Hà Nội
23°C / 22-25°C

Vì sao lễ Phật quanh năm không bằng ngày Rằm tháng Giêng?

Thứ tư, 21:00 24/02/2021 |

GiadinhNet - "Lễ Phật quanh năm không bằng ngày Rằm tháng Giêng". Sở dĩ có câu này vì Rằm tháng Giêng cũng là ngày mà ánh sáng từ bi của Phật có pháp lực mạnh mẽ, phổ chiếu nhân gian. Đó cũng là dịp tri ân nguồn cội, là dịp gặp gỡ, nhận họ hàng thân thích, thể hiện sự đoàn kết, hưng vượng của dòng họ. Vì vậy ai làm ăn xa mấy cũng cố gắng về quê lễ Tổ.


Tết Nguyên tiêu của người Việt Nam

Chữ "nguyên" có nghĩa là "đầu", chữ "tiêu" có nghĩa là "đêm".

Tết Nguyên tiêu là đêm rằm đầu tiên của năm mới.

Tết Nguyên tiêu được Việt hóa thành Tết Thượng nguyên - tổ chức vào ngày Rằm tháng Giêng. Từ xưa mỗi dịp Tết Nguyên tiêu nhà vua lại cho mời các quan vào vườn thượng uyển, cùng ngắm hoa bình thơ, luận bàn thế cuộc... và trở thành dịp vui vẻ năm mới.

Vì sao lễ Phật quanh năm không bằng ngày Rằm tháng Giêng? - Ảnh 2.

Gà cúng Tổ Tết Nguyên tiêu.


Theo phong tục cổ truyền Việt Nam, tháng Giêng là tháng hội hè và văn hóa tâm linh cao độ. Đây là khoảng thời gian người người nô nức đi lễ Phật, lễ Thánh, lễ Tổ tiên. Các đình, đền, chùa, miếu tổ chức khai hội vào dịp này với nhiều hoạt động phong phú, tạo ra một bầu không khí vừa vui vẻ, vừa đông đúc, vừa hy vọng tin tưởng, vừa thành kính sâu xa.

Rằm tháng Giêng cũng là ngày mà ánh sáng từ bi của Phật có pháp lực mạnh mẽ, phổ chiếu nhân gian, nên người ta vẫn nói: "Lễ Phật quanh năm không bằng ngày rằm tháng Giêng". Từ ra Tết đến Rằm tháng Giêng các nhà chùa tổ chức những khóa lễ cầu cho quốc thái dân an, mưa thuận gió hòa, nhà nhà hưng thịnh, đất nước phú cường, theo đúng tinh thần "đạo pháp và dân tộc".

Năm nay dịch bệnh thì các nhà chùa cũng chuyển biến các khóa lễ cầu an đáp ứng nhu cầu tâm linh cho người dân qua hình thức trực tuyến.

Đối với người dân ở các làng quê, Rằm tháng Giêng là dịp tri ân nguồn cội. Dù có đi đâu về đâu, làm ăn xa mấy, cũng cố gắng về quê lễ Tổ, mỗi nhà thường làm một mâm cúng Tổ rất linh đình.

Cỗ đi họ (cỗ mang vào nhà thờ dòng họ) không thể thiếu gà trống, thủ lợn, bánh chưng, xôi, trầu cau và rượu. Người dân dâng lễ hết sức cầu kỳ, con gà luộc được ngậm hoa, che lọng, vươn cổ, giang cánh, đủ dáng đủ kiểu, đứng trên lưng rùa làm từ củ cây chuối. Gà đi họ phải được chọn lựa kỹ càng, dáng cao, mình lớn, mào đỏ, trọng lượng từ 3kg trở lên.

Vì sao lễ Phật quanh năm không bằng ngày Rằm tháng Giêng? - Ảnh 3.

Gà cúng Tổ được ngậm hoa, che lọng, vươn cổ, giang cánh,.. Ảnh minh họa.


Các gia đình thường nuôi gà từ bé để dành cúng Tổ, nếu không thì trước Tết vài tháng sẽ mua, mang về nuôi bằng cơm gạo của nhà cho "sạch", chờ đến ngày Rằm mới làm thịt dâng cúng. Các dòng họ còn tổ chức chấm thi và trao giải cho những mâm cỗ đẹp nhất, tạo ra một sự thi đua giữa các gia đình, qua đó dạy dỗ cháu con thấm nhuần đạo lý.

