Ung thư đường tiêu hóa, họa từ những món ăn quen thuộc
“Bệnh từ miệng mà vào” – câu nói của cổ nhân mà đến nay vẫn còn nguyên tính thời sự bởi việc thiếu cân đối trong bữa ăn và thực trạng mất vệ sinh an toàn thực phẩm đang ngày càng diễn biến phức tạp. Theo thống kê, có gần 10% dân số mắc các bệnh về đường tiêu hóa mà hệ lụy có thể dẫn đến bệnh ung thư.
Theo Ths.BS. Phí Thị Quang, chuyên khoa Tiêu hóa: Mỗi người nên là “bác sĩ tốt nhất của chính mình và bệnh viện tốt nhất của mình chính là nhà bếp” để tự bảo vệ sức khỏe của bản thân và nhận thức được tầm quan trọng của việc ăn uống đúng cách.
Ung thư tiêu hóa – hiểu thế nào cho đúng?
Ung thư đường tiêu hóa có thể chữa khỏi nhờ phát hiện sớm và điều trị can thiệp kịp thời. Bệnh diễn tiến âm thầm và thường không có biểu hiện rõ rệt. Khi thấy dấu hiệu bất thường như đầy hơi, khó tiêu, nuốt vướng, đau bụng, nôn ói, thiếu máu, sụt cân và đi ngoài phân đen, trong đó đặc trưng nhất là đại tiện ra máu, rối loạn đại tiện,… thì người bệnh nên đi khám ngay. Cách tốt nhất là nên thực hiện khám và tầm soát định kỳ bằng các bước thăm khám lâm sàng như siêu âm, nội soi hoặc làm các xét nghiệm chỉ dấu khối u.


Ung thư đại trực tràng đứng hàng thứ 5 trong các loại ung thư tiêu hóa hiện nay.
Ung thư đường tiêu hóa là bệnh do có sự xuất hiện của các khối u ác tính xuất phát từ trong một hoặc một vài cơ quan của đường tiêu hóa. Hệ thống tiêu hóa được tạo thành từ những ống rỗng thực quản, dạ dày, ruột non, đại tràng, trực tràng, hậu môn và một vài cơ quan khác như tụy, gan và mật. Ung thư có thể xuất hiện ở bất cứ cơ quan, bộ phận nào, tuy nhiên nhiều nhất là ở thực quản, dạ dày, đại tràng, trực tràng và hậu môn. Ghi nhận tình trạng ung thư tại Hà Nội cho thấy, ung thư đại trực tràng đứng hàng thứ 5 trong các loại ung thư tiêu hóa hiện nay.
Cũng giống như hầu hết các loại ung thư khác, ung thư đường tiêu hóa là sự kết hợp của nhiều yếu tố như gen di truyền, tuổi tác, lối sống, chế độ dinh dưỡng, trong đó chế độ dinh dưỡng có thể coi là tác nhân quan trọng ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe. Chế độ dinh dưỡng thiếu hợp lý, ăn ít rau, nhiều thịt, thực phẩm tồn nhiều dư lượng thuốc bảo vệ thực vật… thì rất khó để đảm bảo một chỉ số xét nghiệm “hoàn hảo” cho đường tiêu hóa.
Nguy cơ ung thư đại tràng từ thực phẩm ít chất xơ
Với nhiều triệu chứng lâm sàng khá giống nhau như đại tiện không thông, gây ứ đọng cặn bã trong ruột khiến nhiều người chủ quan, nhầm lẫn giữa viêm đại tràng với bệnh táo bón. Theo đó, nếu bị táo bón kéo dài sẽ là nguyên nhân khiến cơ thể có nguy cơ hấp thụ ngược trở lại các độc tố, lâu ngày dẫn đến ung thư.
Theo thống kê, hầu hết những người mắc bệnh đều có chế độ dinh dưỡng mất cân đối, ăn quá nhiều thịt, ít rau, dẫn đến cơ thể thiếu chất xơ và vitamin. Vì vậy, việc duy trì chế độ ăn uống lành mạnh theo tỷ lệ ăn thịt và ăn rau ở mức 1:4 hoặc 1:5 sẽ góp phần đảm bảo cơ thể tránh các nguy cơ bệnh tiềm ẩn.
Bên cạnh đó, người bị viêm đại tràng thường phải đối mặt với các biểu hiện đau bụng đi ngoài, đầy hơi, khó tiêu ngay sau khi ăn các món ăn lạ, đồ ăn sống lạnh, các món ăn có chứa hóa chất, chất làm trắng…
Ung thư gan, tụy: cẩn thận với những thực phẩm ẩm, mốc
Bên cạnh những nguyên nhân như uống nhiều rượu, viêm gan do virus B, C thì nguyên nhân do sử dụng những thực phẩm bị biến chất, ẩm mốc như lạc, gạo, ngô… cũng là một tác nhân gây ung thư. Do độc tố aflatoxin trong các thực phẩm bị mốc, bị nhiễm độc sở hữu độc tính thậm chí còn cao hơn thạch tín, nếu đi vào cơ thể có ảnh hưởng xấu đến sức khỏe người tiêu dùng.

