Hà Nội
23°C / 22-25°C

Vẫn định kiến thiên lệch con trai

GiadinhNet - “Tôi cảm nhận, xã hội Việt Nam vẫn định kiến thiên lệch về con trai” - Christophe Z. Guilmoto – nhà nhân khẩu học, đang hợp tác phân tích các số liệu về tỉ số giới tính khi sinh (TSGTKS) với Quỹ Dân số LHQ (UNFPA) đã thốt lên như vậy trong quá trình khảo sát thực trạng này tại Việt Nam.

Khát vọng “có con trai” dẫn đến MCBGTKS xảy ra ở nhiều địa phương. Ảnh: T.Tiến.

 
Cao ở ngay lần sinh đầu

Ở bất cứ miền quê nào cũng có thể nhìn thấy và nghe thấy khát vọng “có con trai” của nhiều người dân. Khao khát ấy được thể hiện bằng lời, bằng sự “ăn thua” trong nỗ lực không “thua chị kém em” đẻ khi nào có con trai thì thôi hoặc tìm mọi cách để sinh cho được cậu “quý tử”.

Những khát vọng và hành động đạt được nguyện vọng đó đã khiến sự mất cân bằng TSGTKS lan rộng tới 54/63 tỉnh, thành phố. Điều đáng ngạc nhiên và đáng suy nghĩ là càng ở vùng kinh tế phát triển, ở những gia đình càng khá giả và càng trình độ học vấn cao thì sự mất cân bằng của TSGTKS càng cao. Tỉ số này cao ở những tỉnh xung quanh Hà Nội, TP HCM, Đà Nẵng, trong đó cao nhất là các tỉnh thuộc khu vực Đồng bằng sông Hồng như: Hưng Yên, Hải Dương, Bắc Ninh, Bắc Giang, Nam Định… Đây là những địa phương thuộc vùng kinh tế năng động và người dân có điều kiện tiếp cận khá dễ dàng dịch vụ chọn lọc trước sinh.

Theo đánh giá của các nhà nhân khẩu học, thông thường TSGTKS cao ở những lần sinh sau song quy luật này không diễn ra ở Việt Nam. Ngay ở lần sinh thứ nhất, tỉ số này đã cao và cao hơn ở lần sinh thứ 2, đặc biệt cao nhất ở lần sinh cuối. Kết quả Tổng Điều tra Dân số và Nhà ở 1/4/2009 cho thấy TSGTKS qua các lần sinh: 110,2 ở lần thứ nhất, 109 ở lần thứ 2 và lần sinh thứ 3 trở lên là 115,5. Một số cặp vợ chồng đã chủ động tìm kiếm kỹ thuật lựa chọn giới tính trước sinh ngay từ lần sinh đầu tiên. Nếu chưa được như mong muốn, họ sẽ tìm kiếm dịch vụ trong những lần có thai sau: TSGTKS trong lần sinh thứ 3 trở lên ở nhóm các bà mẹ chưa có con trai lên tới 130. Riêng khu vực Đồng bằng sông Hồng, nơi có TSGTKS cao nhất cả nước thì tỉ số này cao ở lần sinh thứ nhất, thứ hai và tăng vọt lên tới 152 ở lần sinh thứ 3 trở lên.
 
Càng có trình độ học vấn, càng giàu càng MCBGTKS
 
TSGTKS có tương quan khá chặt chẽ với trình độ học vấn của các cặp vợ chồng. TSGTKS ở nhóm phụ nữ không biết chữ là 107 và tăng dần đến 114 ở nhóm phụ nữ có trình độ cao đẳng trở lên. Quan hệ giữa TSGTKS với thu nhập và mức sống cũng có tình hình tương tự. TSGTKS thấp nhất (107) ở 20% nhóm dân số nghèo nhất và tăng ở 3 nhóm dân cư giàu nhất (112). Đặc biệt đối với 20% dân số giàu nhất ở lần sinh thứ 3 trở lên, TSGTKS lên tới 133.
Cảnh báo với “sức ép kết hôn”

Để thấy được hệ lụy của việc mất cân bằng TSGTKS có thể nhìn thấy từ thực trạng các nước có TSGTKS tăng cao ở khu vực châu Á được nói đến từ những năm 1980 đến nay như: Hàn Quốc, Trung Quốc, Ấn Độ. Dù có nhiều biện pháp rất quyết liệt song TSGTKS ở Trung Quốc, Ấn Độ vẫn đang ở mức cao.

Hiện nay, đã ngày càng có nhiều nước đang chứng kiến tình trạng này như: Armenia, Azerbaijan, Georgia, Albania, Nepal,… Các tỷ số cao tới mức 115-120/100 đã được ghi nhận tại Trung Quốc (118,1 vào năm 2009), Ấn Độ (110,6 vào năm 2006 - 2008), Armenia (115,8 vào năm 2008) và Azerbaijan (117,6 vào năm 2009). Ở Việt Nam, tỷ số này là 111,2/100 vào năm 2010. Theo kịch bản dân số khả quan nhất, nếu TSGTKS trở về mức bình thường trong vòng 10 năm tới thì nam giới của Trung Quốc và Ấn Độ cũng vẫn phải đối mặt với “sức ép kết hôn” một cách nghiêm trọng trong vài thập kỷ.

