Hà Nội
23°C / 22-25°C

Từ vụ dịch mủ tuôn trào khi nạo vét filler vùng thái dương, chuyên gia cảnh tỉnh điều quan trọng khi độn thái dương

Thứ tư, 14:27 09/12/2020 | Sống khỏe

Tiêm filler làm đầy thái dương hay độn thái dương bằng cách tiêm chất làm đầy cần nắm rõ những điều quan trọng gì trước khi làm để tránh tai biến, biến chứng?

Mới đây, truyền thông đang xôn xao trước những hình ảnh nạo vét filler chảy mủ ở cùng thái dương của một phụ nữ trẻ. Được biết, bệnh nhân 31 tuổi ở TP.HCM được tiêm filler vào vùng thái dương cách đây 8 tháng tại một spa với mong muốn lấp đầy phần thái dương bị lõm.

Bệnh nhân chia sẻ, do nghe lời quảng cáo trên Facebook về chương trình khuyến mãi hấp dẫn, chị đã để nhân viên tại spa tiêm filler để độn thái dương cho mình. Tuy nhiên, bệnh nhân hoàn toàn không rõ mình được tiêm filler gì, với dung lượng bao nhiêu, cũng không biết có được làm trong môi trường với dụng cụ được vô trùng sạch sẽ hay không.

Từ vụ dịch mủ tuôn trào khi nạo vét filler vùng thái dương, chuyên gia cảnh tỉnh điều quan trọng khi độn thái dương - Ảnh 1.

Do nghe lời quảng cáo trên Facebook về chương trình khuyến mãi hấp dẫn, chị đã để nhân viên tại spa tiêm filler để độn thái dương cho mình.

Sau khi tiêm, người phụ nữ bị đau nhức phần trán, ổ dịch sưng to ngày một nặng, lan rộng ra phần mắt nên đã cầu cứu các bác sĩ chuyên khoa. Bệnh nhân được điều trị trong tình trạng đau nhức không ngừng, nóng sốt, tụ ổ dịch lớn tại vùng thái dương, phần da lồi lõm không đều trông rất dị dạng. Bệnh nhân được chẩn đoán: áp xe vùng thái dương do tiêm filler dẫn đến mô bị hoại tử hoàn toàn.

Ai cũng biết, thái dương hóp khiến diện mạo trở nên méo mó, kém xinh đẹp. Chưa dừng lại ở đó, thái dương hóp cũng được đánh giá là không tốt cho tướng số, vận mệnh. Nhưng trước thông tin này, nhiều người vô cùng lo lắng, nhất là với chị em đang có mong muốn độn thái dương để cải thiện nhan sắc, tăng phú quý.

Vậy, tiêm filler làm đầy thái dương hay độn thái dương bằng cách tiêm chất làm đầy cần nắm rõ những điều quan trọng gì trước khi làm?

Tiêm filler làm đầy thái dương là phương pháp hay dùng nhất từ trước đến nay, cần tìm hiểu kỹ chất liệu tiêm vào

Theo BSCKI Đỗ Thị Phương Nhung (BS chuyên ngành Da liễu, từng công tác tại Bệnh viện Da liễu Hà Nội), độn thái dương hay làm đầy thái dương là một trong những kỹ thuật làm đẹp hiện nay được nhiều chị em ưa chuộng. Quan niệm của người Việt Nam là thích có sự tròn trịa về khuôn mặt, chứ không thích sự khúc khuỷu góc cạnh, nên dịch vụ làm đầy thái dương hiện tại được nhiều cơ sở áp dụng thực hiện.

Từ vụ dịch mủ tuôn trào khi nạo vét filler vùng thái dương, chuyên gia cảnh tỉnh điều quan trọng khi độn thái dương - Ảnh 2.

"Về giải phẫu, vùng thái dương có xương, cơ và da nhưng da và cơ mỏng; mạch máu đi nông nên khi tiến hành kỹ thuật làm đầy thái dương được tạm cho là vùng có tỉ lệ an toàn cao hơn vùng khác", BS Nhung khẳng định.

