Hà Nội
23°C / 22-25°C

Vì sao đậu nành được khuyên dùng?

Thứ bảy, 08:00 16/12/2023 | Sống khỏe

Là một trong những nguồn đạm thực vật mang đậm tính truyền thống, đến nay đậu nành vẫn được các chuyên gia dinh dưỡng dày công nghiên cứu và khuyến nghị tiêu dùng để có sức khỏe tốt và tạo dựng lối sống bền vững.

Bạn có biết 3 ưu điểm dinh dưỡng nổi bật nhất của đậu nành?

Nhờ sở hữu hàm lượng dinh dưỡng quý, đậu nành - nguồn thực phẩm truyền thống phổ biến với người Việt - mang đến những lợi ích lâu dài cho sức khỏe và rất phù hợp với nhịp sống hiện đại.

Vì sao đậu nành được khuyên dùng? - Ảnh 1.

Hạt đậu nành chứa hàm lượng dồi dào các chất dinh dưỡng có lợi cho cơ thể. Nguồn: Live Strong

Tiến sĩ Lê Hoàng Duy, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Ứng dụng Đậu nành Vinasoy, cho biết: "Nhiều nghiên cứu trên thế giới đã chứng minh hạt đậu nành là đại diện dường như trọn vẹn và hi hữu nhất trong các nguồn dinh dưỡng từ thực vật. Lý do là vì đậu nành chứa những thành phần có lợi cho cơ thể, đặc biệt là chất đạm và chất béo tốt". Cụ thể, theo "Bảng thành phần thực phẩm Việt Nam" của Bộ Y tế và Viện Dinh dưỡng, trong khẩu phần 100g đậu nành chứa đến 34g đạm. So với các loại đậu phổ biến khác, đậu nành cung cấp nhiều đạm hơn và chất lượng đạm của đậu nành cũng cao hơn. Bên cạnh đó, đậu nành là một trong số ít các loại hạt thực vật có đạm hoàn chỉnh vì nó cung cấp tất cả 9 axit amin thiết yếu cho cơ thể, bao gồm histidine, isoleucine, leucine, lysine, methionine, phenylalanine, threonine, tryptophan và valine. Vì thế, đạm đậu nành được Viện Dinh dưỡng khuyến nghị đưa vào chế độ ăn lành mạnh: "Đậu nành và các sản phẩm từ đậu nành là một trong những nguồn cung cấp đạm thực vật, chất xơ cần thiết để góp phần duy trì, bảo vệ và phát triển cơ thể".

Ngoài ra, đậu nành còn giàu các axit béo thiết yếu gồm omega-3 và omega-6. Đây đều là các axit béo không no đa giúp ích cho cơ thể, nhất là cho sức khỏe tim mạch nhờ khả năng ngăn ngừa tình trạng cao huyết áp. Tác động kép đối với sức khoẻ tim mạch đến từ nguồn chất đạm lẫn chất béo gúp thực phẩm từ đậu nành trở thành người bạn thân thiết của trái tim. Tác động tích cực này đã được Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) công bố năm 1999: "Tiêu thụ 25 gam đạm đậu nành mỗi ngày, như một phần của chế độ ăn ít chất béo no và cholesterol, có thể làm giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch". Đến năm 2017, FDA tiếp tục xác nhận: "Dầu đậu nành có thể làm giảm nguy cơ mắc bệnh động mạch vành".

Không chỉ vậy, theo tiến sĩ Mark Messina - Giám đốc Nghiên cứu Dinh dưỡng Đậu nành, Viện Dinh dưỡng Đậu nành toàn cầu, Hoa Kỳ, nguồn isoflavone phong phú trong thực phẩm từ đậu nành có thể giảm các cơn bốc hỏa ở phụ nữ mãn kinh, ngăn ngừa nguy cơ ung thư tuyến tiền liệt ở nam giới và ung thư vú ở phụ nữ, cải thiện sức khỏe làn da…

Vì sao đậu nành được khuyên dùng? - Ảnh 2.

