Vòng tay nhân ái (MS 154): Rớt nước mắt bé trai 2 tháng tuổi người bong tróc vì bệnh lạ
GiadinhNet - Chào đời với sức khỏe ổn định, nhưng chỉ sau vài ngày bú sữa, cháu bé bỗng lừ đừ dẫn đến hôn mê. Đến giờ, khắp cơ thể bé bong tróc, chân tay co quắp không thể duỗi ra được. Hoàn cảnh mà chúng tôi nói trên đây là cháu Hồ Minh Cu, 2 tháng tuổi, ở thôn 16, xã Quỳnh Tân, huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An.
Chân tay co quắp, da lở loét
Sinh ra, bé Cu cũng khỏe mạnh bình thường như bao đứa trẻ khác và với cân nặng 3,1kg. Nhưng được 4 ngày tuổi, bé bỗng dưng nôn suốt mấy ngày cứ ăn lại nôn ra. Năm ngày sau, bé Cu rơi vào trạng thái co giật rồi hôn mê, gia đình ngay lập tức đưa bé lên bệnh viện tỉnh. Tại đây, các bác sỹ không tìm được nguyên nhân bệnh liền chuyển bé ra Bệnh viện Nhi Trung ương cấp cứu. Ngay khi nhập viện, bé được điều trị tích cực, thở máy suốt 2 tháng. Bé Cu được bác sỹ chẩn đoán mắc bệnh rối loạn chuyển hóa bẩm sinh thiếu hụt chu trình ure.
Nghe bác sỹ thông báo về bệnh tình của con, chị Nguyễn Thị Hường (SN 1980, mẹ của bé Cu) như rụng rời chân tay bởi trong suy nghĩ của người mẹ ở vùng quê nghèo chưa từng một lần nghe thấy tên bệnh này. Chị Hường cũng không hiểu vì sao con lại “gánh” nỗi đau bệnh hiếm trong khi gia đình từ trước tới giờ không ai mắc.
Nằm 2 tháng ở Khoa Hồi sức cấp cứu đặc biệt, bé Cu được chuyển xuống Khoa Nội tiết - Chuyển hóa - Di truyền (Bệnh viện Nhi Trung ương). Cùng thời gian này, bên cạnh có bé cũng bị rối loạn chuyển hóa bẩm sinh qua đời khiến chị Hường càng thêm bấn loạn.
Bé Cu đáng yêu trông đến tội, đôi mắt sáng long lanh bé nằm lọt thỏm trong vòng tay của mẹ yếu ớt. Thi thoảng con lại lên cơn khóc. Mỗi lần như vậy, cơ thể bé lại tím ngắt, hai bàn tay co nắm chặt. Chị Hường ôm con vừa xoa vừa khẽ dỗ dành con: “Mẹ đây con, mẹ đây con” nhưng đáp lại sự chờ đợi của chị chỉ là cái cơ thể èo uột như không còn sức sống của con. Căn bệnh khiến da bé Cu bong tróc, chân tay co quắp không thể duỗi ra được bình thường. Để giữ được tính mạng, tròn một tháng tuổi bé đã phải truyền máu do căn bệnh làm xuất huyết giảm tiểu cầu.
Căn bệnh khiến da bé Cu bong tróc, chân tay co quắp không thể duỗi ra được bình thường. Ảnh P.T
Suốt cuộc nói chuyện với chúng tôi, mẹ bé Cu không lúc nào ngơi nước mắt. Thực lòng không xót sao được khi chứng kiến đứa con thơ mới chỉ là một hình hài bé bỏng chịu nỗi đau bệnh tật. Bé Cu được bác sỹ chỉ định hạn chế bú sữa mẹ. Cháu không có khả năng hấp thụ đạm, dù ăn nhiều nhưng lượng đạm hấp thụ vào cơ thể chỉ bằng 1/10 so với những đứa trẻ khác. Những đứa trẻ mắc bệnh rối loạn chuyển hóa bẩm sinh như bé Cu ăn phải theo một chế độ đặc biệt và uống một loại sữa riêng. Loại sữa này rất đắt, mỗi hộp giá 1,2 triệu đồng chỉ có 400g.
Có con cùng mắc bệnh, chị Hà Phương càng đồng cảm với hoàn cảnh của chị Hường: “Với những cháu mắc bệnh này, chỉ mỗi việc lo tiền sữa gia đình đã chật vật, chứ chưa nói đến các khoản tiền thuốc ngoài của cháu. Vài ngày con hết một hộp sữa thành ra mọi khoản chi phí cứ thế đội lên. Khó khăn hơn khi con mắc bệnh, một trong hai người bố hoặc mẹ phải nghỉ việc hoàn toàn. Thấy cảnh chị Hường không có tiền phải đi xin tiền mua sữa cho con mà mình cũng ngậm ngùi”.