Theo vị chuyên gia này, muốn làm đầy thái dương trong thẩm mỹ nội khoa thì từ trước đến nay hay dùng nhất là tiêm chất làm đầy hay còn gọi là tiêm filler. Về bản chất, filler chính là hyaluronic acid - đó là chất có độ an toàn đã được FDA công nhận. Tuy nhiên, không phải filler của hãng nào cũng được FDA chứng nhận độ an toàn trên người. Do đó, trước khi tiến hành tiêm filler, bạn cần hết sức chú ý điều này để tránh biến chứng không mong muốn.

Đưa filler vào làm đầy thái dương cần chú ý liều lượng, đưa kim tiêm vào đúng vùng hõm của thái dương

"Về kỹ thuật làm đầy thái dương, bác sĩ cần nhìn tổng thể toàn bộ khuôn mặt và độ lõm của thái dương để định liều filler sao cho cân đối và phù hợp nhất. Sau đó bác sĩ sẽ dùng kim hay canulla để đưa filler vào đúng vùng hõm của thái dương", BS Nhung nhấn mạnh.

Vị chuyên gia này lưu ý thêm, cần đưa filler sát xương cho vùng này để đảm bảo thẩm mỹ tốt nhất. Nếu đi nông thì khi bệnh nhân cử động khuôn mặt, khối filler đó có thể di chuyển và nhìn rõ, như thế sẽ rất mất thẩm mỹ.

Từ vụ dịch mủ tuôn trào khi nạo vét filler vùng thái dương, chuyên gia cảnh tỉnh điều quan trọng khi độn thái dương - Ảnh 3.

Về kỹ thuật làm đầy thái dương, bác sĩ cần nhìn tổng thể toàn bộ khuôn mặt và độ lõm của thái dương để định liều filler sao cho cân đối và phù hợp nhất.

Tiêm filler làm đầy thái dương dễ gặp tai biến, biến chứng do 2 nguyên nhân chính

BS Nhung khẳng định, tiêm filler làm đầy thái dương không khó nhưng có nguy cơ tắc mạch hay chèn ép mạch gây hoại tử. Điều này nằm ở 2 nguyên nhân: Một là, người thực hiện không được đào tạo tỉ mỉ về kỹ thuật tiêm filler; Hai là, chưa chọn loại filler chất lượng vì cách chọn loại filler nào cũng chiếm tới 50% sự an toàn trong việc lựa chọn kỹ thuật này cho vùng thái dương.

Do đó, dù tiến hành độn thái dương hay bất cứ thẩm mỹ nào cần tiêm filler, bạn cần chú ý sử dụng loại filler có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng, được chứng nhận an toàn của FDA. Nên thực hiện tại những cơ sở có uy tín, được công nhận giấy phép hoạt động và thực hiện bởi bàn tay của những bác sĩ có trình độ, giàu kinh nghiệm.

H.H

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Bất ngờ 7 nguyên nhân gây thoái hóa khớp gối, phụ nữ U50 cần cảnh giác

Bất ngờ 7 nguyên nhân gây thoái hóa khớp gối, phụ nữ U50 cần cảnh giác

Bệnh thường gặp - 4 giờ trước

GĐXH - Thoái hóa khớp gối là bệnh lý tiến triển từ từ nhưng có thể dẫn đến hậu quả nghiêm trọng nếu không được phát hiện và điều trị sớm

Các biện pháp kiểm soát nguy cơ tăng huyết áp mùa hè

Các biện pháp kiểm soát nguy cơ tăng huyết áp mùa hè

Bệnh thường gặp - 4 giờ trước

Khi nhiệt độ tăng cao vào mùa hè sẽ làm cơ thể mất nhiều nước, dẫn tới tình trạng máu cô đặc. Đặc biệt là sự thay đổi đột ngột giữa phòng điều hòa với thời tiết bên ngoài, sự thay đổi đột ngột từ nóng sang lạnh khiến máu đang giãn nở lập tức co lại dẫn đến tăng huyết áp

Vitamin C dạng sủi dùng sao cho đúng?

Vitamin C dạng sủi dùng sao cho đúng?

