Hà Nội
23°C / 22-25°C

Về làng đúc tượng ông Táo cuối cùng của cố đô Huế

Thứ hai, 08:00 23/01/2017 | Xã hội

GiadinhNet - Càng đến gần Tết “ông Công ông Táo”, không khí làm việc ở làng Địa Linh càng tất bật, rộn rịp hơn hẳn. Tuy không còn cảnh tấp nập kẻ bán người mua như cách đây vài năm, nhưng tiếng đục gõ vẫn vang đều ở một số gia đình còn tâm huyết với nghề khiến nhiều người thêm tiếc nuối, nhớ về giai đoạn “hoàng kim” của làng nghề đúc tượng ông Táo nức tiếng cố đô một thời.

Gia đình anh Nam tất bật với việc đúc tượng ông Táo dịp cuối năm. Vẽ màu và rắc kim tuyến là công đoạn cuối cùng để hoàn thành một bức tượng ông Táo (ảnh nhỏ). Ảnh: T.G
Gia đình anh Nam tất bật với việc đúc tượng ông Táo dịp cuối năm. Vẽ màu và rắc kim tuyến là công đoạn cuối cùng để hoàn thành một bức tượng ông Táo (ảnh nhỏ). Ảnh: T.G

Làng “sinh” ông Táo

Theo tục lệ cổ truyền của người Việt, cứ đến 23 tháng Chạp âm lịch, Táo Quân – vị thần trong coi bếp núc lại cưỡi cá chép bay về trời để báo lại mọi việc xảy ra trong trong năm qua. Để bày tỏ lòng thành, các gia đình sẽ làm một mâm cơm đạm bạc tiễn ông Táo về trời. Cùng với việc chuẩn bị mâm cơm, bàn thờ ông Công, ông Táo cũng được các gia đình lau dọn sạch sẽ, tượng ông Táo được thay mới để cầu một năm may mắn, đủ đầy. Trải qua hàng trăm năm, tục lệ ấy vẫn được người Việt gìn giữ. Trước nhu cầu tín ngưỡng của các gia đình, ở nhiều địa phương nghề đúc tượng ông Táo theo đó mà hình thành.

Ở Cố đô Huế cũng có một ngôi làng xưa nay nổi danh với nghề đúc tượng ông Táo, đó là làng Địa Linh (xã Hương Vinh, thị xã Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế). Ông Trương Văn Lợi, trưởng thôn Địa Linh cho biết: “Nói đến Địa Linh là nói đến nghề nung đất, trong số này có nghề sản xuất gạch và nghề đúc tượng ông Táo. Ở Huế trước đây có hai làng Địa Linh và Làng Sình làm nghề đúc tượng ông Táo. Tuy nhiên sau này làng Sình đã chuyển sang làm áo ông Táo, chỉ còn Địa Linh là nơi cuối cùng còn giữ được nghề độc đáo này đến bây giờ”.

Ít ai biết rằng, để làm nên những bức tượng ông Công, ông Táo đẹp mắt đặt lên gian bếp mỗi gia đình vào dịp 23 tháng Chạp, người làm nghề đúc tượng phải đổ không ít mồ hôi công sức. Công việc này vừa công phu lại mất khá nhiều thời gian. Theo người dân làng Địa Linh, đất sét dùng để đúc tượng ông Táo là đất sét vàng có ít tạp chất được chọn từ cánh đồng màu mỡ ngay phía sau làng. Dù đến tháng 10 âm lịch mới vào “vụ” nhưng công việc chọn đất đã được nhiều gia đình chuẩn bị từ trước đó nhiều tháng.

Khuôn gỗ để tạo hình tượng cũng là một phần không thể thiếu. Để có những bức tượng đúng chuẩn, người làng Địa Linh chọn nguyên liệu làm khuôn từ loại gỗ lim. Khuôn được đục lõm chạm hình tượng hai ông, một bà Táo đứng cạnh nhau. Cứ hai năm, khuôn lại được người thợ thay một lần. Khi cho đất vào khuôn đúc phải ép thật chặt để tượng không bị méo. Lấy tượng khỏi khuôn cũng đòi hỏi phải thật khéo. Sau khi tượng rút bớt nước thì đem phơi khoảng một buổi rồi mới cho vào lò nung.

“Xếp tượng vào lò nung rất quan trọng, hơn 1.000 tượng phải sắp xếp thành từng hàng, nhiều lớp trên dưới xen kẽ, giữa các lối cần có khoảng cách để lửa cháy đều, tránh việc nổ hoặc vỡ nát trong 3 ngày nung. Nếu tượng bị lệch phải chêm miếng đất vào dưới tượng để tránh bị sụp”, anh Võ Văn Đức (thợ đúc tượng lâu năm tại làng Địa Linh) chia sẻ kinh nghiệm.

