Hà Nội
23°C / 22-25°C

Vì sao chưa có bảng lương mới?

Thứ năm, 11:20 27/06/2024 | Đời sống

GĐXH - Theo Bộ trưởng Bộ Nội vụ, việc bãi bỏ mức lương cơ sở và hệ số lương để xây dựng các mức lương cơ bản bằng số tiền cụ thể trong các bảng lương mới có nhiều bất cập.

Bộ trưởng Bộ Nội vụ nói về nguyên nhân chưa có bảng lương mới

Tại họp báo tháng 6/2024 về kết quả nổi bật công tác 6 tháng đầu năm, nhiệm vụ trọng tâm 6 tháng cuối năm 2024 của Bộ Nội vụ, Bộ trưởng Bộ Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà đã thông tin nhiều nội dung căn cốt về chính sách tiền lương từ 1/7 tới. Trong đó Bộ trưởng lý giải nguyên nhân vì sao chưa có bảng lương mới.

Theo Bộ trưởng Bộ Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà, về các bảng lương mới theo Nghị quyết số 27-NQ/TW, việc bãi bỏ mức lương cơ sở và hệ số lương để xây dựng các mức lương cơ bản bằng số tiền cụ thể trong các bảng lương mới theo các nguyên tắc của Nghị quyết số 27-NQ/TW có những bất cập.

Thứ nhất, tương quan tiền lương mới chưa hợp lý giữa các đối tượng hưởng lương. Cụ thể:

Một là, do đưa phụ cấp công vụ (25% hiện nay) vào mức lương cơ bản mới theo Nghị quyết số 27-NQ/TW dẫn đến mức lương cơ bản của công chức (đội ngũ tham mưu hoạch định chính sách đòi hỏi chuyên sâu nghiệp vụ) tăng bình quân 23,5% là thấp nhất so với viên chức (tăng bình quân 54,3%) và lực lượng vũ trang (tăng bình quân 43,96%); đồng thời, tổng quỹ lương (lương cơ bản, phụ cấp, các khoản đóng góp theo lương) của cán bộ, công chức, viên chức tăng 30,6%, lực lượng vũ trang tăng 51,93% là chưa bảo đảm tương quan chung giữa các đối tượng hưởng lương, dẫn đến thiếu công bằng, chưa hợp lý trong các bảng lương mới.

Hai là, căn cứ Nghị quyết số 27-NQ/TW, xác định được mức lương thấp nhất trong khu vực công (nhân viên bậc 1- trung cấp hết tập sự, trong bảng lương chuyên môn, nghiệp vụ) là 4,5 triệu/tháng, tăng 7,53% là thấp so với mức tăng lương mới bình quân của công chức là 23,5% và so với mức lương thấp nhất 5,3 triệu đồng/tháng vùng I của khu vực doanh nghiệp, gây tâm tư không tốt khi cải cách tiền lương.

Vì sao chưa có bảng lương mới? - Ảnh 1.

Bộ trưởng Bộ Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà. Ảnh: TL

Ba là, do quan hệ mức lương Thấp nhất (nhân viên bậc 1) - Trung bình (chuyên viên bậc 1) - Chuyên gia cao cấp (bậc cao nhất) tương ứng là 4,5 triệu - 6,5 triệu - 29 triệu đồng/tháng (tính theo đúng Nghị quyết số 27-NQ/TW) còn thấp và do số lượng có rất nhiều chức vụ, chức danh lãnh đạo trong hệ thống chính trị (Kết luận số 35-KL/TW của Bộ Chính trị có 234 chức danh, chức vụ "gốc" từ Trung ương đến cấp xã, thực tiễn sẽ phát sinh rất nhiều các chức vụ tương đương khác), dẫn đến việc xây dựng bảng lương chức vụ áp dụng đối với những người giữ chức vụ, chức danh lãnh đạo trong hệ thống chính trị từ Trung ương đến cơ sở (cấp xã) theo các nguyên tắc tại Nghị quyết số 27-NQ/TW (phải bảo đảm thứ bậc trong hệ thống chính trị; mỗi loại chức vụ tương đương chỉ quy định 01 mức lương chức vụ thay cho mỗi loại chức vụ tương đương hiện nay chỉ hưởng phụ cấp chức vụ như nhau nhưng đang được xếp ở rất nhiều bậc lương theo nhiều ngạch, chức danh công chức, viên chức khác nhau) là rất khó khăn, chưa thể hiện được rõ vị trí, vai trò của người giữ chức vụ lãnh đạo ở các cấp bậc chức vụ khác nhau.

Ngoài ra, khi chuyển xếp từ lương cũ sang lương mới đối với cán bộ, công chức, viên chức giữ chức vụ lãnh đạo (đang hưởng bảng lương chuyên môn nghiệp vụ cộng phụ cấp chức vụ lãnh đạo) sẽ rất phức tạp do nhiều bậc lương cũ (ở các ngạch công chức, chức danh nghề nghiệp viên chức khác nhau) xếp vào một mức lương chức vụ mới dẫn đến có nhiều trường hợp từ cấp Vụ, cấp Sở và tương đương trở xuống đến cấp xã khi xếp vào mức lương chức vụ mới thì bị giảm so với lương hiện hưởng dẫn đến tâm tư và giảm động lực làm việc.

