Vụ học sinh bị 231 cái tát: Giáo viên đã tự “bẫy” chính mình
“Chính cái vụng về trong việc đối đầu trước áp lực, cái nôn nóng cho sự hoàn hảo về nhân cách, cái “ham” quá nhanh về sự thay đổi của học sinh và cái kỳ vọng về một nhà trường đạt chuẩn quốc gia đã đẩy thầy cô vào chỗ khó cựa quậy…”.
PGS.TS Huỳnh Văn Sơn, Phó Chủ tịch Hội Tâm lý học xã hội Việt Nam, Phó Hiệu trưởng trường Đại học Sư phạm thành phố Hồ Chí Minh đã chia sẻ như vậy về hành động cô giáo Thủy chỉ đạo cả lớp tát em N 231 cái tát ở Quảng Bình đang gây xôn xao dư luận.
Giáo viên tự “bẫy” chính mình
PGS.TS Huỳnh Văn Sơn, Phó Chủ tịch Hội Tâm lý học xã hội Việt Nam, Phó Hiệu trưởng trường Đại học Sư phạm thành phố Hồ Chí Minh cho rằng, hành động cô giáo Thủy chỉ đạo cả lớp tát em N 231 cái tát ở Quảng Bình, là sự bế tắc trong phương pháp sư phạm, là sự thụt lùi trong suy nghĩ giáo dục và thiếu nhân văn trong quá trình điều chỉnh hành vi theo của cô giáo. Điều đáng nói hơn khi xét trên bình diện con người, hành vi này mang đậm dấu ấn vô cảm từ cuộc sống. Dư luận xã hội lên án hành động này là điều rất đúng.
Ông Sơn cho hay, chính cái vụng về trong việc đối đầu trước áp lực, cái nôn nóng cho sự hoàn hảo về nhân cách, cái “ham” quá nhanh về sự thay đổi của học sinh và cái kỳ vọng về một nhà trường đạt chuẩn quốc gia đã đẩy thầy cô vào chỗ khó cựa quậy. Theo kiểu tự đặt ra chiếc bẫy, tự “bẫy” chính mình với cái kết thương tâm khi mình lại trở thành “con mồi” đau đớn.
Tuy nhiên, theo PGS.TS Sơn, hiện tại cơ quan công an tỉnh Quảng Bình đã quyết định truy tố hành vi của cô giáo Thủy, bản thân cô cũng đã nhận sai trước gia đình và xã hội. Cho nên, đây là lúc thích hợp để dừng lại những chỉ trích về câu chuyện buồn này theo hướng xử lý tới cùng chứ đừng khuấy động truyền thông để vấn đề thêm phức tạp.
Bởi vì, nỗi đau của học sinh sẽ nhẹ đi, lòng tin của xã hội sẽ được củng cố theo thời gian và sự dày vò lương tâm của cô giáo Thủy là động thái thay đổi tốt nhất cho những hành vi bạo lực học đường cô đã gây ra... Người thân, đồng nghiệp và cả ngành giáo dục cần nhận được cái nhìn công bằng và nhân văn hơn ngay lúc này.
“Dẫu biết mỗi thế hệ học sinh có những cách thể hiện quan điểm cá nhân khác nhau đối với thầy, cô giáo như: tốt, xấu, trân quý, dè bỉu, tôn trọng... nhưng dù có là gì thì chúng ta nên nhìn nhận một cách công bằng rằng sự vụ lần này chỉ như “giọt nước tràn ly” niềm tin về một thế hệ giáo viên đang bị lung lay”, PGS.TS Sơn trăn trở.
Chưa thật sự tập trung xây dựng văn hóa học đường
Áp lực chính là nguyên nhân khiến bạo lực học đường nảy sinh và tồn tại ngày càng nhiều hơn. Do đó, PGS.TS Huỳnh Văn Sơn đã chỉ ra những hệ quả của hành động bạo lực trong môi trường giáo dục gây ra để cảnh tỉnh các giáo viên, phụ huynh.
“Các việc làm trái chuẩn mực giáo dục sẽ luôn hằn sâu vào tâm trí học sinh rất lâu. Dù là những bạo lực về mặt thân thể hay tâm hồn cũng sẽ luôn để lại các vết thương tâm lý, một số em còn bị sang chấn tâm lý về sau.
Điển hình như, các em bắt đầu xuất hiện cảm giác sợ hãi, lo âu khi bước đến trường. Thậm chí, một số em lại rơi vào tình trạng mất ngủ, học tập không tập trung, ảnh hưởng đến kết quả học tập và sức khỏe không ổn định. Nặng nhất là một số em đã bị chấn thương về mặt cơ thể, tâm lý phải đến gặp các nhà tâm lý để được tham vấn và trị liệu kịp thời”.
Để xảy ra nạn bạo lực học đường hiện nay, PGS.TS Huỳnh Văn Sơn cho hay, do chúng ta chưa thật sự tập trung xây dựng văn hóa học đường, chưa có định dạng cụ thể về văn hóa học đường. Tất cả mọi mối quan hệ ứng xử đều được “ép chuẩn” theo một cách tự nhiên, dựa trên sự ám thị của một nhóm hoặc xã hội. Ví dụ, các trường đều quy định học sinh không được cãi lời, nói xấu thầy cô; thầy cô không được đánh mắng học sinh… nhưng lại chưa chỉ rõ nói xấu như thế nào, đánh mắng ra sao…
Do đó, PGS.TS Sơn đề xuất, Bộ GD&ĐT, khi phát động phong trào xây dựng môi trường học đường thân thiện thì nên đặt ra các tiêu chí thế nào là môi trường thân thiện, môi trường này có những tiêu chuẩn nào cần đảm bảo. Khi mọi yếu tố chưa quy về thành tiêu chí giúp đo lường thì vấn đề sẽ khó được giải quyết.