Sau khi nung, những bức tượng ông Táo được người dân vẽ bằng màu rồi rắc bột kim tuyến để trông bắt mắt hơn. Công đoạn này phải đến gần ngày 23 tháng chạp mới bắt đầu được thực hiện để tượng luôn được mới và phù hợp với nhu cầu của khách hàng.

Gian nan giữ nghề

Những bức tượng ông Táo được đúc ở làng Địa Linh. Ảnh: L.C
Những bức tượng ông Táo được đúc ở làng Địa Linh. Ảnh: L.C

Cứ đến mùa này, các gia đình tại làng Địa Linh cho ra lò khoảng 70.000 tượng ông Táo. Các tượng ông Táo không chỉ cung ứng cho thị trường Thừa Thiên - Huế mà còn vào cả Sài Gòn, Bình Phước… Tượng ông Táo thành phẩm sẽ được xếp vào những hộp mì tôm để đem bán. Mỗi hộp có khoảng 120 tượng ông Táo và được bán buôn với giá 40.000 – 50.000/hộp. Nếu mỗi bức tượng ông Táo được thương lái bán cho người dân với giá 4.000 - 5.000 đồng, có khi lên tới 7.000 đồng thì những người làm nghề đúc tượng cũng chỉ thu được 500 – 2.000 đồng/ bức. Làm chăm chỉ cả ngày tiền công cũng chỉ ở mức 100.000 đồng. Vì vất vả nhiều nhưng thu nhập chẳng được bao, dân làng Địa Linh vẫn đùa nhau nghề đúc tượng ông Táo là nghề “làm giàu cho người”.

Trước đây, từng có thời gian nghề đúc tượng ông Táo là công việc mang lại thu nhập ổn định cho nhiều hộ gia đình ở làng Địa Linh, thế nhưng vì nhiều lý do mà đến nay không còn nhiều người gắn bó với nghề. Nhiều người tâm huyết muốn giữ lại nghề lại gặp nhiều khó khăn bởi công việc tuy vất vả nhưng thu nhập rất thấp. Chị Đặng Thị Hoa (tiểu thương đến mua tượng “ông Táo”) cho hay, nguyên nhân các hộ khác bỏ nghề là do nghề thu nhập thấp hoặc gia đình họ con cái toàn đi làm ăn xa nên cũng không đủ người để làm nên đa phần nhiều hộ dân họ chuyển nghề hoặc đi buôn bán cho có thu nhập cao hơn.

Ngày nay về làng Địa Linh, hỏi về gia đình còn tâm huyết và gắn bó được với nghề đúc tượng ông Táo có lẽ chỉ còn sót lại gia đình ba anh em Võ Văn Đức, Võ Văn Nam và Võ Văn Hay. Gặp chúng tôi khi vẫn đang tất bật với công việc đúc tượng để kịp chuẩn bị nguồn hàng cho dịp cuối năm, anh Võ Văn Nam cho hay nghề làm tượng ông Táo đã được gia đình anh gìn giữ nhiều năm qua, thế nhưng để bám trụ được với nghề đến hôm nay cũng lắm gian nan vất vả.

“Hiện nay nghề làm tượng ông Táo càng ngày càng có ít người theo. Công việc thức khuya dậy sớm, chỉ làm được dịp cuối năm, công mà thu nhập chẳng đáng bao nhiêu nên giờ số gia đình làm tượng ông Táo chỉ còn đếm trên đầu ngón tay. Anh em tôi nối nghiệp cha, muốn giữ nghề truyền thống của địa phương và cha ông nhưng còn gặp nhiều khó khăn. Nếu bám trụ thì khó sống được bằng nghề”, anh Nam trăn trở.

Nhà nghiên cứu văn hoá Huế - Trần Đại Vinh cho rằng, phong tục tập quán lâu đời của người Huế là ngoài coi trọng bàn thờ tổ tiên và cửa ngõ thì giá trị phong thủy của bếp núc cũng rất quan trọng. Cả ba yếu tố tổng hợp lại sẽ cấu thành sự hưng thịnh, may mắn cho gia đình. Ông Táo thờ hết một năm cần phải mua ông mới nên nghề làm tượng ông Táo vẫn chưa bị thất truyền, dù để gắn bó với nghề thì vô cùng khó khăn. Nhiều gia đình còn đang bám trụ với nghề cũng bởi muốn lưu giữ lại nét văn hoá truyền thống ông cha bao đời trước để lại.

Lê Chung

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Khởi tố đối tượng nổ súng để giải quyết mâu thuẫn

Khởi tố đối tượng nổ súng để giải quyết mâu thuẫn

Pháp luật - 30 phút trước

GĐXH - Công an tỉnh Cao Bằng đã tống đạt quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can để điều tra đối với Bùi Trung Kiên (SN 1998, trú tại huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên) về hành vi tàng trữ, sử dụng trái phép vũ khí quân dụng.