Việt Nam là quốc gia diễn ra sự mất cân bằng TSGTKS khá muộn so với các nước nhưng tốc độ của nó lại gia tăng nhanh chóng và diễn biến phức tạp. Giáo sư Nguyễn Đình Cử - nguyên Viện trưởng Viện Dân số và Các vấn đề xã hội, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân cho biết: Trung Quốc, Hàn Quốc, Đài Loan đã phải nhập khẩu “cô dâu”. Và phần lớn trong số 294.280 phụ nữ Việt Nam kết hôn với người nước ngoài (từ năm 1998 đến 31/12/2010) đã trở thành cô dâu ở các nước và vùng lãnh thổ nói trên. Đây cũng là điều cảnh báo cho Việt Nam trong tương lai. “Theo dự báo lạc quan nhất thì cũng có tới hàng triệu đàn ông Việt Nam sẽ phải chịu đựng cuộc sống độc thân, đơn côi suốt đời. Hậu quả về kinh tế, sức khỏe, tinh thần, an ninh và an sinh xã hội,… chắc chắn sẽ nặng nề” – GS Nguyễn Đình Cử nhấn mạnh.

Tăng việc chấp nhận giá trị của con gái

Trước thực trạng này, ngay từ đầu năm 2012, Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Thiện Nhân đã chỉ đạo, giao cho Bộ Y tế “có chương trình làm việc cụ thể với Tỉnh ủy, UBND 10 tỉnh, thành phố có TSGTKS cao nhất”. Bộ Y tế đã tổ chức 3 đoàn công tác kiểm tra tại các địa phương này. Kết quả ban đầu cho thấy, TSGTKS có xu hướng tăng ở 6/10 tỉnh.

Mặc dù đã có những can thiệp nhằm giảm thiểu TSGTKS nhưng phân tích số liệu thống kê chuyên ngành DS-KHHGĐ tính đến hết tháng 8/2012, TSGTKS đã ở mức 112,67. Chính phủ rất quan tâm đến vấn đề này và vào ngày 3/11/2012 này, lần đầu tiên Hội thảo Quốc gia về MCBGTKS sẽ diễn ra trên quy mô toàn quốc với sự tham dự của các bộ, ban, ngành liên quan, lãnh đạo UBND, Sở Y tế và Chi cục DS-KHHGĐ 63 tỉnh, thành phố.

TS Dương Quốc Trọng - Tổng cục trưởng Tổng cục DS-KHHGĐ cho rằng “50 năm qua chúng ta mới vận động được người dân chấp nhận có 2 con. Vì vậy, để  người dân coi con trai cũng như con gái là một việc làm không thể một sớm, một chiều”. Để giải quyết được tình trạng này, theo PGS.TS Nguyễn Viết Tiến, Thứ trưởng Bộ Y tế cần có sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị. “Chúng ta xác định rõ công tác tuyên truyền tới mọi người dân, đặc biệt là tuyên truyền tới những người cao tuổi không gây sức ép với con cháu phải sinh bằng được con trai. Truyền thông phải “đột phá” mạnh vào tư tưởng mới chuyển đổi được hành vi” – PGS.TS Nguyễn Viết Tiến nói.

Còn TS Guilmoto cho rằng, việc truyền thông, tác động đến nhận thức của người dân nên bắt đầu từ gia đình có điều kiện khá giả, có trình độ học vấn cao. Từ đó, có thể giảm sự ưa thích con trai, giảm sự ảnh hưởng của hệ thống gia trưởng, giảm việc tiếp cận biết được GTKS bất hợp pháp; giảm sức ép của xã hội đối với gia đình có con một bề là gái và tăng việc chấp nhận giá trị của con gái trong gia đình và xã hội. 
 
Châu Á “thiếu hụt” 117 triệu phụ nữ vì MCBGTKS
 
GS Christophe Z. Guilmoto cho biết, có 14 nước khu vực châu Á nằm trong tình trạng mất cân bằng giới tính khi sinh. Điều này đã khiến sự “thiếu hụt” phụ nữ và trẻ em gái tăng từ 66 triệu vào năm 1950 tăng lên 117 triệu tại thời điểm hiện nay. Khoảng cách thiếu hụt ở nhóm phụ nữ dưới 20 tuổi đã tăng từ 16 triệu vào năm 1950 lên 39 triệu ngày nay. Và có tới 7,7% phụ nữ dưới 20 tuổi đang thiếu hụt tại các nước có tình trạng phân biệt giới tính. Hơn 3/4 trẻ em dưới 5 tuổi thiếu hụt là các bé gái không được sinh ra, số còn lại là trẻ em gái chết khi còn nhỏ.