Bên cạnh lễ cúng vào ngày giỗ Tổ, ngày Tết Nguyên đán, Rằm tháng Giêng và Rằm tháng Bảy thì tùy theo dòng họ, cứ 5 - 10 năm lại tổ chức đại lễ một lần - cũng là dịp tổng kết lại quá trình phát triển dòng tộc, rà soát, bổ sung gia phả cho đầy đủ.

Trước mỗi kỳ đại lễ các dòng họ đều có sự chuẩn bị rất chu đáo, thậm chí bắt đầu từ vài năm trước (gồm cả việc kêu gọi đóng góp về tài chính). Đến kỳ tế lễ, phần hội có thể kéo dài tới ba ngày. Nhiều trò chơi dân gian được tổ chức vui nhộn như cầu kiều, đánh đu, cờ người, bóng chuyền, đấu vật giữa các làng hay các dòng họ với nhau. Đông đảo hậu duệ, quan khách, xóm làng sẽ tập trung vui chơi và tế lễ.

Riêng con cháu ngoại luôn được đón tiếp nhiệt tình và trọng thể. Đây cũng là cơ hội để mọi người giao lưu, người đi xa với người ở nhà có thể gặp gỡ, nhận họ hàng thân thích, thể hiện sự đoàn kết, hưng vượng của dòng họ. Đúng là "Cả năm được Rằm tháng Bảy, cả thảy được Rằm tháng Giêng".

Vì sao lễ Phật quanh năm không bằng ngày Rằm tháng Giêng? - Ảnh 4.

Tết Nguyên tiêu của người Trung Quốc. Ảnh minh họa.


Tết Nguyên tiêu của người Trung Quốc

Tết Nguyên tiêu bắt nguồn từ Trung Hoa, kéo dài từ đêm ngày 14 đến hết ngày 15 tháng Giêng âm lịch.

Tương truyền Hán Vũ Đế có một sủng thần tên là Đông Phương Sóc, tính tình lương thiện, khôi hài. Mùa đông năm nọ, tuyết rơi liền mấy hôm, Đông Phương Sóc đến ngự hoa viên chợt phát hiện có một cung nữ nước mắt đầm đìa đang định nhảy xuống giếng tự vẫn. Đông Phương Sóc vội chạy đến ngăn lại, hỏi rõ sự tình.

Cô cung nữ tên là Nguyên Tiêu, từ khi vào cung đến nay chưa được gặp mặt người thân. Mỗi năm khi Xuân đến lại càng nhớ nhà, cảm thấy mình không báo hiếu được cho song thân nên tìm đến cái chết. Đông Phương Sóc cảm động, liền hứa sẽ tìm cách giúp cô đoàn tụ với gia đình.

Một ngày nọ Đông Phương Sóc xuất cung, bày một gian hàng xem bói trong kinh thành Trường An. Nhiều người tranh nhau nhờ xem quẻ. Quẻ của mỗi người đều là "Ngày Rằm tháng Giêng lửa bén đến thân". Trong phút chốc, cả kinh thành Trường An hoảng sợ, mọi người tranh nhau cầu xin, tìm cách giải trừ tai ương.

Đông Phương Sóc bảo rằng: "Chiều tối ngày rằm tháng Giêng, Hoả thần sẽ phái một thần nữ áo đỏ xuống phàm trần tra xét. Thần nữ chính là sứ giả phụng theo ý chỉ thiêu đốt kinh thành Trường An. Ta sao lục lại lời kệ đưa cho mọi người, có thể vào ngày hôm đó nghĩ ra được biện pháp".

Nói xong liền vất xuống đất một tờ thiếp đỏ rồi sải bước ra đi. Mọi người vội nhặt lên đem đến hoàng cung bẩm báo Hoàng thượng. Hán Vũ Đế cầm xem, chỉ thấy bên trên viết rằng: "Trường An gặp nạn, lửa thiêu Đế khuyết, ngày 15 lửa trời, đỏ rực suốt đêm".