Thí sinh THPT 2025 nếu thi các trường này cần lưu ý tổ hợp xét tuyển để tránh bị động

Thí sinh THPT 2025 nếu thi các trường này cần lưu ý tổ hợp xét tuyển để tránh bị động

Giáo dục - 55 phút trước

GĐXH - Nhiều trường đại học điều chỉnh tổ hợp môn xét tuyển từ năm 2025 để phù hợp với chương trình giáo dục phổ thông mới.

Bắt tạm giam 2 đối tượng tổ chức sử dụng và tàng trữ trái phép ma túy

Bắt tạm giam 2 đối tượng tổ chức sử dụng và tàng trữ trái phép ma túy

Pháp luật - 56 phút trước

GĐXH - Trong quá trình tuần tra, kiểm soát tình hình an ninh trật tự trên địa bàn, Công an huyện Bá Thước (Thanh Hóa) đã phát hiện 2 đối tượng đang có hành vi tổ chức và tàng trữ trái phép chất ma túy nên đã tiến hành bắt giữ.

Khởi tố bị can, bắt tạm giam 2 đối tượng có hành vi xé Quốc kỳ

Khởi tố bị can, bắt tạm giam 2 đối tượng có hành vi xé Quốc kỳ

Pháp luật - 1 giờ trước

GĐXH - Khi đi qua đoạn đường vắng, thấy người dân treo Quốc kỳ để chuẩn bị cho "Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc", do bốc đồng 2 đối tượng đã xé Quốc kỳ.

Sau 2 ngày lẩn trốn, hung thủ giết đã sa lưới

Sau 2 ngày lẩn trốn, hung thủ giết đã sa lưới

Pháp luật - 1 giờ trước

GĐXH – Sau khi sát hại nạn nhân, Bạch bỏ trốn khỏi hiện trường gây án. Bằng các biện pháp nghiệp vụ, chỉ hơn 2 ngày sau, đối tượng đã bị bắt giữ.

Hai phi công vụ rơi máy bay ở Bình Định được tặng thưởng Huân chương Bảo vệ Tổ quốc

Hai phi công vụ rơi máy bay ở Bình Định được tặng thưởng Huân chương Bảo vệ Tổ quốc

Thời sự - 1 giờ trước

GĐXH - Đại tá Nguyễn Văn Sơn, Thượng tá Nguyễn Hồng Quân (2 phi công trong vụ rơi máy bay ở Bình Định) được tặng thưởng Huân chương Bảo vệ Tổ quốc hạng Ba vì có thành tính xuất sắc trong nhiệm vụ huấn luyện bay.

Đổ thuốc trừ sâu vào nước sinh hoạt nhà hàng
 xóm

Đổ thuốc trừ sâu vào nước sinh hoạt nhà hàng xóm

Pháp luật - 1 giờ trước

GĐXH - Ngày 22/11, Cơ quan CSĐT Công an huyện Văn Bàn (tỉnh Lào Cai) đã thi hành lệnh bắt bị can để tạm giam đối với Triệu Thị Ton (SN 1976) về hành vi “giết người”.

Truy tìm gã đàn ông nhận gần 2 tỉ đồng của nhiều người rồi bỏ trốn

Truy tìm gã đàn ông nhận gần 2 tỉ đồng của nhiều người rồi bỏ trốn

Pháp luật - 5 giờ trước

GĐXH - Nguyễn Tuấn Ninh bị tố giác có hành vi nhận tiền của nhiều người để làm thủ tục cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nhưng không thực hiện. Sau đó, Ninh bỏ trốn và chiếm đoạt số tiền 1,75 tỉ đồng,

Hà Nội: Xác định niên đại gần 150 bộ hài cốt được phát hiện trên phố Tây Sơn

Hà Nội: Xác định niên đại gần 150 bộ hài cốt được phát hiện trên phố Tây Sơn

Đời sống - 5 giờ trước

GĐXH - Khoảng 150 bộ hài cốt được phát hiện trong quá trình thi công, cải tạo hệ thống thoát nước ở ngõ 167 phố Tây Sơn là của những người dân và đã có từ khoảng 50-70 năm về trước.

Hiện trường phát hiện 150 bộ hài cốt ở Hà Nội

Hiện trường phát hiện 150 bộ hài cốt ở Hà Nội

Thời sự - 6 giờ trước

Nhiều bộ hài cốt được phát hiện khi cải tạo đường và hệ thống thoát nước ngõ 167 Tây Sơn (quận Đống Đa, Hà Nội) được di dời trong đêm.

Top