Về nơi vợ chồng phải cưới 3 lần, một người đã mất vẫn tổ chức cưới và câu chuyện thấm đẫm tình người phía sau
GĐXH - Vợ chồng người Khùa có 3 lần cưới cách nhau hàng chục năm. Lễ cưới lại được tổ chức để ghi nhận sự bền chặt và tôn vinh tình cảm vợ chồng qua từng giai đoạn của cuộc đời.
Nét đẹp văn hóa truyền đời
Đã cưới 2 lần, chung sống hạnh phúc và có 7 người con, 8 đứa cháu, vợ chồng ông Hồ May (SN 1966) và bà Hồ Thị Chum (SN 1968) người đồng bào Khùa (dân tộc Bru – Vân Kiều) tại xã Trọng Hóa, huyện Minh Hóa, tỉnh Quảng Bình vẫn tổ chức lễ cưới lần thứ 3.

Những bản làng vùng biên giới của tỉnh Quảng Bình.
Già làng Hồ Liên của bản K-Ing cho biết, mỗi cặp vợ chồng người Khùa có 3 lần tổ chức lễ cưới trong đời. Lễ cưới lại được tổ chức để ghi nhận sự bền chặt và tôn vinh tình cảm vợ chồng qua từng giai đoạn của cuộc đời.
Lần cưới đầu tiên, người con trai cùng đại diện gia đình chọn ngày lành đưa lễ đến nhà gái, gõ 3 tiếng vào cầu thang để ra hiệu. Bố, mẹ cô gái ra cửa đón lễ cưới của nhà trai gồm một thanh kiếm, một con gà và một ché rượu.
Trong lễ cưới, nghi thức lễ buộc chỉ cổ tay cho đôi trai gái được cho là quan trọng nhất. Già làng làm lễ, dùng 2 sợi chỉ màu đỏ buộc vào tay của đôi nam nữ. Sợi dây tượng trưng cho sự kết nối, lời thề nguyện trọn đời hạnh phúc. Rồi sau đó 2 bên gia đình cùng dân bản mở tiệc chung vui.

Mỗi cặp vợ chồng người Khùa có 3 lần tổ chức lễ cưới trong đời.
Lần cưới thứ 2 còn gọi là lễ nhân nghĩa, tùy vào từng gia đình và hoàn cảnh để ấn định thời gian tổ chức, thường là khi cặp vợ chồng đã bước vào tuổi trung niên. Ở đám cưới lần này, không có quy tắc nào bắt buộc đối với cặp vợ chồng mà tùy vào điều kiện, họ có thể mời cả bản đến dự lễ hoặc chỉ mời đại diện các già làng trong bản.
Lễ cưới lần thứ 3 được mọi cặp vợ chồng người Khùa xem trọng, bởi đồng bào này quan niệm, trong vòng đời "sinh, trụ, dị, diệt" (sinh ra, trưởng thành, già nua, chết) thì lễ cưới lần thứ 3 là sự minh chứng cho mối tình thủy chung, son sắt, đồng cam, cộng khổ của hai vợ chồng.
Để tổ chức lễ cưới lần 3, trước đó 1 ngày, bà Chum trở về nhà bố mẹ đẻ ở bản K-Ing, xã Trọng Hóa rồi đợi gia đình chồng từ bản Ông Tú, xã Trọng Hóa đưa lễ vật sang xin tổ chức lễ cưới. Sau các thủ tục, bà Chum theo chồng về nhà rồi cùng gia đình 2 bên tổ chức tiệc thiết đãi bà con dân bản.
"Cưới lần nào cũng giống nhau, tùy vào điều kiện của từng gia đình để mở tiệc mời bà con, có ít làm ít, có nhiều làm nhiều thôi. Vợ chồng ở với nhau nhiều năm rồi, nhưng trong lần cưới này vẫn hồi hộp lắm. Ngày cưới, vợ chồng cũng không được ngồi chung với nhau, phải làm lễ xong, rước vợ về nhà mình đã mới được phép ngồi chung", ông Hồ May chia sẻ.

