Vụ suất cơm bình dân giá 160.000 đồng ở Hà Nội: Nhiều người đi viện phải 'cắn răng' trả giá 'trên trời'
GĐXH - Ngày 6/7, vẫn có nhiều người có thân nhân nằm viện đến dùng bữa trưa tại quán cơm bình dân bị tố bán giá 160.000 đồng/suất. Do không nắm được thông tin cảnh báo từ cộng đồng mạng nên họ đã phải "cắn răng" trả giá cao cho mỗi đĩa cơm đạm bạc.

Vẫn đông khách vào quán cơm đang bị tố chặt chém vì không biết thông tin trên mạng
Những ngày qua, mạng xã hội xôn xao thông tin suất cơm giá 160.000 đồng tại quán cơm bình dân ở ngõ 4 Phương Mai (phường Phương Mai, quận Đống Đa, TP. Hà Nội).
Nickname L.K.A chia sẻ: "…Vào trông bác đang ốm, đói qua ra ăn suất cơm, chủ quan không hỏi giá, ra tính tiền 160k (160.000 đồng - PV), tưởng người ta tính nhầm, người ta bảo là cơm anh bình thường đã là 100k 1 suất rồi, của em anh cắt thêm sườn là 160k…".

Thông tin về suất cơm bình dân giá 160.000 đồng đang gây xôn xao dư luận (ảnh chụp màn hình).
Từ thông tin chia sẻ trên, trưa ngày 6/7, phóng viên Chuyên trang Gia đình & Xã hội (Báo Sức khỏe & Đời sống) đã có mặt tại quán cơm bình dân nói trên để có trải nghiệm thực tế.
Theo đó, quán cơm nói trên treo biển là "Hiếu – Cơm phở bình dân" nằm trong ngõ 4 phố Phương Mai. Con ngõ này không chỉ nằm đối diện cổng sau Bệnh viện Bạch Mai mà còn cận kề Bệnh viện Da liễu Trung ương, Bệnh viện Lão khoa Trung ương, Bệnh viện Việt Pháp Hà Nội, Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương.

Vào giờ ăn trưa, quán "Hiếu - Cơm phở bình dân" có nhiều người ra vào. Người vào quán chủ yếu từ các tỉnh lân cận đến bệnh viện thăm khám sức khỏe hoặc có thân nhân điều trị tại bệnh viện. Ảnh: Bảo Loan
Theo ghi nhận của phóng viên, vào thời điểm ăn trưa, rất nhiều người bước ra từ cổng sau Bệnh viện Bạch Mai, Bệnh viện Da liễu Trung ương đã tiến vào ngõ 4 phố Phương Mai - nơi có hoạt động giao thương tấp nập với nhiều quán cơm bình dân, cửa hàng ăn uống, hàng tạp hóa cung cấp nhu yếu phẩm cho người đi viện.
Tiến vào ngõ 4 Phương Mai khoảng vài chục bước chân, "Hiếu – Cơm phở bình dân" là quán cơm bình dân đầu tiên, nằm ngay phía tay phải của ngõ.

Đứng tại quầy thực phẩm là người đàn ông chạc hơn 40 tuổi, tay thoăn thoắt lấy thực phẩm với 1 tay đeo găng tay, một tay trần, không vận đồ bảo hộ đảm bảo an toàn thực phẩm. Ảnh: Bảo Loan
Bước vào quán cơm này, phóng viên không ghi nhận được biển, bảng công khai giá suất cơm hoặc thực đơn của quán, cũng không ghi nhận được các thông tin về đơn vị kinh doanh, giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện về an toàn thực phẩm…
Đứng tại quầy thực phẩm là người đàn ông chạc hơn 40 tuổi, tay thoăn thoắt lấy thực phẩm cho các suất ăn bằng 1 tay đeo găng tay, một tay trần và không khẩu trang...
Trải nghiệm suất cơm bình dân với giá không bình dân
Tại quán cơm này, phóng viên đã gọi một đĩa cơm gồm có cơm trắng, một bìa đậu rán, gỏi giá - dưa chuột - cà rốt, vài miếng thịt nướng, vài miếng sườn và được báo giá 100.000 đồng.
Chiều 6/7, bà Bùi Thị Hằng Nga – Chủ tịch UBND phường Phương Mai (Đống Đa) cho biết: "Chúng tôi đang giao Công an phường xác minh làm rõ, nếu sai phạm sẽ xử lý nghiêm theo quy định".
Khi phóng viên thắc mắc tại sao đĩa cơm lại có giá đắt đỏ thì người bán cho biết: "Nếu em không lấy sườn, suất cơm của em đã có giá 40.000 đồng rồi. Nếu lấy sườn cả miếng thì còn đắt nữa, đây anh cắt cho em có nửa miếng sườn nên có giá 100.000 đồng đấy…".