Đối với các đơn vị sự nghiệp công lập thì số lượng chức danh, chức vụ lãnh đạo là rất nhiều và đa dạng nên việc xác định các chức danh tương đương để thực hiện áp dụng bảng lương chức vụ mới là rất khó khăn; ngoài ra phải thực hiện bảo lưu đối với các trường hợp bị giảm so với lương cũ cũng rất phức tạp khi thực hiện.

Thứ hai, phải sửa đổi rất nhiều các quy định của Đảng và của pháp luật về các chính sách, chế độ gắn với mức lương cơ sở. Hiện nay có rất nhiều chế độ, chính sách gắn với mức lương cơ sở được quy định trong các văn bản của Đảng và của pháp luật.

Nếu khi bãi bỏ mức lương cơ sở mà chưa kịp thời sửa đổi các văn bản này sẽ dẫn đến rất nhiều khó khăn, vướng mắc trong việc thực hiện các chính sách liên quan, gây tâm tư thắc mắc của các đối tượng thụ hưởng và không được sự đồng thuận của xã hội, tạo tâm lý bất ổn trong một bộ phận lớn nhân dân khi cải cách tiền lương.

Thứ ba, phát sinh chênh lệch lương hưu giữa người nghỉ hưu trước và từ ngày 01/7/2024. Khi bỏ mức lương cơ sở và hệ số lương và mở rộng quan hệ tiền lương lên 1 - 2,68 - 12 (theo Nghị quyết số 27-NQ/TW) dẫn đến có nhiều thay đổi về mức tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội, cách tính lương hưu của người hưởng lương khu vực công, phát sinh chênh lệch lương hưu giữa thời điểm nghỉ hưu trước và từ ngày 01/7/2024 cần phải có giải pháp xử lý (khi sửa Luật Bảo hiểm xã hội) để đảm bảo tương quan giữa những người nghỉ hưu.

Vì sao chưa có bảng lương mới? - Ảnh 2.

Theo Bộ trưởng Bộ Nội vụ, việc bãi bỏ mức lương cơ sở và hệ số lương để xây dựng các mức lương cơ bản bằng số tiền cụ thể trong các bảng lương mới có nhiều bất cập. Ảnh minh họa: TL

Thực hiện 4/6 nội dung cải cách chính sách tiền lương

Về những nội dung căn cốt về chính sách tiền lương sẽ thực hiện từ ngày 1/7 tới, Bộ trưởng Phạm Thị Thanh Trà cho biết: Sau nhiều lần họp Ban Chỉ đạo cải cách tiền lương và Thường trực Chính phủ, các ban, bộ, ngành liên quan; trên cơ sở Kết luận của Bộ Chính trị tại cuộc họp ngày 19/6/2024, Chính phủ đề xuất giải pháp thực hiện Nghị quyết số 27 đối với khu vực công theo lộ trình, từng bước, hợp lý, thận trọng, khả thi.

Theo đó, thực hiện 4/6 nội dung cải cách tiền lương khu vực công của Nghị quyết số 27 đã rõ, đủ điều kiện thực hiện.

Còn 2 nội dung chưa thực hiện gồm các bảng lương mới (bỏ mức lương cơ sở và hệ số lương); cơ cấu lại và sắp xếp thành 9 chế độ phụ cấp mới, do phát sinh nhiều bất cập, cần phải tiếp tục nghiên cứu hoàn thiện từng bước, thận trọng; đồng thời phải rà soát trình cấp có thẩm quyền xem xét sửa đổi hoặc bãi bỏ các quy định liên quan đến mức lương cơ sở.

3 bảng lương theo vị trí việc làm áp dụng cho đối tượng thuộc lực lượng vũ trang từ 1/7/20243 bảng lương theo vị trí việc làm áp dụng cho đối tượng thuộc lực lượng vũ trang từ 1/7/2024

GĐXH - Từ 1/7/2024 sẽ thực hiện chính sách cải cách tiền lương theo vị trí việc làm đối với đối tượng thuộc lực lượng vũ trang theo Nghị quyết 27. Theo đó, 3 bảng lương theo vị trí việc áp dụng cho các đối tượng thuộc lực lượng vũ trang.

Bảng lương theo vị trí việc làm, cán bộ, công chức và viên chức thay đổi gì sau cải cách tiền lương?Bảng lương theo vị trí việc làm, cán bộ, công chức và viên chức thay đổi gì sau cải cách tiền lương?

GĐXH - Trả lương theo vị trí việc làm là việc căn cứ vào từng chức danh, chức vụ, cơ cấu tổ chức để xác định mức lương cụ thể cho từng đối tượng. Sau cải cách tiền lương, bảng lương theo vị trí việc làm cho cán bộ, công chức và viên chức có điểm gì mới?

