Từ vụ cả nhà ngộ độc vì ăn nấm, bác sĩ khuyến cáo nấm có dấu hiệu này tuyệt đối không nên ăn
GĐXH - Tuyệt đối không ăn nấm lạ, nấm không rõ nguồn gốc, xuất xứ. Chỉ được sử dụng nấm khi biết chắc chắn nấm đó không chứa chất độc hại.
Liên quan đến vụ một gia đình ở Tây Ninh bị ngộ độc do ăn phải nấm lạ, chiều 8/6, TS.BS Nguyễn Thị Thủy Ngân - Phó khoa Bệnh nhiệt đới, Bệnh viện Chợ Rẫy cho biết, 3 trường hợp nghi ngộ độc nấm lạ, được chuyển từ Tây Ninh lên Bệnh viện Chợ Rẫy đều là người trong một gia đình. Bệnh nhân gồm chồng, vợ và con gái 17 tuổi.
Các bệnh nhân được bệnh viện địa phương chuyển lên vào ngày 6/6. Do suy hô hấp nặng, người chồng đã tử vong tại Khoa Cấp cứu, Bệnh viện Chợ Rẫy.

TS.BS Nguyễn Thị Thủy Ngân kiểm tra sức khỏe bệnh nhân ngộ độc nấm. Ảnh: BVCC
Còn vợ và con gái được chuyển đến Khoa Bệnh nhiệt đới điều trị trong tình trạng suy gan cấp, men gan tăng rất cao kèm theo rối loạn đông máu. Người vợ mặc dù được điều trị tích cực, lọc máu nhưng có nguy cơ nặng nề hơn, tiên lượng khó qua khỏi.
Hiện tại, sức khỏe người con gái 17 tuổi đã cải thiện, được theo dõi thêm chức năng gan và rối loạn đông máu.
Bác sĩ Ngân khuyến cáo người dân cần hết sức cẩn trọng khi ăn nấm mọc hoang vì nguy cơ nhầm lẫn dẫn đến ngộ độc.
Dấu hiệu ngộ độc nấm, người dân cần cảnh giác
Tùy theo loại nấm mà bạn ăn, triệu chứng và thời gian biểu hiện ngộ độc nấm khác nhau. Thông thường, biểu hiện sớm xuất hiện từ 30 - 120 phút sau khi ăn nấm độc, tối đa là khoảng 6 tiếng. Biểu hiện muộn thường xảy ra từ 6 - 40 tiếng, trung bình là khoảng 12 tiếng sau khi ăn.
Tương tự, các triệu chứng ngộ độc có thể xảy ra từ nhẹ cho đến nặng. Chẳng hạn, biểu hiện ngộ độc nấm ở mức độ nhẹ như gây cảm giác khó chịu, nôn nao, đau bụng dữ dội, nôn ra máu, phân có mùi tanh hôi, đi đại tiện nhiều lần, cảm giác thiếu sức sống, lạnh người và nổi mẩn đỏ.
Trong khi, dấu hiệu ngộ độc nặng hơn có thể là co giật, hôn mê và ảnh hưởng đến sự an toàn tính mạng.

Tuyệt đối không nên ăn nấm lạ. Ảnh minh họa
Cách phòng ngộ độc nấm
- Khi không phải tự tay hái nấm hoặc chưa có người phân loại thành thạo nấm độc thì tuyệt đối không được ăn.
- Tuyệt đối không ăn nấm lạ, nấm không rõ nguồn gốc, xuất xứ. Chỉ được sử dụng nấm khi biết chắc chắn nấm đó không chứa chất độc hại.
- Không ăn thử hoặc cho động vật ăn thử, vì có loại nấm xuất hiện ngộ độc rất muộn 20-24giờ vì khi thử vừa không biết được loại nấm độc hay không nên rất nguy hiểm, có thể chết người nếu thử phải nấm độc.
- Không hái nấm non để ăn (vì chưa thấy hết đặc điểm cấu tạo của nấm nên không xác định rõ loại nấm). Không ăn nấm quá già.
- Nấm tươi mới hái nên sơ chế và sử dụng ngay, vừa đảm bảo an toàn vừa giúp các chất dinh dưỡng trong nấm không bị mất đi. Nếu để nấm lâu ngày, không bảo quản cẩn thận, nấm bị ôi và nát cũng có thể chuyển thành nấm độc.
- Khi bị ngộ độc nấm cần phải đưa tất cả những người bị ngộ độc và cả người cùng ăn nấm dù chưa có biểu hiện triệu chứng đến các cơ sở y tế gần nhất để được cứu chữa và theo dõi.
Những tác hại khủng khiếp của việc nhịn ăn sáng

