kỳ diệu của cậu bé 14 tuổi ở Quảng Ninh bị u não ác tính

Bệnh thường gặp - 3 ngày trước

GĐXH - Cuộc sống của em Thành bỗng nhiên đảo lộn khi có những dấu hiệu mệt mỏi, sụt cân bất thường. Gia đình đưa em đi khám và phát hiện một khối u lớn trong não.

Phát hiện sỏi bàng quang to như quả cam trong người đàn ông 69 tuổi ở Quảng Ninh

Phát hiện sỏi bàng quang to như quả cam trong người đàn ông 69 tuổi ở Quảng Ninh

Bệnh thường gặp - 3 ngày trước

GĐXH - Người đàn ông bị sỏi bàng quan chèn ép nhập viện trong tình trạng đau bụng, tiểu buốt kéo dài, cảm giác căng tức vùng bụng dưới, tiểu ngắt quãng và khó chịu nhiều ngày...

Người phụ nữ 43 tuổi đột quỵ lúc nửa đêm thừa nhận một sai lầm nhiều người Việt mắc phải

Người phụ nữ 43 tuổi đột quỵ lúc nửa đêm thừa nhận một sai lầm nhiều người Việt mắc phải

Bệnh thường gặp - 3 ngày trước

GĐXH - Người phụ nữ bị đột quỵ có tiền sử rung nhĩ, hẹp van 2 lá, đang dùng thuốc kháng đông hơn 10 năm nay. Tuy nhiên, chỉ vì quên uống vài cữ thuốc, chị đã bị đột quỵ ngay trong khi ngủ.

Top