Suất cơm (ảnh trái) được khoanh đỏ của ông Quang (ở Hưng Yên) có giá 30.000 đồng. Khi nhận được phàn nàn của khách hàng, người bán cơm đã đổi cho ông Quang miếng chả lá lốt có kích thước lớn hơn (ảnh phải). Suất cơm còn lại của phóng viên có giá 100.000 đồng. Ảnh: Bảo Loan
Cũng có mặt tại quán cơm này, anh Sinh (25 tuổi, ở Xuân Vân, Yên Sơn, Tuyên Quang) cùng chị gái đã giật mình phải chi trả gần 150.000 đồng/2 suất cơm.
Anh Sinh cho biết: "Hai chị em đưa mẹ xuống đây chụp cộng hưởng từ ở Bệnh viện Bạch Mai, do nghi ngờ bị liệt dây thần kinh số 5. Có mặt ở Hà Nội được 2 ngày thì ngày thứ 2, hai chị em vào quán cơm này ăn thử. Tôi không hỏi giá trước, nên sau khi được cho 6 con tôm rim nhạt, 1 bìa đậu rán, rau bắp cải luộc và cơm, họ báo tôi là 70.000 đồng".

Theo anh Sinh, suất cơm của anh có giá 70.000 đồng với cơm trắng, 1 bìa đậu rán, nhúm rau cải luộc và 6 con tôm. Thịt và chả lá lốt anh lấy từ đĩa cơm của chị gái. Ảnh: Bảo Loan
"Làm sao mà mặc cả được, ở đất khách quê người làm sao dám trả giá. Chị ấy (chị gái) gọi thịt. Tôi lấy cho chị 2 con tôm, đổi lấy 2 miếng thịt nướng, 1 miếng chả lá lốt từ suất của chị", anh Sinh cho hay.
Có mặt ở quán cơm cùng thời điểm, ông Quang (66 tuổi, ở huyện Văn Lâm, tỉnh Hưng Yên) đã "tỉnh táo" hơn khi thông báo chỉ ăn suất cơm giá 30.000 đồng.
Tuy nhiên, dù thông báo trước giá tiền chi trả, ông Quang cũng không khỏi ngỡ ngàng khi suất cơm 30.000 đồng của ông chỉ có một bìa đậu rán, khoảng 1 thìa thịt băm rang, 1 miếng chả lá lốt và nhúm rau bắp cải luộc.
Ông Quang cho biết: "Tôi phải lên trông bố nằm viện, cụ năm nay tròn 96 tuổi, bị thoái hóa cột sống, phải nằm điều trị ở Bệnh viện Lão khoa Trung ương. Lên đây trăm thứ phải chi, phải tiết kiệm để bố nằm viện, nên tôi chỉ dám gọi suất cơm 30.000 đồng, còn quán cho bao nhiêu thức ăn thì cho".
Để xác thực thêm thông tin, phóng viên đã hỏi các tiểu thương tại một số quầy tạp hóa gần và đối diện "Hiếu – Cơm phở bình dân". Những người được hỏi đều cho biết, hiện tượng "chặt chém", bán cơm bình dân với "giá chát" tại "Hiếu – Cơm phở bình dân" đã diễn ra nhiều năm.
"Người vào ăn quán này chủ yếu là người tỉnh lẻ, về đây khám bệnh hoặc trông thân nhân nằm viện. Họ vào đây chỉ một lần, sau khi ăn thì không bao giờ dám quay lại nữa…", một tiểu thương cho hay.

Hà Nội: Ăn bánh tráng Hoàng Bèo, thực khách kinh hoàng khi phát hiện sâu xanh bò lổm ngổm trên đĩa rau sống

Tăng thuế tiêu thụ đặc biệt mang lại nguồn thu ngân sách nhưng nhu cầu tiêu dùng và lợi nhuận doanh nghiệp suy giảm?
Bảo vệ người tiêu dùng - 18 giờ trướcGĐXH - Ngay sau chỉ đạo của Chủ tịch Quốc hội và Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc tiếp tục tham vấn, thu thập ý kiến để hoàn thiện Dự thảo Luật Thuế Tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi), các đơn vị liên quan đã kiến nghị áp dụng lộ trình điều chỉnh thuế hợp lý thay vì tăng đột ngột.

Tã bỉm trẻ em gắn mác Hàn, Nhật, mập mờ về xuất xứ, tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây hại cho sức khỏe
Bảo vệ người tiêu dùng - 18 giờ trướcGĐXH - Thị trường tã bỉm trẻ em tại Việt Nam đang chứng kiến sự xuất hiện của rất nhiều các sản phẩm gắn mác "nhập khẩu". Tuy nhiên, đằng sau những lời quảng cáo hoa mỹ về "bỉm Hàn, Nhật cao cấp" là những chiêu trò mập mờ về nguồn gốc xuất xứ, tiềm ẩn nguy cơ gây hại cho sức khỏe của trẻ.