Đã cưới 2 lần, chung sống hạnh phúc và có 7 người con, 8 đứa cháu, vợ chồng ông Hồ May vẫn tổ chức lễ cưới lần thứ 3.
Thầy giáo Trần Mạnh Hùng, giáo viên Trường Phổ thông Dân tộc bán trú Tiểu học và THCS xã Dân Hóa, huyện Minh Hóa, tỉnh Quảng Bình sau nhiều năm gắn bó với bà con vùng cao và thực hiện nhiều đề tài nghiên cứu về phong tục, tập quán của đồng bào Bru - Vân Kiều đã lý giải cho chúng tôi về những điều còn thắc mắc.
Theo thầy Hùng, việc tổ chức cưới 3 lần là phong tục nhằm tôn vinh và tô thắm tình cảm vợ chồng của đồng bào Khùa. Tùy vào điều kiện từng gia đình sẽ chọn thời điểm cũng như tổ chức lễ cưới to, nhỏ khác nhau.
Người Khùa tin rằng, tục lệ truyền thống này sẽ giúp cho các cặp vợ chồng thêm yêu thương và sống gắn bó và hạnh phúc mãi. Đồng thời cũng là lời nhắc nhở đối với con cháu phải biết ơn sinh thành, giữ trọn đạo hiếu với cha mẹ, gắn kết và hòa thuận giữa vợ và chồng.

Những cô gái Vân Kiều xúng xính váy áo tham dự lễ cưới ở bản.
"Những nét văn hóa đặc trưng vốn có vẫn được bà con người Khùa cố gắng gìn giữ. Phong tục cưới đi cưới lại tới 3 lần là phong tục, nét đẹp văn hóa truyền đời của bà con. Hiện nay, có nhiều gia đình đã rút gọn thủ tục cưới 3 lần bằng cách làm gộp cả lần 2 và 3", thầy Hùng thông tin.
Tổ chức lễ cưới lại với người đã khuất để trọn nghĩa phu thê
Việc cưới lại 3 lần là sự tôn vinh mối quan hệ vợ chồng của người Khùa. Nhưng không ít trường hợp khi chưa kịp cưới lần thứ 3 thì người chồng hoặc người vợ đã mất đi. Khi đó, con cái sẽ có trách nhiệm tổ chức đủ 3 lần cưới cho bố, mẹ. Người Khùa gọi đây là "đám cưới ma".
"Con chim bay trên trời có đôi, có lứa, con người sống trên núi có hình, có bóng. Chết rồi cũng thương, nhớ, con cháu phải làm "đám cưới ma", không làm không phải con cháu người Khùa", già làng bản K-ing cho biết.

Ông Hồ Thoong đã tổ chức "Lễ cưới ma" cho người bố quá cố và mẹ.
Ông Hồ Thoong (SN 1966), trú bản Ra Mai, xã Trọng Hóa cho biết, khi bố ông mất vẫn chưa kịp tổ chức cưới lần thứ 3, bởi vậy cách đây không lâu, ông đã tiến hành tổ chức "đám cưới ma" cho người bố quá cố và mẹ theo phong tục. Lễ cưới vẫn được tổ chức theo đúng nghi lễ ở cả 2 bên nội ngoại.
"Vì bố không còn nên việc tổ chức lễ cưới lần thứ 3 gia đình tôi làm đơn giản hơn, nhưng vẫn phải đủ nghi thức. Phong tục này nhắc nhở con cháu sống hòa hợp, thủy chung như lời răn dạy của ông bà, tổ tiên. Vợ chồng tôi cũng đã tổ chức cưới 2 lần rồi, khi có điều kiện sẽ tổ chức lần thứ 3", ông Hồ Thoong cho hay.
Cuộc sống của đồng bào người Khùa giờ đây đã dần hòa nhịp với người vùng xuôi. Nhưng trong nếp sống của họ vẫn còn lưu giữ được nhiều nét văn hóa đặc trưng tốt đẹp.
Tục ngủ thăm của đồng bào Tây Bắc

Tài xế trong vụ nổ súng ở Vĩnh Long bị liệt nửa người, còn mảnh vỏ đạn trong não
Xã hội - 3 giờ trướcLiên quan đến tài xế Nguyễn Văn Bảo Trung - người lái xe tải tông tử vong nữ sinh, sau đó bị cha của nạn nhân bắn, bác sĩ cho biết bệnh nhân bị liệt hoàn toàn nửa người, còn nhiều mảnh vỏ đạn li ti trong não.