Hà Thư

thuctap
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Buồng trứng đa nang ảnh hưởng tới khả năng sinh sản như thế nào?

Buồng trứng đa nang ảnh hưởng tới khả năng sinh sản như thế nào?

Dân số và phát triển - 6 giờ trước

Đối với nhiều phụ nữ, nỗi sợ không thể mang thai là điều đầu tiên họ nghĩ đến khi phát hiện mình mắc hội chứng buồng trứng đa nang (PCOS).

Những trường hợp chống chỉ định với cấy que tránh thai

Những trường hợp chống chỉ định với cấy que tránh thai

Dân số và phát triển - 2 ngày trước

Cấy que tránh thai là phương pháp tránh thai hiện đại, cho hiệu quả ngừa thai cao. Tuy nhiên không phải phụ nữ nào cũng dùng được que cấy tránh thai, những trường hợp dưới đây được chống chỉ định với phương pháp ngừa thai này.

Tăng cường phổ cập thông tin về bệnh tan máu bẩm sinh Thalassemia

Tăng cường phổ cập thông tin về bệnh tan máu bẩm sinh Thalassemia

Dân số và phát triển - 2 ngày trước

GĐXH - Bệnh tan máu bẩm sinh (hay còn gọi là bệnh Thalasemia) là một bệnh di truyền - bẩm sinh, có đặc điểm là gây tan máu nhiều và thường xuyên dẫn đến thiếu máu mãn tính.

Tập huấn sàng lọc trước sinh, sơ sinh

Tập huấn sàng lọc trước sinh, sơ sinh

Dân số và phát triển - 2 ngày trước

GĐXH - Trung tâm Chăm sóc sức khỏe sinh sản tỉnh Khánh Hòa vừa tổ chức tập huấn sàng lọc trước sinh, sơ sinh cho cán bộ y tế ở các trung tâm y tế phụ trách về mảng chăm sóc sức khỏe sinh sản.

Bắc Kạn triển khai công tác phối hợp truyền thông Dân số và phát triển năm 2024

Bắc Kạn triển khai công tác phối hợp truyền thông Dân số và phát triển năm 2024

Dân số và phát triển - 3 ngày trước

GĐXH - Chiều 30/5, Chi cục Dân số - Kế hoạch hóa gia đình (DS-KHHGĐ) tỉnh Bắc Kạn tổ chức Hội nghị triển khai công tác phối hợp truyền thông Dân số và phát triển năm 2024.

Triển khai nhiều hoạt động chăm sóc sức khỏe người cao tuổi

Triển khai nhiều hoạt động chăm sóc sức khỏe người cao tuổi

Dân số và phát triển - 3 ngày trước

GĐXH - Tại Gia Lai, ngành chức năng đã triển khai nhiều hoạt động chăm sóc sức khỏe NCT, nhất là trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số.

11 câu hỏi thường gặp của phụ nữ tiền mãn kinh

11 câu hỏi thường gặp của phụ nữ tiền mãn kinh

Dân số và phát triển - 3 ngày trước

Giai đoạn tiền mãn kinh, phụ nữ thường có nhiều thay đổi về nội tiết tố, dẫn đến một số triệu chứng khó chịu như trầm cảm, nóng bừng, đổ mồ hôi đêm, khô âm đạo và khó chịu khi quan hệ tình dục…

Quảng Trị: Củng cố và phát triển hệ thống thông tin chuyên ngành dân số

Quảng Trị: Củng cố và phát triển hệ thống thông tin chuyên ngành dân số

Dân số và phát triển - 3 ngày trước

GĐXH - Trong những năm qua, Chi cục Dân số tỉnh Quảng Trị đã tích cực triển khai nhiều biện pháp áp dụng công nghệ thông tin trong việc quản lý, thu thập, phân tích, đánh giá, dự báo dữ liệu dân cư.

Kiểm soát mất cân bằng giới tính khi sinh và tốc độ già hóa dân số

Kiểm soát mất cân bằng giới tính khi sinh và tốc độ già hóa dân số

Dân số và phát triển - 3 ngày trước

Tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 7, ngày 29/5, thảo luận tại hội trường, một số đại biểu Quốc hội bày tỏ quan tâm đến tình trạng già hóa dân số, mất cân bằng giới tính khi sinh có xu hướng gia tăng mạnh hiện nay.

Ninh Bình: Quan tâm công tác y tế dự phòng - dân số bằng chính sách đặc thù

Ninh Bình: Quan tâm công tác y tế dự phòng - dân số bằng chính sách đặc thù

Dân số và phát triển - 3 ngày trước

GĐXH - Nghị quyết số 09/2023/NQ-HĐND của Hội đồng nhân dân tỉnh Ninh Bình đã ban hành về Quy định một số nội dung chi, mức chi đặc thù cho công tác y tế dự phòng - dân số trên địa bàn tỉnh.

Top