Các món ăn làm từ đậu nành đã trở nên phong phú hơn bao giờ hết. Nguồn: Vinasoy

Bảo vệ sức khỏe đường dài với nguồn dinh dưỡng bền vững từ đậu nành

Sở hữu các ưu thế nổi bật như trên, đậu nành được xem như lựa chọn lý tưởng cho chế độ ăn lành mạnh của cộng đồng theo đuổi lối sống khỏe lành cùng dinh dưỡng thực vật. Thực tế, xu hướng tiêu dùng dinh dưỡng thực vật đang phát triển mạnh mẽ trên thế giới cũng như tại Việt Nam. Khảo sát của Kantar Singapore cho thấy 2 trong số 3 người dùng thuộc Gen Z và Millennial tại Việt Nam cố gắng đưa đạm thực vật vào chế độ ăn uống của họ từ năm 2022. Bên cạnh đó, 86% người tiêu dùng thành thị Việt Nam thường xuyên nỗ lực tiêu dùng sản phẩm có nguồn gốc thực vật để thay thế thịt. Với những lợi ích quý cho sức khoẻ, đạm đậu nành là nguồn đạm tốt được các chuyên gia dinh dưỡng khuyên dùng khi muốn nạp thêm dinh dưỡng thực vật vào bữa ăn. Cụ thể, tiến sĩ Mark Messina đã đưa ra lượng dùng khuyến nghị là 2 phần ăn hằng ngày (12-25 gam đạm đậu nành) cho người trưởng thành và 2 phần ăn hằng ngày (7-15 gam đạm đậu nành) cho trẻ em.

Đặc biệt, việc tiêu thụ đậu nành và các thực phẩm từ đậu nành là một trong những lựa chọn mà người tiêu dùng quan tâm đến môi trường có thể cân nhắc cho khẩu phần hằng ngày. Ít ai biết rằng, rễ đậu nành có nhiều nốt sần sống cộng sinh chứa vi khuẩn cố định đạm. Các vi khuẩn này chuyển hóa khí ni-tơ (NH2) trong không khí thành amonia (NH3) và các dẫn chất (đạm) có thể hấp thu dễ dàng cho cây đậu nành cũng như để lại đạm trong đất. Do đó, cây đậu nành là loại cây trồng giúp cải tạo đất rất tốt và được ví như nhà máy sản xuất đạm tự nhiên cho đất.

Vì sao đậu nành được khuyên dùng? - Ảnh 3.

Uống sữa đậu nành là một cách nhanh chóng và tiện lợi để bổ sung thêm đạm đậu nành vào thực đơn hàng ngày. Nguồn: Vinasoy

Nhìn chung, đậu nành và thực phẩm từ đậu nành giúp ích một cách thiết thực, bền vững đối với sức khỏe lẫn môi trường. Vì thế, trong nhiều năm qua, các tổ chức cũng như chuyên gia dinh dưỡng khắp thế giới đã nỗ lực nghiên cứu, khám phá thêm về đậu nành và khuyến nghị tiêu dùng đậu nành nhiều hơn vì những điều tốt đẹp trong cuộc sống.

Điển hình như tại Việt Nam, Vinasoy - nhà sản xuất gắn bó hơn 25 năm với đậu nành đã ứng dụng khoa học công nghệ trong công tác phát triển vùng nguyên liệu và sản phẩm nhằm phát triển trở lại vùng nguyên liệu đậu nành trong nước, góp phần xây dựng nền nông nghiệp bền vững, đồng thời bảo toàn và nâng tầm dinh dưỡng những sản phẩm từ đậu nành.

PV

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Lòng bàn tay cũng dự báo được tuổi thọ một người? Bác sĩ nói thẳng: Người sống trường thọ thường có 3 đặc điểm này

Lòng bàn tay cũng dự báo được tuổi thọ một người? Bác sĩ nói thẳng: Người sống trường thọ thường có 3 đặc điểm này

Bệnh thường gặp - 1 giờ trước

(Tổ Quốc) - Lòng bàn tay cũng có thể là “tài liệu tham khảo” cho thấy tình trạng sức khỏe tổng thể của chúng ta.

