Từ vụ bé 30 tháng tuổi tử vong vì ăn thực dưỡng chữa bệnh, cảnh báo cách nhiều người vẫn tin như biện pháp “thần dược”
GiadinhNet – Ăn thực dưỡng để chữa bệnh là cách mà rất nhiều người đang áp dụng như biện pháp “thần dược”. Mới đây là câu chuyện đau lòng của bé 30 tháng tuổi tử vong vì ăn thực dưỡng như thêm lời cảnh tỉnh cho mọi người.

Tử vong vì ăn thực dưỡng chữa ung thư
Mới đây, bệnh nhi 30 tháng tuổi ở Thái Nguyên bị ung thư máu dạng cấp đã tử vong sau khi áp dụng điều trị bằng biện pháp thực dưỡng. Bệnh nhi trước đó có dấu hiệu xuất huyết dưới da được người nhà đưa đến BV Trung ương Thái Nguyên khám và chỉ định chuyển tuyến xuống Hà Nội điều trị tiếp.
Mẹ bé đã không đưa con đến viện mà cho về nhà, tin theo lời quảng cáo về biện pháp thực dưỡng trên mạng. Theo chia sẻ của người bán thì ung thư máu nếu tuân theo thực dưỡng ngay ở giai đoạn đầu, khi chưa bị tây y can thiệp gì cả thì bé sẽ có cơ hội sống chắc chắn. Bé sẽ ăn gạo sống, ăn cơm gạo lứt với tương tekka, nhai trà thất vị do người bán pha chế và ăn tương sắn dây… tới khi trên da hết vết bầm là cháu khỏi bệnh. Sau một thời gian áp dụng phương pháp thực dưỡng này, bé đã tử vong.
Trên thực tế, phương pháp thực dưỡng được rất nhiều bệnh nhân ung thư mù quáng tin tưởng vì nghĩ sẽ giúp khỏi bệnh. Không chỉ vậy, các biện pháp không có cơ sở khoa học như không được ăn thịt, nhịn ăn… để tế bào ung thư chết chẳng hiếm người làm theo.
Chia sẻ về phương pháp thực dưỡng này, GS Mai Trọng Khoa - nguyên Phó giám đốc BV Bạch Mai từng nói, hiện rất nhiều bệnh nhân đang áp dụng chế độ ăn thực dưỡng, bỏ đói tế bào thư để chữa bệnh. Phương pháp chữa bệnh này hết sức nguy hiểm. Người bệnh trước khi khỏi có thể đã mất đi vì suy kiệt, rối loạn chuyển hoá... Trong nhiều chục năm làm lâm sàng, bác sĩ chưa từng gặp bệnh nhân nào chỉ áp dụng ăn thực dưỡng mà chữa khỏi ung thư. Ngược lại, đã có nhiều bệnh nhân chữa bệnh theo những cách này dẫn đến kết quả đáng tiếc.
Theo BS Đỗ Huyền Nga – Bệnh viện K Trung ương, ung thư máu là căn bệnh phổ biến nhất trong các bệnh ung thư trẻ em. Điều trị hiệu quả ra sao còn phụ thuộc nhiều yếu tố, thời điểm, giai đoạn, mức độ nguy hiểm của bệnh. Ở giai sớm cơ hội chữa trị càng cao, tỷ lệ sống trên 5 năm lên tới 80%.
Đã có nhiều bệnh nhân ung thư máu điều trị ổn định, quay trở về cuộc sống bình thường, lập gia đình với phương pháp điều trị hiện đại như hóa trị, xạ trị, liệu pháp miễn dịch,… Việc tin tưởng vào những biện pháp thiếu khoa học là điều rất nhiều người làm đã đánh mất đi cơ hội điều trị thành công.
Cần đảm bảo đầy đủ dinh dưỡng
Phương pháp dưỡng sinh thông qua ăn uống, được phát triển bởi George Ohsawa, người Nhật Bản. Với chế độ này, nguyên tắc là ăn giảm thực phẩm từ động vật, phải ăn toàn phần thực phẩm trải qua ít công đoạn chế biến nhất (ngũ cốc nguyên cám, rau củ sạch nguyên vỏ, đậu hạt, đường đen…).
Các chuyên gia cho rằng, những thành phần thực phẩm trong thực dưỡng như ngũ cốc nguyên cám và rau củ về cơ bản là tốt cho sức khỏe. Nhưng chế độ ăn thực dưỡng có thể dẫn đến sự thiếu hụt dinh dưỡng vì hạn chế thực phẩm động vật dẫn tới cơ thể suy nhược. Tình trạng dinh dưỡng kém sẽ ảnh hưởng đến quá trình đáp ứng điều trị, chất lượng cuộc sống trên người bệnh. Người bệnh gầy sút, suy kiệt, giảm chức năng miễn dịch nên khó đủ sức khỏe chống chọi lại bệnh dung nạp được các biện pháp điều trị ung thư đích như hóa trị, xạ trị… Không chỉ bệnh nhân ung thư mà trẻ em, phụ nữ mang thai hoặc đang cho con bú không nên áp dụng chế độ này.
ThS.BS. Lê Thị Hải – nguyên Giám đốc Trung tâm tư vấn dinh dưỡng (Viện dinh dưỡng quốc gia) cũng lưu ý, khi đã bị ung thư thì chỉ ăn chay thực dưỡng khó có thể khỏi được. Để có hiệu quả, mọi người cần đi khám để biết tình trạng bệnh, kết hợp trị liệu bên cạnh ăn chay. Ngoài ăn uống cần cũng phải kết hợp thêm luyện tập thể dục thể thao để tăng cường hệ miễn dịch cho cơ thể. Quan điểm "bỏ đói tế bào ung thư" để dẫn đến người bệnh bị suy kiệt là điều không nên.
Ở một số người khi ăn chay thực dưỡng sẽ có tình trạng da xanh là do thiếu máu, vi khoáng. Trong thực vật, sắt có nhưng khả năng hấp thu kém. Do đó, ăn chay thực dưỡng nên ăn thêm trứng, uống thêm sữa hoặc thực phẩm bổ sung theo khuyến cáo của bác sĩ để cân bằng dinh dưỡng.
Biết rằng có bệnh vái tứ phương, nhưng việc mù quáng tin tưởng vận dụng các phương pháp điều trị chưa có cơ sở khoa học mà bỏ qua việc điều trị bằng các biện pháp khoa học là điều rất sai lầm. Ở người bệnh ung thư, bác sĩ vẫn khuyến cáo chế độ dinh dưỡng cần đầy đủ bao gồm vitamin, nước, khoáng chất, đường, đạm, chất béo. Ngoài ra cần giữ cân năng hợp lý, hạn chế uống rượu, không hút thuốc lá… Ăn kiêng thịt đỏ chứ không phải bỏ khẩu phần thịt hoàn toàn.
Phương Thuận