Lạm dụng rượu, bia là một trong những nguyên nhân gây ung thư gan
Ung thư gan được đánh giá là một trong những bệnh có tiên lượng xấu nhất với tỷ lệ sống nói chung của bệnh ung thư gan trong vòng năm năm sau khi chẩn đoán chỉ khoảng 9%. Tuy nhiên, tỷ lệ này được cải thiện nếu bệnh được phát hiện sớm. Theo đó, nếu ung thư gan được phát hiện vào giai đoạn đầu khi chưa xâm lấn, tỷ lệ sống trên 5 năm được ghi nhận khoảng 20%.
Ung thư dạ dày tiềm ẩn từ những món ăn dân dã
Dưa, cà muối là những món ăn dân dã và quen thuộc trên mâm cơm của nhiều gia đình. Tuy nhiên không nên ăn dưa, cà muối kéo dài triền miên từ ngày này qua ngày khác. Dưa, cà muối có chứa hàm lượng nitrat cao khi đi vào dạ dày, nitrit dưới sự tác động của môi trường trong dạ dày sẽ tiến hành kết hợp với các acid amin trong những thực phẩm khác (tôm, cá, mắm tôm…) và trở thành nitrosamine.
Chất nitrosamine là tác nhân gây nên nhiều loại ung thư trong đó có ung thư dạ dày. Vì vậy, với nhiều người có tiền sử mắc bệnh tiêu hóa, đường ruột nên dừng thói quen ăn uống này trước khi quá muộn.

Không nên ăn dưa, cà muối kéo dài triền miên
Đối với các bệnh ung thư đường tiêu hóa, phương pháp điều trị có thể là phẫu thuật, hóa trị, xạ trị, điều trị theo phương pháp mới, chăm sóc giảm nhẹ. Theo đó, việc xét nghiệm và chẩn đoán ban đầu đóng vai trò quan trọng trong việc tầm soát phát hiện sớm nguy cơ.
Theo Khám phá

Người đàn ông 35 tuổi bị loét thực quản vì mắc sai lầm này khi uống thuốc
Bệnh thường gặp - 2 giờ trướcGĐXH - Khi uống thuốc, anh chỉ uống một ngụm nước nhỏ rồi vội vã nằm xuống ngủ. Các bác sĩ phát hiện anh bị loét thực quản do thuốc lưu lại lâu ngày trong thực quản.

Ngành Y tế đảm bảo khám, cấp cứu, chủ động phòng chống dịch bệnh mùa mưa lũ
Sống khỏe - 2 giờ trướcTrước ảnh hưởng của bão số 1 gây mưa lớn và ngập lụt, ngành Y tế Quảng Trị và TP Huế đã khẩn trương triển khai các biện pháp phòng, chống dịch bệnh, bảo vệ sức khỏe người dân và duy trì hoạt động khám chữa bệnh không bị gián đoạn.