Dưa hấu là 'vua giải nhiệt' mùa hè nhưng ăn cùng 4 thứ này có thể biến thành "thuốc độc"

Dưa hấu là 'vua giải nhiệt' mùa hè nhưng ăn cùng 4 thứ này có thể biến thành "thuốc độc"

Bệnh thường gặp - 4 giờ trước

Dưa hấu ngọt, mát, nhiều nước nên rất được yêu thích vào mỗi mùa hè. Tuy nhiên, không phải thực phẩm nào cũng có thể kết hợp cùng loại trái cây này.

Một số bài tập tốt cho người suy giáp

Một số bài tập tốt cho người suy giáp

Sống khỏe - 7 giờ trước

Điều trị suy giáp bao gồm thuốc, các phương pháp không dùng thuốc và điều chỉnh chế độ ăn theo hướng dẫn của bác sĩ. Trong đó, các bài tập dưỡng sinh sẽ hỗ trợ tốt trong việc điều trị triệu chứng.

Cô gái 17 tuổi bị tổn thương gan nặng, suýt tử vong vì chủ quan với căn bệnh lành tính này

Cô gái 17 tuổi bị tổn thương gan nặng, suýt tử vong vì chủ quan với căn bệnh lành tính này

Bệnh thường gặp - 8 giờ trước

GĐXH - Thủy đậu là bệnh lành tính, có thể hồi phục sau khi phát bệnh. Tuy nhiên nếu không điều trị đúng thì thủy đậu cũng có thể gây ra nhiều biến chứng nguy đến sức khỏe.

7 thức uống giúp cấp ẩm, chống nắng, trẻ hóa da từ bên trong

7 thức uống giúp cấp ẩm, chống nắng, trẻ hóa da từ bên trong

Sống khỏe - 10 giờ trước

GĐXH - Tăng cường uống nước lọc, trà xanh, trà thảo mộc để tăng mức độ hydrate hóa cho làn da, giúp da trẻ trung, mịn màng, chống nắng tốt hơn.

Bài tập hỗ trợ trị tăng động giảm chú ý

Bài tập hỗ trợ trị tăng động giảm chú ý

Sống khỏe - 12 giờ trước

Tăng động giảm chú ý là một rối loạn phát triển thần kinh ảnh hưởng đến khả năng tập trung chú ý và kiểm soát hành vi. Những bài tập luyện cho người bệnh tập trung khắc phục và hạn chế tình trạng này.

Đũa dùng sai cách sẽ thành 'ổ vi khuẩn' huỷ hoại sức khoẻ, từ loét dạ dày, bệnh gan đến ung thư đều có thể 'gõ cửa'

Đũa dùng sai cách sẽ thành 'ổ vi khuẩn' huỷ hoại sức khoẻ, từ loét dạ dày, bệnh gan đến ung thư đều có thể 'gõ cửa'

Bệnh thường gặp - 14 giờ trước

Đũa là vật dụng phổ biến trong mọi gia đình Việt. Tuy nhiên, nếu lựa chọn và sử dụng sai cách có thể dẫn đến nhiều mối nguy hại cho sức khỏe.

6 'thủ phạm' giấu mặt làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường, người Việt cần cảnh giác

6 'thủ phạm' giấu mặt làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường, người Việt cần cảnh giác

Sống khỏe - 14 giờ trước

GĐXH - Người bệnh tiểu đường cần cảnh giác với những thực phẩm thoạt nhìn có vẻ vô hại với đường huyết, nhưng trên thực tế chúng có chứa một lượng đường nhất định hoặc chất béo bão hòa có thể dẫn tới các vấn đề về đường huyết.

5 cách điều trị viêm nướu tại nhà

5 cách điều trị viêm nướu tại nhà

Sống khỏe - 16 giờ trước

Viêm nướu là tình trạng viêm do mảng bám và vi khuẩn trên răng, nướu gây ra, gây chảy máu hoặc sưng nướu…

Cô gái 28 tuổi bị ung thư dạ dày thừa nhận có thói quen giảm cân mà nhiều người Việt mắc phải

Cô gái 28 tuổi bị ung thư dạ dày thừa nhận có thói quen giảm cân mà nhiều người Việt mắc phải

Sống khỏe - 1 ngày trước

GĐXH - Bác sĩ cho biết việc cô giảm cân có thể một phần do ăn kiêng nhưng cũng có thể do bệnh ung thư dạ dày gây ra.

Top