2 người bị 'bùng phát' viêm gan B mạn tính thừa nhận một sai lầm nhiều người Việt mắc phải
Bệnh thường gặp - 12 giờ trướcGĐXH - Một người bệnh có tiền sử mắc viêm gan B, thế nhưng anh lại tự dừng thuốc, không đi khám bệnh trong 1 năm nay; một người có thói quen đi khám sức khỏe định kỳ nhưng lại “quên” kiểm tra xét nghiệm về gan.

Nam sinh 21 tuổi suy tim, suy thận vì loại đồ uống khoái khẩu giới trẻ Việt yêu thích
Bệnh thường gặp - 15 giờ trướcGĐXH - Điều tra bệnh sử, các bác sĩ cho biết nam sinh bị suy thận này không có tiền sử bệnh lý nào khác ngoài việc uống quá nhiều đồ uống tăng lực.

Bất ngờ nguyên nhân khiến nam thanh niên 18 tuổi đang khỏe mạnh bỗng sốc mất máu nguy kịch
Sống khỏe - 16 giờ trướcGĐXH - Bệnh nhân nhập viện trong tình trạng nguy kịch, da niêm mạc nhợt, huyết áp tụt, bụng chướng, đau dữ dội, nhiều dịch máu trong ổ bụng.

Người đàn ông ở Hải Dương nguy kịch do dùng thuốc điều trị viêm gan B theo cách này
Y tế - 16 giờ trướcGĐXH - Tại bệnh viện, bệnh nhân được chẩn đoán xơ gan giai đoạn F4 – giai đoạn nặng. Cùng lúc, ông được chẩn đoán thêm đái tháo đường type 2, làm tăng nguy cơ tổn thương gan.

Người phụ nữ 64 tuổi bất ngờ phát hiện ung thư đại tràng di căn phổi từ dấu hiệu nhiều người Việt bỏ qua
Bệnh thường gặp - 21 giờ trướcGĐXH - Người phụ nữ bị ung thư đại tràng di căn phổi có dấu hiệu bị táo bón liên tục trong khoảng 3 tháng, trước khi phát hiện bệnh.

Dấu hiệu cho thấy cơ thể đang mất nước
Sống khỏe - 22 giờ trướcMất nước là tình trạng cơ thể không có đủ chất lỏng để hoạt động bình thường. Vào mùa hè, nguy cơ mất nước thường phổ biến hơn.

5 lưu ý quan trọng khi ăn quả vải để không gây hại sức khoẻ
Sống khỏe - 1 ngày trướcQuả vải không chỉ có vị thơm ngọt mà còn có giá trị dinh dưỡng cao, dưới đây là 5 lưu ý quan trọng khi ăn quả vải để không gây hại sức khoẻ.

7 việc nên làm để phòng nguy cơ suy thận
Bệnh thường gặp - 1 ngày trướcGĐXH - Có nhiều nguyên nhân gây suy thận ở người trẻ, trong đó phần lớn liên quan trực tiếp đến lối sống hiện đại như: thức khuya, uống ít nước, thường xuyên dùng thức ăn nhanh, lạm dụng rượu bia, hút thuốc lá...

8 thực phẩm nên tránh để bảo vệ gan khỏe mạnh
Sống khỏe - 1 ngày trướcGan đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì sức khỏe tổng thể. Lựa chọn đúng loại thực phẩm cũng như tránh những chất có hại góp phần bảo vệ chức năng gan khỏe mạnh.

Những người nên hạn chế ăn tỏi đen
Sống khỏe - 1 ngày trướcĂn tỏi đen đúng cách giúp tăng cường sức đề kháng của cơ thể, ngăn ngừa nhiều bệnh, nhưng một số người không nên ăn thực phẩm này.

Chấn động: Bé gái 3 tháng tuổi bị người thân xâm hại tình dục
Y tếGĐXH - Tại bệnh viện, các bác sĩ phát hiện bé bị rách màng trinh và tổn thương âm đạo khoảng 1,5 cm.