Vũ Đế kinh hãi liền cho mời Đông Phương Sóc túc trí đa mưu đến. Đông Phương Sóc vờ suy nghĩ rồi nói: "Thần nghe nói Hoả thần rất thích ăn bánh trôi, nàng Nguyên Tiêu trong cung chẳng phải là người thường nấu cho bệ hạ ăn đó sao"? Đêm Rằm tháng Giêng bệ hạ bảo nàng Nguyên Tiêu làm bánh trôi, rồi bệ hạ thắp hương dâng cúng, truyền lệnh cho nhà nhà trong kinh thành đều làm bánh trôi đồng loạt dâng cúng Hoả thần. Truyền dụ cho thần dân vào đêm đó treo đèn, khắp thành đốt pháo, nổi lửa, giống như cả thành có lửa, làm như vậy có thể qua mặt được Thượng Đế. Ngoài ra, thông báo cho dân chúng ngoài thành vào đêm Rằm tháng Giêng vào thành xem hoa đăng, để tiêu tai giải nạn".

Vì sao lễ Phật quanh năm không bằng ngày Rằm tháng Giêng? - Ảnh 5.

Bánh trôi Nguyên tiêu của người Trung Quốc. Ảnh minh họa.


Hán Vũ Đế nghe qua liền mừng rỡ, thực thi y lời Đông Phương Sóc. Đến ngày Rằm tháng Giêng trong thành Trường An treo đèn kết hoa, người người vui chơi vô cùng náo nhiệt. Cha mẹ nàng Nguyên Tiêu cũng dẫn em gái của nàng vào thành. Khi họ nhìn thấy trên đèn treo trong cung viết hai chữ "Nguyên Tiêu" liền hét lớn: "Nguyên Tiêu! Nguyên Tiêu!" Nàng Nguyên Tiêu nghe được và đã được đoàn tụ với gia đình.

Cứ như thế náo nhiệt suốt cả đêm, kinh thành Trường An quả nhiên vô sự. Hán Vũ Đế rất vui mừng liền hạ lệnh từ đó về sau, mỗi năm đến Rằm tháng Giêng đều làm bánh trôi dâng cúng Hỏa thần, cả thành treo đèn đốt lửa. Vì bánh trôi do nàng Nguyên Tiêu làm rất ngon nên ngày đó còn gọi là Tết Nguyên Tiêu. Bánh Nguyên Tiêu cũng gọi là thang viên – viên tròn trong nước, xuất phát từ ý nghĩa sum họp và sự tốt lành sinh lợi.

Bánh Nguyên Tiêu rất giống với bánh trôi của Việt Nam ta, nhưng cách làm lại khác: nhân bánh được cán mỏng và cắt miếng, sau cho vào chiếc sàng rung trong có chứa sẵn bột gạo nếp, rung đến đâu bột nếp bám đầy nhân đến đó cho đến khi vê thành chiếc bánh tròn, cỡ bằng quả bóng bàn. Bánh Nguyên Tiêu đã trở thành nét văn hóa đẹp trong truyền thống Trung Hoa, tựa như chiếc bánh chưng xanh của người Việt.

Ths. Chuyên gia phong thủy Nguyễn Hoàng

(Viện trưởng Viện Phong thủy Hoàng gia Việt Nam)




Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Bất ngờ với 4 cách dễ nhất để trang sức phong thủy phát huy công dụng về sức khỏe, tình yêu, tài lộc

Bất ngờ với 4 cách dễ nhất để trang sức phong thủy phát huy công dụng về sức khỏe, tình yêu, tài lộc

- 3 giờ trước

GĐXH – Trang sức phong thủy rất được phái đẹp ưa chuộng, bởi ngoài đẹp thẩm mỹ còn có ý nghĩa phong thủy là hộ thân, cầu may… Chuyên gia phong thủy - Master Phùng Phương hướng dẫn 4 cách dễ nhất giúp trang sức phong thủy phát huy công dụng hỗ trợ về sức khỏe, bình an, may mắn, tài lộc...

Bạn sẽ không phải lo lắng về việc nhà nữa nếu như có 6 món đồ này trong tay

Bạn sẽ không phải lo lắng về việc nhà nữa nếu như có 6 món đồ này trong tay

Mẹo vặt - 17 giờ trước

Có một số vật dụng thực sự khiến mọi người khó chịu nếu không có chúng.