Sống khỏe - 7 giờ trước

Vitamin C dạng sủi là một dạng bổ sung dễ sử dụng, hấp thu tốt. Tuy nhiên, việc sử dụng cần tuân thủ liều lượng phù hợp, đồng thời tránh tâm lý lạm dụng 'càng nhiều càng tốt'...

Thời tiết nắng nóng, người bệnh tiểu đường cần làm điều này để ổn định đường huyết

Thời tiết nắng nóng, người bệnh tiểu đường cần làm điều này để ổn định đường huyết

Bệnh thường gặp - 20 giờ trước

GĐXH - Người bệnh tiểu đường không kiểm soát đường huyết tốt trong mùa nắng nóng thì cơ thể sẽ gia tăng bài tiết nước tiểu nhiều, khiến cơ thể mất nước nhanh hơn. Việc mất nước có thể khiến cho đường huyết tăng cao.

Thông tin mới nhất về tình hình sức khỏe của bé trai ở Nam Định bị xe cán qua người

Thông tin mới nhất về tình hình sức khỏe của bé trai ở Nam Định bị xe cán qua người

Y tế - 23 giờ trước

GĐXH – “Nhờ can thiệp kịp thời và chăm sóc tích cực, đến nay, bệnh nhi đã tỉnh táo, tự thở, các chỉ số sinh tồn ổn định. Phổi và thận được bảo tồn, không cần can thiệp phẫu thuật thêm”, đại diện Bệnh viện Nhi Trung ương thông tin.

5 loại trái cây mùa hè giúp giảm axit uric

5 loại trái cây mùa hè giúp giảm axit uric

Sống khỏe - 23 giờ trước

Mùa hè mang đến cho chúng ta rất nhiều loại trái cây ngon và bổ dưỡng. Một số loại trái cây có thể giúp giảm nồng độ axit uric một cách tự nhiên.

Nam thợ điện thoát chết sau khi bị điện giật cháy đen bàn tay

Nam thợ điện thoát chết sau khi bị điện giật cháy đen bàn tay

Y tế - 1 ngày trước

GĐXH - Bệnh nhân được đưa đến viện cấp cứu trong tình trạng tay phải cháy đen, tâm lý hoảng loạn sau khi bị điện giật.

Người phụ nữ phát hiện ung thư cổ tử cung sau khi sinh con 4 tháng từ dấu hiệu nhiều người Việt bỏ qua

Người phụ nữ phát hiện ung thư cổ tử cung sau khi sinh con 4 tháng từ dấu hiệu nhiều người Việt bỏ qua

Bệnh thường gặp - 1 ngày trước

GĐXH - Người phụ nữ bị ung thư cổ tử cung nhập viện trong tình trạng đau bụng dưới quặn thắt kéo dài, cơn đau khiến chị không thể đi lại. Trước đó, chị không hề có bất kỳ biểu hiện bất thường nào như chảy máu âm đạo hay rối loạn kinh nguyệt...

Gìn giữ và phát huy tinh hoa chữa bệnh không dùng thuốc bằng phương pháp Thập chỉ gia truyền

Gìn giữ và phát huy tinh hoa chữa bệnh không dùng thuốc bằng phương pháp Thập chỉ gia truyền

Sống khỏe - 1 ngày trước

Sáng ngày 1/5, tại thành phố Phan Rang – Tháp Chàm, Ninh Thuận, phương pháp xoa bóp Thập chỉ gia truyền của lương y Phan Nhật Anh đã vươn đến dấu mốc ý nghĩa khi được Viện Phát triển văn hóa và chăm sóc sức khỏe cộng đồng trao Quyết định thành lập Trung tâm văn hóa chăm sóc sức khỏe cộng đồng Thập chỉ gia truyền Phan Nhật Anh, trực thuộc Viện.

4 biện pháp giúp tránh xa bệnh tật mùa nắng nóng

4 biện pháp giúp tránh xa bệnh tật mùa nắng nóng

Sống khỏe - 1 ngày trước

Theo Tổ chức Y tế thế giới, vào mùa hè nhiệt độ cao, kéo dài gây ra căng thẳng tích tụ trong cơ thể con người, làm tăng nguy cơ mắc bệnh và tử vong liên quan đến thời tiết.

Top