Cần lắm những tấm lòng
Từ khi con bị bệnh, bố bé Cu phải gồng mình làm gấp hai lần bình thường. Dù vất vả nhưng mỗi khi nghĩ tới con phải chịu đau đớn, anh lại cố gắng làm lụng để kiếm tiền lo thuốc thang cho con. Song những đồng tiền ít ỏi từ mấy sào ruộng và những bữa đi vạc cây thông thuê nào có thấm gì khi con mắc bệnh “nhà giàu”. Trong khi đó, vợ chồng anh chị còn hai đứa con nhỏ. Gia đình nội, ngoại lại neo người vì ông bà nội, ông ngoại đều đã mất.
Hiện tại, bệnh tình của bé Cu vẫn rất nghiêm trọng và cơ hội khỏi bệnh rất mong manh. “Giờ chỉ mong có mạnh thường quân nào giúp đỡ cho cháu được phần nào để có điều kiện chữa bệnh. Gia đình dù rất muốn nhưng lực bất tòng tâm”, chị Hường chia sẻ.
Dù còn quá nhỏ, cháu Cu đã phải chịu đau đớn bởi căn bệnh quái ác. Ảnh P.T
Căn bệnh này khiến bé Cu bứt rứt, khóc suốt đêm ngày. Thân hình vốn đã gầy gò, đen nhẻm của mẹ Cu càng trở nên khốn khổ hơn vì suốt đêm không ngủ phải túc trực bên con. Chị Hường lúc nào cũng nơm nớp sống trong nỗi lo mất con khi không biết xoay tiền chữa bệnh cho con ở đâu mà nhà thì quá nghèo.
Hôm đưa con đi viện, tài sản vốn liếng của cả nhà chị Hường vỏn vẹn chỉ có 1 triệu đồng. Vợ chồng anh chị phải chạy khắp nơi mới vay nóng được 20 triệu đồng nhưng số tiền đó cũng chẳng được bao lâu thì cũng hết. Vì vậy, chị Hường đã được phòng công tác xã hội phát phiếu ăn hàng ngày. Nhưng chỉ được một thời gian thì hết tiêu chuẩn mà điều kiện kinh tế không có, chị Hường phải đi xin những suất cơm từ thiện, những hôm không có chị chỉ dám ăn suất cơm mấy nghìn đồng cho qua bữa. Tiền viện mới chỉ tạm ứng được hơn 4 triệu đồng.
Chị Hường cho biết: “Con bệnh đã thế nhưng lên viện mỗi lần nghe bác sỹ nhắc đi đóng tiền hay con hết sữa lại sợ vô cùng. Nghĩ thương con đến đứt ruột lại vừa ngậm ngùi xót xa cho số phận của mình”.
Theo các bác sỹ điều trị, bệnh rối loạn chuyển hóa bẩm sinh sẽ đeo bám bệnh nhân đến suốt đời và sẽ gây ra nhiều biến chứng khác. Việc điều trị bây giờ chỉ có thể kéo dài được sự sống nhưng nếu bệnh nhân không theo điều trị, bệnh sẽ gây biến chứng nặng hơn, khó can thiệp và có thể gây tử vong.
Nhìn dáng nằm của bé Cu trong vòng tay mẹ, chúng tôi cũng lo sợ một ngày vì hoàn cảnh mà gia đình không đủ sức sẽ “buông tay”. Nếu điều đó thành sự thật, có lẽ gương mặt đáng yêu kia của bé sẽ mãi mãi chỉ còn là tấm di ảnh trong nỗi đau đớn tột cùng của gia đình.
BS Vũ Chí Dũng, Khoa Nội tiết - Chuyển hoá - Di truyền cho biết, rối loạn chuyển hóa bẩm sinh là sự bất thường về chuyển hóa các chất trong cơ thể. Bản thân bệnh lý này là tổn thương các gene đặc hiệu tham gia tổng hợp protein hoặc các chất đồng vận giúp chuyển hóa. Thông thường, thức ăn vào cơ thể tồn tại dưới 3 dạng là đường, đạm, mỡ. Các chất này chuyển hóa để nuôi cơ thể nhưng vì thiếu các enzyme protein vận chuyển nên quá trình chuyển hóa bị tắc nghẽn. Chất không được chuyển hóa bị thừa sẽ gây độc cho cơ thể.
Trẻ mắc bệnh rối loạn chuyển hóa bẩm sinh có biểu hiện bị hạ đường huyết, thở nhanh, giảm trương lực cơ, co giật, hôn mê… Bé có thể bị ngay khi mới sinh ra hoặc bị khi có stress. Hiện tại bệnh viện lớn như Bệnh viện Nhi Trung ương, việc phát hiện bệnh sau sinh đã có đầy đủ máy móc, thiết bị. Song việc sàng lọc trước sinh vẫn hạn chế.