Bộ Y tế hướng dẫn chi trả bảo trợ xã hội tháng 7, 8 và 9/2025
Y tế - 3 giờ trướcĐể bảo đảm việc chi trả trợ cấp xã hội hằng tháng cho đối tượng bảo trợ xã hội trong các tháng 7, 8 và 9 năm 2025 được thực hiện đúng quy định, liên tục, không bị gián đoạn, Thứ trưởng Bộ Y tế Lê Đức Luận đã có chỉ đạo về vấn đề này.

Thiếu niên 16 tuổi cấp cứu với vùng kín đau đớn dữ dội
Mẹ và bé - 5 giờ trướcThiếu niên 16 tuổi thấy bao quy đầu hẹp đã tự lộn tại nhà dẫn đến phù nề, thắt nghẹt. Khi vùng kín đau dữ dội, bệnh nhân mới nói với gia đình đưa đi viện cấp cứu.

Người phụ nữ 39 tuổi ở Hà Nội nhập viện vì viêm tụy cấp, mỡ máu tăng gấp 100 lần, bác sĩ chỉ rõ nguyên nhân
Bệnh thường gặp - 6 giờ trướcGĐXH - Trường hợp của chị H, nguyên nhân tăng mỡ máu cấp tính, viêm tụy cấp là do kích thích nội tiết tố trong chu kỳ IVF.

Chỉ là đầy hơi sau bữa ăn – Nhưng có thể là dấu hiệu sớm của ung thư dạ dày
Sống khỏe - 16 giờ trướcGĐXH - Bạn ăn xong một bữa cơm thịnh soạn, bụng căng tức, khó chịu. Bạn tự nhủ “Chắc do ăn no quá” hoặc “Chắc là rối loạn tiêu hóa thôi”. Nhưng nếu tình trạng đầy hơi, chướng bụng sau ăn cứ lặp đi lặp lại, kéo dài nhiều tuần – đừng vội bỏ qua.

Những dấu hiệu ở lưỡi cảnh báo vấn đề sức khỏe đáng lo ngại mà nhiều người bỏ qua
Sống khỏe - 17 giờ trướcGĐXH - Lưỡi – cơ quan tưởng chừng đơn giản chỉ giúp ta cảm nhận vị giác lại là “tấm gương” phản chiếu sức khỏe tổng thể của cơ thể. Thế nhưng, không ít người chỉ chú ý đến răng miệng mà bỏ qua những thay đổi ở lưỡi, dù đó có thể là tín hiệu sớm của nhiều bệnh lý đáng lo ngại.

Người đàn ông bị suy đa tạng do biến chứng bệnh tiểu đường, bác sĩ chỉ rõ sai lầm nhiều người Việt mắc phải
Bệnh thường gặp - 18 giờ trướcGĐXH -Trường hợp này là một minh chứng điển hình cho hậu quả ít được chú ý của bệnh tiểu đường lâu năm.

Bé 2,5 tuổi phát hiện bị đột quỵ từ dấu hiệu nhiều trẻ em Việt mắc phải
Mẹ và bé - 20 giờ trướcGĐXH - Bệnh nhi bị đột quỵ nhập viện vào ngày thứ 3 của bệnh với triệu chứng khởi phát là nôn ói sau ăn khoảng 3-4 lần/ngày, sau đó ói ngày càng tăng dần...

Nếu móng tay có dấu hiệu này, cẩn thận với ung thư hắc tố
Sống khỏe - 22 giờ trướcGĐXH - Không chỉ là phần phụ của cơ thể, móng tay và móng chân thực ra là “cửa sổ nhỏ” giúp chúng ta nhìn thấy sức khỏe toàn thân.

Lưu ý 6 nhóm thực phẩm gây hại gan, không nên ăn để phòng bệnh viêm gan A
Bệnh thường gặpGĐXH - Khai thác bệnh sử để tìm nguyên nhân hàng loạt người bị viêm gan A, các bác sĩ nhận thấy hầu hết những người này từng sử dụng 1 loại thực phẩm mua từ siêu thị, hiện giới chức chưa công bố tên cụ thể.