Người phụ nữ phẫu thuật nhiều lần, suýt mất mạng vì ly rượu vỡ
Sống khỏe - 51 phút trướcMảnh vỡ nhỏ của ly rượu tưởng như vô hại đã suýt cướp đi mạng sống của bà Susan (67 tuổi).

Dấu hiệu cảnh báo ung thư thận, tuyệt đối không bỏ qua
Bệnh thường gặp - 1 giờ trướcGĐXH - Ung thư thận là căn bệnh ác tính nguy hiểm, tỷ lệ tử vong cao nhưng các triệu chứng thường âm thầm, khiến người bệnh dễ chủ quan và bỏ lỡ thời điểm vàng điều trị.

4 loại rau mùa hè giúp hạ nhiệt cho gan, đào thải độc tố hiệu quả
Sống khỏe - 1 giờ trướcNếu bạn muốn hỗ trợ gan và tăng khả năng giải độc tự nhiên, đây là 4 loại rau mùa hè giúp hạ nhiệt cho gan bạn nhất định phải thử.

Số hóa y tế ở miền núi: Hướng đi khó nhưng là việc phải làm vì người bệnh
Sống khỏe - 10 giờ trướcĐiều bất ngờ giữa núi rừng miền núi phía Bắc, không chỉ ở bệnh viện tuyến tỉnh, chuyển đổi số y tế tại Yên Bái đang lan tỏa đến tuyến cơ sở, mở ra hướng đi mới cho các địa phương.

50 phút 'nghẹt thở' cứu sống ngoạn mục cụ bà 70 tuổi ngừng tim giữa chợ
Sống khỏe - 13 giờ trướcNhờ phản ứng nhanh của người dân, sự hỗ trợ của trạm y tế địa phương và hệ thống báo động đỏ nội viện, bệnh nhân được cấp cứu kịp thời và tim đập trở lại sau 50 phút.

Người phụ nữ 62 tuổi ở Hà Nội phát hiện sớm ung thư vú từ việc làm quan trọng này
Bệnh thường gặp - 13 giờ trướcGĐXH - Bệnh nhân ung thư vú không có biểu hiện đau, không sờ thấy khối cứng, không sụt cân hay thay đổi thể trạng... Tuy nhiên, qua khai thác tiền sử, bác sĩ phát hiện người bệnh có yếu tố nguy cơ di truyền từ chị gái ruột...

Người phụ nữ ở Hà Nội đi cấp cứu trong đêm sau khi làm điều này để giảm đau đầu
Y tế - 13 giờ trướcGĐXH - Khoảng 30 phút sau khi uống thuốc, người bà T mềm nhũn, tay chân rũ rượi, không kiểm soát được vận động nên được đưa đi cấp cứu.

Lý do những bà mẹ bị trầm cảm sau sinh cần được tăng cường kết nối mẹ - con
Bệnh thường gặp - 17 giờ trướcNhững ảnh hưởng của trầm cảm sau sinh có thể làm gián đoạn mối liên kết giữa người mẹ và em bé. Nhưng chính sự gắn kết an toàn giữa mẹ và con có thể làm giảm tác động lâu dài của chứng trầm cảm sau sinh đối với sự phát triển tâm lý xã hội của trẻ.

Người đàn ông chết não hiến tạng giúp 7 người được nối dài cuộc sống
Y tế - 18 giờ trướcTừ một người đàn ông chết não sinh sống ở Quảng Ninh đã hiến tạng giúp 7 người được nối dài sự sống. Điều xúc động, trân quý hơn khi vợ của người hiến tạng đang công tác tại Bệnh viện Sản Nhi địa phương này.

Người đàn ông 56 tuổi bị nhồi máu cơ tim thừa nhận 30 năm làm 1 việc sai lầm mà nhiều nam giới Việt mắc phải
Bệnh thường gặp - 22 giờ trướcGĐXH - Người đàn ông bị nhồi máu cơ tim có bệnh nền tăng huyết áp, đang điều trị bằng thuốc nhưng không tái khám định kỳ và có thói quen hút thuốc lá trong suốt 30 năm nay.

Người phụ nữ 42 tuổi bị u xơ tử cung, thiếu máu nặng vì một sai lầm nhiều người Việt mắc phải
Bệnh thường gặpGĐXH - Từ việc thăm khám lâm sàng và kết quả thăm dò, các bác sĩ xác định nguyên nhân khiến bệnh nhân thiếu máu nặng là do u xơ tử cung chảy máu.