Danh sách bạn đọc hảo tâm giúp đỡ bé Hồ Minh Cu:
1. 11/12. Bạn đọc IBVCB. 1112150881774001: 1.200.000
2. 11/12 Bạn đọc IBVCB. 1112150765870005: 200.000
3. 14/12 Nguyễn Thúy Lan: 100.000
4. 14/12 Bạn đọc IBVCB. 1412151017112001: 600.000
5. 15/12 Hoàng Thùy Linh: 1.000.000
6. 15/12 Bạn đọc IBVCB. 1512150756467001: 200.000
7. 15/12 Bạn đọc gửi qua Agribank: 300.000
8. 17/12 Bạn đọc Đỗ Thị Thuy: 200.000
9. 18/12 Bạn đọc Nguyễn Thị Thanh Ca: 200.000
10. 21/12 Bạn đọc IBVCB. 2112150070047001: 500.000
11. 21/12 Bạn đọc IBVCB. 2112150968861001: 200.000
12. 24/12 Bạn đọc gửi qua Agribank 600.000 ủng hộ các mã số 154, 148, 145, 143, 141, 135
13. 5/2 Bạn đọc IBVCB. VNMB. 20160205195165: 200.000
14. 7/2 Bạn đọc IBVCB. 07021601635005001: 300.000
15. 8/2 Bạn đọc IBVCB. 0802160577275004: 1.000.000
Vòng tay nhân ái sẽ tiếp tục cập nhật danh sách này.
Mời bạn đọc ấn F5 liên tục để cập nhật. Chân thành cảm ơn quý bạn đọc.
Mọi sự giúp đỡ tới cháu Hồ Minh Cu - Mã số 154 - xin gửi về:
1. Chị Nguyễn Thị Hường ở thôn 16, xã Quỳnh Tân, huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An.
2. Ủng hộ trực tuyến trên Vòng tay nhân ái/Giadinh.net.vn. Đề gửi:Mã số 154
3. Ủng hộ trực tiếp tại Qũy "Vòng tay nhân ái", tòa soạn Báo Gia đình & Xã hội. Địa chỉ 138A Giảng Võ, Ba Đình, Hà Nội. Đề gửi:Mã số 154
Mọi thắc mắc, xin gửi tới email: phuongthuanhy@gmail.com/ phuongthuangdxh@yahoo.com hoặc số điện thoại 0975.839.126
4. Ủng hộ VNĐ qua ngân hàng TMCP Công thương Vietinbank:
Tên tài khoản: Báo Gia đình và Xã hội. Số tài khoản: 102010001362871 , Ngân hàng TMCP Công thương, chi nhánh Ba Đình, Hà Nội.
5. Ủng hộ VNĐ qua ngân hàng Nông nghiệp & Phát triển nông thôn Agribank:
Tên tài khoản: Báo Gia đình và Xã hội. Số tài khoản: 1303 201 045 980 . Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn, chi nhánh Hà Thành, Hà Nội.
6. Ủng hộ VNĐ qua ngân hàng TMCP Ngoại thương Vietcombank:
Tên tài khoản: Báo Gia đình và Xã hội. Số tài khoản: 0611001911287 . Ngân hàng TMCP Ngoại thương, chi nhánh Ba Đình, Hà Nội.
7. Ủng hộ USD qua ngân hàng Vietinbank:
Tên tài khoản: Báo Gia đình và Xã hội. Số tài khoản: 102020000189568 , Ngân hàng TMCP Công thương, chi nhánh Ba Đình, Hà Nội, Việt Nam.
VIETNAM JOINT STOCK COMMERCIAL BANK FOR INDUSTRY AND TRADE
Swift Code: ICBVVNVX
Further credit to: VIETNAM JOINT STOCK COMMERCIAL BANK FOR INDUSTRY AND TRADE - BADINH BRANCH
Swift Code: ICBVVNVX124
- Thông tin người nhận:
Beneficiary name: Báo Gia đình và Xã hội
Account Number: 102020000189568
Đề gửi Mã số 154
Phương Thuận/Báo Gia đình & Xã hội
MS 969: Cám cảnh con nhỏ bệnh tật chăm mẹ ung thư liệt giường
Vòng tay nhân ái - 2 ngày trướcGĐXH - Hơn 10 tuổi, Tấn Lộc bất đắc dĩ trở thành chỗ dựa chính cho người mẹ mắc bệnh hiểm nghèo. Tấn Lộc mong có thể đánh đổi tất cả để lấy lại sức khỏe cho mẹ.
Hình ảnh mới của cặp song sinh mắc bệnh ly thượng bì bóng nước
Vòng tay nhân ái - 3 ngày trướcGĐXH – Không còn những vết phỏng trên toàn thân, cặp song sinh mắc bệnh ly thượng bì bóng nước đã có những thay đổi đáng mừng.