Song song đó, các giáo viên cũng cần tự bồi dưỡng rèn luyện về các kỹ năng mềm trước áp lực của nghề giúp bản thân cứng hơn, mềm hơn khi đứng trên bục giảng... đó sẽ là một hành trình khó chứ không phải là các buổi giảng đậm chất trình bày, mênh mang lý luận.
Về phía gia đình, bậc làm cha, mẹ cũng không nên quá chiều chuộng trẻ theo hướng con đòi thứ gì là đáp ứng thứ đó, không thể tạo ra một không gian sống nặng nề với siêu nhân, gươm kiếm, phim hành động… như vậy mới có thể hạn chế được cái “mầm” bạo lực hay “cây kim” bạo lực quẫy đạp từ rất sớm trong tâm thức trẻ.
Theo Hà Cường/Dân Trí
Va chạm với xe bồn chở xăng, nam tài xế xe ôm công nghệ tử vong
Thời sự - 3 giờ trướcVa chạm với xe bồn chở xăng dầu khiến nam tài xế xe ôm công nghệ tử vong tại chỗ.
Cô gái 18 tuổi dùng 'mưu kế' thoát khỏi kẻ hiếp dâm
Pháp luật - 4 giờ trướcKhi gã yêu râu xanh định hiếp dâm tại nơi vắng người, cô gái 18 tuổi liền “mưu trí” bằng cách đề nghị đi nhà trọ.
Lan tỏa những việc làm đẹp đầu năm mới
Xã hội - 4 giờ trướcGĐXH - Những ngày qua tại tỉnh Quảng Ninh, nhiều tổ chức và cá nhân bất ngờ nhặt được tài sản của người dân đánh rơi, sau đó tim cách trả lại. Những việc làm ý nghĩa đó càng lan tỏa thêm hành động đẹp trong những ngày đầu năm mới 2025.
Người dân cần biết những điều này để có thể chuyển đổi mục đích sử dụng đất theo Luật Đất đai mới nhất
Pháp luật - 5 giờ trướcGĐXH - Theo Luật Đất đai 2024, chuyển mục đích sử dụng đất là việc người sử dụng đất được thay đổi từ mục đích sử dụng đất này sang mục đích sử dụng đất khác. Trong đó luật đưa ra những trường hợp rất cụ thể về từng loại đất có thể được chuyển đổi mục đích sử dụng.
Người dân đi 'bão' nên 'vui thôi đừng đi quá giới hạn'
Thời sự - 5 giờ trướcGĐXH - Nhiều người dân đi "bão" ăn mừng đội tuyển Việt Nam đạt chức vô địch ASEAN Cup 2024 vi phạm pháp luật về an toàn giao thông. Thậm chí, có người đẫ sử dụng đồ có cồn vẫn cố tình vi phạm.
Nhờ trúng công an dởm 'chạy án' cho em gái, anh trai bị lừa 2,8 tỷ đồng
Pháp luật - 5 giờ trướcDù chỉ là cộng tác viên của một tạp chí nhưng Hoàng Ngọc Đáng lại “nổ” mình đang công tác tại Bộ Công an, nhận 2,8 tỷ đồng để "chạy án".
Tin tối 6/1: Nguyễn Xuân Son gãy 2 xương, phải nghỉ thi đấu bao lâu?; Miền Bắc nắng hanh đến bao giờ?
Thời sự - 5 giờ trướcGĐXH - Gãy xương chày và xương mác trong trận chung kết ASEAN Cup 2024 tối 5/1, tiền đạo Nguyễn Xuân Son cần từ 8 tháng đến 1 năm để hồi phục; Từ khoảng 9/1, miền Bắc đón không khí lạnh, trời chuyển mưa rải rác. Các khu vực khác trên cả nước hôm nay hửng nắng, ít mưa.
HLV Park Hang Seo nói lời đặc biệt khi tuyển Việt Nam vô địch
Đời sống - 6 giờ trướcHLV Park Hang Seo gửi lời chúc mừng đặc biệt đến tuyển Việt Nam sau khi đăng quang ASEAN Cup 2024 trên đất Thái Lan.
Hà Nội: Tài xế say rượu, dùng xe cứu thương chở đoàn người 'đi bão'
Đời sống - 6 giờ trướcGĐXH - Tài xế sử dụng xe cứu thương chở cổ động viên đi cổ vũ bóng đá trên nhiều tuyến phố ở Hà Nội. Đáng nói, tài xế này còn vi phạm nồng độ cồn mức "kịch khung" khi bị CSGT kiểm tra.
Cơn địa chấn mang tên "WeChoice Awards 2024" và hàng loạt các con số kỷ lục chưa từng có
Xã hội - 6 giờ trướcSau 10 ngày mở cổng bình chọn, WeChoice Awards 2024 đã cho thấy sức lan toả mạnh mẽ bằng những con số kỷ lục.
Hai học sinh trả lại điện thoại Iphone cho người đánh rơi
Đời sốngGĐXH - Trên đường đi học về, hai học sinh lớp 8 ở Hà Tĩnh nhặt được chiếc điện thoại nhãn hiệu iPhone liền mang đến cơ quan công an nhờ tìm người để trả lại.