'Biển' người đến chùa Tam Chúc ở Hà Nam chiêm bái xá lợi Đức Phật
Thời sự - 3 giờ trướcGĐXH - Chiều ngày 17/5, đông đảo người dân, du khách thập phương và các phật tử đã có mặt tại chùa Tam Chúc (Hà Nam) chiêm bái xá lợi Phật Thích Ca Mâu Ni bảo vật Quốc gia Ấn Độ.

Ngành Thuế tạm dừng loạt dịch vụ điện tử: Hàng triệu người nộp thuế cần biết ngay
Đời sống - 3 giờ trướcGĐXH - Từ ngày 23/5 đến 15/6/2025, một số hệ thống công nghệ thông tin của ngành Thuế sẽ tạm dừng hoạt động để phục vụ quá trình chuyển đổi Trung tâm dữ liệu chính, nhằm đảm bảo an toàn và vận hành hiệu quả lâu dài.

Nhiều tin vui liên tiếp đến với giáo viên, lương của nhà giáo được xếp cao nhất
Giáo dục - 3 giờ trướcNhiều chủ trương, quy định mới được đề xuất thay đổi theo hướng tích cực với ngành giáo dục trong thời gian tới đây, được các giáo viên háo hức, mong đợi.

Điểm danh những con giáp nghênh đón Thần Tài, vận đỏ như son từ tháng 6
Đời sống - 6 giờ trướcGĐXH - Từ tháng 6 chính là cơ hội vàng để những con giáp này gom tiền đầy túi.

Phát hiện điểm bất thường từ cuộc gọi lạ, cụ bà 80 tuổi thoát vụ lừa đảo hơn 3 tỉ đồng
Xã hội - 7 giờ trướcGĐXH - Nhận cuộc điện thoại từ đối tượng lạ xưng là thiếu úy công an, yêu cầu hoàn trả số tiền 3 tỉ 240 triệu đồng đang nợ Công ty viễn thông Viettel, cụ bà gần 80 tuổi không khỏi hoang mang. Sau hồi trấn tĩnh, nhận thấy có nhiều điểm bất thường, cụ D. đã đến công an phường trình báo.

Hà Tĩnh định hướng phương án bố trí cán bộ cấp xã sau sắp xếp
Xã hội - 7 giờ trướcGĐXH - Hà Tĩnh sẽ bố trí các cán bộ đang giữ chức vụ thường trực cấp ủy cấp huyện về làm bí thư đảng ủy xã, phường mới sau sắp xếp.

Cảnh báo khẩn: Cập nhật mới trên Zalo Web có thể khiến bạn mất sạch tin nhắn
Đời sống - 7 giờ trướcGĐXH - Hàng triệu người dùng Zalo tại Việt Nam đang đối mặt với nguy cơ mất toàn bộ lịch sử tin nhắn chỉ sau 14 ngày đăng nhập trên trình duyệt web, nếu không kịp thời nắm bắt thông tin cập nhật mới nhất từ nền tảng này.

Từ 2026, cả nước tuyển sinh lớp 1, lớp 6 theo nguyên tắc 'nhà gần trường'
Giáo dục - 8 giờ trướcBộ GD&ĐT lên phương án tuyển sinh lớp 1, lớp 6 theo nguyên tắc nhà gần trường thay vì theo địa giới hành chính (phân tuyến) như hiện nay từ năm học 2026 - 2027.

Kẻ từng mang án giết người sa lưới vì cho vay lãi suất 'cắt cổ' 360%/năm
Pháp luật - 8 giờ trướcCho vay tiền với lãi suất “cắt cổ” lên đến 360%/năm, Bùi Quang Tú bị công an bắt và từng có 2 tiền án, tiền sự về tội “Cố ý gây thương tích” và “Giết người”.

Chiêm ngưỡng xá lợi Phật Thích Ca Mâu Ni ở chùa Tam Chúc tỉnh Hà Nam
Thời sựGĐXH - Từ sáng sớm ngày 17/5/2025, đông người dân và du khách thập phương có mặt tại chùa Tam Chúc, tỉnh Hà Nam để chiêm bái xá lợi Phật Thích Ca Mâu Ni bảo vật Quốc gia Ấn Độ.