MS 968: Nỗi niềm trước ngày 20/11 của thầy giáo bị suy thận, chỉ sợ không còn được đứng trên bục giảng
Vòng tay nhân ái - 5 ngày trướcGĐXH – Mắc phải căn bệnh suy thận, hiện sức khỏe thầy giáo Trần Đinh Quyến ngày một suy kiệt. Bao năm cống hiến với nghề gieo chữ, trước ngày 20/11, thầy lo sợ một ngày không còn được đứng trên bục giảng.
Tình cảm của bạn đọc Báo Sức khỏe và Đời sống đến với 2 trường hợp ở Nam Định
Vòng tay nhân ái - 1 tuần trướcGĐXH – Báo Sức khỏe và Đời sống đã kết chuyển những tình cảm mà bạn đọc của Báo gửi gắm tới hai trường hợp ở Nam Định. Đó là trường hợp hai bà sống trong cảnh ‘không chồng, không con, không trợ cấp’ và nam sinh mồ côi bị tai nạn.
MS 967: Thảm cảnh của 3 mẹ con cùng điều trị bỏng sau vụ hỏa hoạn, kinh tế cạn kiệt cần cộng đồng giúp đỡ
Cảnh ngộ - 1 tuần trướcGĐXH – Ngọn lửa bùng cháy đã thiêu rụi toàn bộ gia sản của gia đình anh Lợi. Éo le hơn, người con gái lớn đã mất, còn vợ cùng hai người con khác của anh đang phải điều trị với tình trạng bỏng nặng. Chi phí điều trị quá lớn khiến gia đình anh Lợi rơi vào cảnh khánh kiệt, đang rất cần sự giúp đỡ của cộng đồng.
MS 966: Xin cứu giúp cháu bé 7 tuổi dân tộc Tày bị ung thư để có cơ hội được đến trường
Cảnh ngộ - 1 tuần trướcGĐXH – Bé Hoàng Hải Đăng, 7 tuổi, ở Na Hang, Tuyên Quang đang từng ngày phải giành giật sự sống với căn bệnh ung thư mới phát hiện. Hiện cháu đang rất cần sự chung tay giúp đỡ của bạn đọc để có cơ hội được đến trường cùng các bạn trang lứa.
Tấm lòng bạn đọc Báo Sức khỏe và Đời sống đến với hoàn cảnh khó khăn
Kết chuyển - 1 tuần trướcGĐXH - Đại diện Báo Sức khỏe và Đời sống vừa trao số tiền 4.525.000 đồng đến hoàn cảnh gia đình chị Đỗ Thị Thủy (ở xã Quảng Thái, huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế).
MS 965: Xót xa hoàn cảnh người phụ nữ không chồng, không con, mong có tiền để chạy chữa bệnh tật
Vòng tay nhân ái - 2 tuần trướcGĐXH – Không chồng, không con, bà Tốt hiện đang phải đối mặt với những khó khăn lớn về sức khỏe nhưng lại thiếu đi sự hỗ trợ về tài chính và tình cảm từ gia đình. Một mình chống chọi với bệnh tật, bà đang rất cần sự chung tay của bạn đọc gần xa.
MS 964: Xót thương hoàn cảnh người phụ nữ 70 tuổi tật nguyền nuôi con mắc bệnh não úng thủy nằm liệt một chỗ
Cảnh ngộ - 2 tuần trướcGĐXH - Dù đã bước sang tuổi lục tuần nhưng hằng ngày, người phụ nữ tật nguyền vẫn phải chăm sóc đứa con mắc bệnh não úng thủy nằm liệt giường nhiều năm nay. Đó là hoàn cảnh của bà Trần Thị Hồng 70 tuổi, trú thôn Lam Long, xã Xuân Hải, Nghi Xuân, Hà Tĩnh.
Gần 72 triệu đồng đến với gia đình nữ sinh có mẹ qua đời, bố chấn thương nặng sau tai nạn giao thông
Kết chuyển - 2 tuần trướcGĐXH – Ông Nguyễn Chí Long – Phó Tổng biên tập Báo Sức khỏe và Đời sống, đại diện Chương trình Vòng tay nhân ái đã trao số tiền 71.865.000 đồng đến với em Vũ Linh Chi – nhân vật trong MS 947 có bố bị chấn thương nặng, mẹ qua đời sau tai nạn giao thông.
MS 968: Nỗi niềm trước ngày 20/11 của thầy giáo bị suy thận, chỉ sợ không còn được đứng trên bục giảng
Vòng tay nhân áiGĐXH – Mắc phải căn bệnh suy thận, hiện sức khỏe thầy giáo Trần Đinh Quyến ngày một suy kiệt. Bao năm cống hiến với nghề gieo chữ, trước ngày 20/11, thầy lo sợ một ngày không còn được đứng trên bục giảng.