L.Vũ (th)
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Những chính sách mới, thiết thực có hiệu lực từ 1/7/2024

Những chính sách mới, thiết thực có hiệu lực từ 1/7/2024

Đời sống - 2 giờ trước

GĐXH - Chồng không được ly hôn vợ khi đang mang thai, cấp thẻ căn cước, Nghị định mới về thanh toán không dùng tiền mặt… là những chính sách mới sẽ có hiệu lực bắt đầu từ ngày 1/7/2024.

Người lao động vật vã mưu sinh dưới cái nắng như rang, mặt đường hơn 50 độ C ở Hà Nội

Người lao động vật vã mưu sinh dưới cái nắng như rang, mặt đường hơn 50 độ C ở Hà Nội

Đời sống - 13 giờ trước

Hà Nội nắng như thiêu như đốt, mặt đường bỏng rát lên đến hơn 50 độ. Người lao động làm việc ngoài trời hay ở trong nhà đều cảm nhận rõ sự oi bức và khó chịu.

Phát hiện người đàn ông tử vong cạnh xe máy dưới cống nước

Phát hiện người đàn ông tử vong cạnh xe máy dưới cống nước

Đời sống - 14 giờ trước

GĐXH - Thi thể người đàn ông được phát hiện tử vong cạnh xe máy dưới cống nước ở Thừa Thiên Huế. Hiện lực lượng chức năng đang điều tra, làm rõ nguyên nhân sự việc.

Đại gia đình ở Hà Nội có hơn 300 người, mỗi lần đi chơi tưởng cả công ty

Đại gia đình ở Hà Nội có hơn 300 người, mỗi lần đi chơi tưởng cả công ty

Đời sống - 14 giờ trước

Nói về gia đình có hơn 300 thành viên sẽ rất ít người tin, nhưng đó là sự thật về đại gia đình của hai cụ Nguyễn Văn Đỉnh và Nguyễn Thị Sâm tại Trương Định (Hoàng Mai, Hà Nội).

Ông bố Bắc Giang đi xuất khẩu lao động, con gái 7 tuổi khóc, giữ rịt ở sân bay

Ông bố Bắc Giang đi xuất khẩu lao động, con gái 7 tuổi khóc, giữ rịt ở sân bay

Đời sống - 16 giờ trước

Khi người cha chuẩn bị rời đi, bé gái bất ngờ giữ rịt chân cha, không cho bước tiếp. Chứng kiến cảnh tượng xúc động, nhiều cư dân mạng không cầm được nước mắt.

Kết quả xổ số (KQXS) hôm nay thứ Bảy ngày 29/6/2024

Kết quả xổ số (KQXS) hôm nay thứ Bảy ngày 29/6/2024

Đời sống - 17 giờ trước

GĐXH - Kết quả xổ số hôm nay - KQXS thứ Bảy ngày 29/6/2024: Xổ số miền Nam - XSMN, xổ số miền Trung - XSMT, xổ số miền Bắc - XSMB, xổ số Vietlott - XS Vietlott.

Ngán ngẩm cảnh khách nước ngoài bị 'chặt chém' 200 ngàn đồng cho 1kg roi ở phố cổ Hà Nội

Ngán ngẩm cảnh khách nước ngoài bị 'chặt chém' 200 ngàn đồng cho 1kg roi ở phố cổ Hà Nội

Đời sống - 20 giờ trước

GĐXH - Đoạn video ghi lại hình ảnh người phụ nữ bán hàng rong "báo giá" 200.000 đồng/kg quả roi cho một vị khách nước ngoài tại phố cổ Hà Nội, khiến cộng đồng mạng không khỏi ngao ngán, bất bình.

Câu chuyện xúc động đằng sau người phụ nữ chung sống với 2 chồng ở miền Tây

Câu chuyện xúc động đằng sau người phụ nữ chung sống với 2 chồng ở miền Tây

Đời sống - 23 giờ trước

Mặc dù chị Tiền sống cùng lúc với 2 người chồng, nhưng gia đình luôn hạnh phúc. Hai người chồng của chị Tiền coi nhau như anh em ruột, thân thiết đến mức không thể rời nhau quá 5 ngày.

Ai được tăng lương hưu 2 lần từ 1-7-2024?

Ai được tăng lương hưu 2 lần từ 1-7-2024?

Đời sống - 1 ngày trước

Tổng kinh phí dự kiến để tăng lương hưu, trợ cấp BHXH và trợ cấp hằng tháng 6 tháng cuối năm 2024 là hơn 16.200 tỉ đồng

Hình hài di tích tháp đôi Champa nghìn năm tuổi

Hình hài di tích tháp đôi Champa nghìn năm tuổi

Đời sống - 1 ngày trước

GĐXH - Sau khi tiến hành khai quật, khảo cổ, nhiều hiện vật có giá trị được tìm thấy tại di tích Tháp đôi Liễu Cốc (Thừa Thiên Huế).

Top