Hà Nội: Hậu kiểm an toàn thực phẩm toàn thành phố, tăng cường kiểm soát trong và ngoài trường học
Bảo vệ người tiêu dùng - 22 giờ trướcGĐXH - UBND TP Hà Nội vừa có các kế hoạch về triển khai công tác hậu kiểm về an toàn thực phẩm trên toàn địa bàn thành phố năm 2025 và kế hoạch về tăng cường kiểm soát an toàn thực phẩm trong và xung quanh cổng trường học trên địa bàn.

Nhiều loại mỳ chính của Công ty TNHH Liên Sen buộc tạm dừng lưu thông
Bảo vệ người tiêu dùng - 1 ngày trướcGĐXH - Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) vừa có thông về việc đề nghị tạm dừng lưu thông nhiều hàng hóa do Công ty TNHH Liên Sen nhập khẩu, do vi phạm quy định về ghi nhãn. Hàng hóa sẽ chỉ tiếp tục được lưu thông khi khắc phục đạt yêu cầu và được cơ quan kiểm tra ra thông báo.

Cần xem xét lại đề xuất cho phép tổ chức tín dụng, tổ chức mua bán, xử lý nợ xấu được quyền thu giữ tài sản bảo đảm
Bảo vệ người tiêu dùng - 2 ngày trướcGĐXH - Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) mới đây đã gửi tới Bộ Tư pháp góp ý vào dự thảo luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của luật Các tổ chức tín dụng. Trong đó, VCCI kiến nghị cần xem xét lại đề xuất cho phép tổ chức tín dụng, tổ chức mua bán, xử lý nợ xấu được quyền thu giữ tài sản bảo đảm để đảm bảo tính thống nhất của hệ thống pháp luật, hoặc nghiên cứu sửa đổi các quy định liên quan để tránh xung đột pháp lý.

Cảnh báo Facebook giả mạo kênh thông tin từ Bộ Tài Chính
Bảo vệ người tiêu dùng - 2 ngày trướcGĐXH - Ngày 31/3, Bộ Tài chính thông tin, trang Facebook có tên "Tiếp nhận Xử lý Thu hồi và Hoàn Trả Vốn Treo" là giả mạo. Người dân, doanh nghiệp cần cảnh giác cao trước các bài đăng trên Facebook này.

Sau 3 năm rao bán không ai mua, đến nay lô đất tăng giá lên 200 triệu đồng, sáng rao chiều có người vào cọc
Bảo vệ người tiêu dùng - 5 ngày trướcThị trường đất nền phía Nam tiếp tục ghi nhận nóng cục bộ ở một số khu vực. Các lô đất thổ cư dù tăng giá từ 7-10% so với trước Tết nhưng vẫn bán ra khá nhanh.

Đất nền vùng ven Hà Nội lại tăng giá, có nên gom mua đầu tư?
Bảo vệ người tiêu dùng - 6 ngày trướcKhông chỉ ở các tỉnh, thành có thông tin sáp nhập mà nhiều khu vực vùng ven Hà Nội thời gian gần đây giá đất nền cũng có xu hướng đi lên, thu hút nhiều nhà đầu tư.

Môi giới bất động sản mạnh tay 'cắt máu' đẩy hàng
Bảo vệ người tiêu dùng - 1 tuần trướcChung cư thương mại liên tục tăng giá và lập đỉnh ở mức từ 55-80 triệu đồng khiến môi giới liên tục “săn khách” đẩy hàng nhưng vẫn khó bán hàng.

Giá vàng đảo chiều sau những ngày lập đỉnh, người Hà Nội 'rồng rắn' đi… khảo giá
Bảo vệ người tiêu dùng - 1 tuần trướcGĐXH - Ghi nhận của phóng viên cho thấy, khi giá vàng đang giảm dần, ngoài những xếp hàng để chờ đến lượt mua vào thì cũng không ít người đến tiệm vàng chỉ để trực tiếp xem giá mua vào- bán ra.

Trước đề xuất giảm 2% thuế giá trị gia tăng một số mặt hàng tiêu dùng, doanh nghiệp minh bạch người tiêu dùng mới được hưởng lợi
Bảo vệ người tiêu dùngGĐXH - Bộ Tài chính đang lấy ý kiến góp ý dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về giảm thuế giá trị gia tăng từ ngày 01/7/2025 đến hết ngày 31/12/2026. Tuy nhiên, nhiều người tiêu dùng bày tỏ quan điểm doanh nghiệp phải minh bạch, người tiêu dùng mới thật sự được hưởng lợi.