Thợ chuyên nghiệp hướng dẫn cách dùng điều hoà vừa tiết kiệm, vừa mát: Vì đâu khiến nhiều người thắc mắc?

Thợ chuyên nghiệp hướng dẫn cách dùng điều hoà vừa tiết kiệm, vừa mát: Vì đâu khiến nhiều người thắc mắc?

Không gian sống - 1 ngày trước

Vào mùa hè hay những ngày nắng nóng cao điểm, việc dùng điều hoà thế nào cho vừa hiệu quả, vừa tiết kiệm là quan tâm của nhiều người.

Bí kíp "chuyên gia" chọn chăn ga gối khách sạn 5 sao đẹp, sang chảnh

Bí kíp "chuyên gia" chọn chăn ga gối khách sạn 5 sao đẹp, sang chảnh

- 1 ngày trước

Bạn đã từng trải nghiệm giấc ngủ êm ái và sang trọng trên những bộ chăn ga gối khách sạn 5 sao? Chắc hẳn ai cũng mong muốn sở hữu một bộ chăn ga tương tự cho không gian phòng ngủ của mình.

Cổng nhà, hàng rào đẹp mắt làm từ cây duối trên trăm tuổi

Cổng nhà, hàng rào đẹp mắt làm từ cây duối trên trăm tuổi

Không gian sống - 1 ngày trước

Nhiều hộ dân tại xã Tùng Ảnh, Đức Thọ (Hà Tĩnh) đang giữ được cổng nhà làm bằng cây duối cổ thụ, tạo nên vẻ đẹp bình yên, thơ mộng trên quê hương cố Tổng Bí thư Trần Phú.

Leo khoẻ, chịu nắng tốt lại cho hoa quanh năm, cây cảnh trồng ban công này vừa mát vừa đẹp

Leo khoẻ, chịu nắng tốt lại cho hoa quanh năm, cây cảnh trồng ban công này vừa mát vừa đẹp

- 1 ngày trước

GĐXH – Đây là cây cảnh leo khỏe chịu nắng tốt, hoa cho quanh năm mà những ai đang muốn tìm để trồng ban công nên lựa chọn. Không những vậy, cây cảnh này còn rất dễ chăm sóc, giá lại rẻ.

Phòng khách có những dấu hiệu này cần sửa ngay kẻo mất tiêu tài lộc

Phòng khách có những dấu hiệu này cần sửa ngay kẻo mất tiêu tài lộc

- 2 ngày trước

GĐXH - Phòng khách như "bộ mặt" của ngôi nhà, là nhân tố góp phần quyết định hỉ tài, vượng khí… nên rất cần bài trí đúng phong thủy. Theo quan niệm phong thủy, sau đây là những lỗi dễ phạm khi sắp đặt phòng khách.

6 gợi ý khi xây dựng phương án cải tạo nhà lắp thang máy

6 gợi ý khi xây dựng phương án cải tạo nhà lắp thang máy

Không gian sống - 2 ngày trước

Bài viết này sẽ cung cấp cho bạn một số gợi ý về phương án cải tạo nhà để lắp thang máy hiệu quả và tối ưu diện tích.

Biến ban công trở nên rực rỡ với 5 loại cây cảnh, chỉ 100.000 đồng mà vừa đẹp vừa dễ chăm sóc

Biến ban công trở nên rực rỡ với 5 loại cây cảnh, chỉ 100.000 đồng mà vừa đẹp vừa dễ chăm sóc

- 2 ngày trước

GĐXH - Mùa hè đã bắt đầu, bạn nên trồng ở ban công hoặc bậu cửa sổ với 5 loại cây cảnh rẻ, đẹp lại dễ chăm sóc này để ban công luôn rực rỡ.

Vì sao hoa cúc lại hay được chọn để dâng cúng?

Vì sao hoa cúc lại hay được chọn để dâng cúng?

- 2 ngày trước

Những ưu điểm nào giúp hoa cúc hay được chọn để dâng cúng trên bàn thờ vào các ngày tuần, trong khi nhiều loại hoa khác cũng rất đẹp?

Top