Vừa mất con, sản phụ người Thái lại đánh đu với sự sống khi phát hiện lao phổi nặng
GiadinhNet – Trước diễn biến phức tạp của dịch bệnh COVID-19, sản phụ người Thái phải chuyển điều trị ở nhiều bệnh viện khác nhau trong khi kinh tế gia đình đã kiệt quệ…
Theo chia sẻ của các bác sỹ, bệnh nhân nói trên là chị Kim Thị Hà (SN 1985, dân tộc Thái, quê ở Quỳ Hợp, Nghệ An) có chồng là anh Trịnh Khánh (SN 1984, dân tộc Khơ Me, trú ở ấp Tâm Phước, xã Đại Tâm, huyện Mỹ Xuyên, tỉnh Sóc Trăng).
Sau khi có một con gái đã 11 tuổi, hai vợ chồng anh Khánh quyết định sinh thêm con thứ 2. Thế nhưng, khi đang mang thai bước sang tuần 16, chị Hà bắt đầu có những biểu hiện lạ, người mệt mỏi, sức khỏe yếu. Lo lắng, chị phải xin nghỉ việc ở một công ty đông lạnh để ở nhà theo dõi sức khoẻ. Do hoàn cảnh gia đình khó khăn, cả 2 vợ chồng đều là công nhân nên chị Hà nghe theo lời bà con đi xin thuốc cỏ ở trong ấp về uống để khỏi tốn tiền.
Đến khi anh Khánh thấy vợ sức khoẻ quá yếu, không thể đi lại được nữa nên đã đưa chị Hà đến Bệnh viện Đa khoa tỉnh Sóc Trăng cấp cứu. Tại đây, các bác sỹ chẩn đoán bệnh tình chị Hà đã quá nặng, cần nhanh chóng chuyển lên tuyến trên.
Anh Khánh chăm sóc vợ tại bệnh viện.
Sau khi chuyển lên Bệnh viện đa khoa Trung ương Cần Thơ, các bác sỹ cho biết bệnh nhân bị nhiễm trùng huyết; thai 18 tuần chết lưu đã vỡ ối; rối loạn đông máu nặng kèm theo lao phổi.
Nữ bệnh nhân được điều trị tích cực trong tình trạng suy hô hấp cấp, phải thở oxy qua mặt nạ có túi khí dự trữ. Thấy bệnh nhân rơi vào tình trạng hôn mê; huyết áp thấp, vô niệu, các bác sỹ đã chỉ định đặt nội khí quản và thở máy, hồi sức chống sốc theo phác đồ, sử dụng thuốc vận mạch liều cao…
Chị Hà được tiếp tục chỉ định lọc máu liên tục 82 giờ và cấp cứu xen kẽ thay huyết tương. Nhờ những cố gắng không ngừng nghĩ của các y bác sỹ và chính bệnh nhân, những chỉ số đã thay đổi tích cực. Chị Hà đã qua cơn nguy kịch, tỉnh táo, dần hồi phục và thực hiện tốt y lệnh của bác sĩ điều trị.
Nhờ được các y bác sỹ tận tình cứu chữa, sản phụ người Thái đã qua cơn nguy kịch.
Bác sỹ Huỳnh Văn Hiệp, Trưởng Khoa Nội 2, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Sóc Trăng cho biết, dù bệnh nhân đã qua nguy kịch tuy nhiên vẫn phải tiếp tục dùng thuốc kháng sinh liều cao kết hợp với điều trị bệnh lao viêm phổi và các bệnh đi kèm.
Hiện tại, do tình hình phức tạp của dịch bệnh COVID-19 cộng với việc bệnh viện đang thiếu thuốc để điều trị, nên khoa đã xin ý kiến của Ban Giám đốc bệnh viện làm thủ tục chuyển bệnh nhân lên Bệnh viện Phạm Ngọc Thạch (TP. HCM) tiếp tục điều trị.
Trò chuyện với phóng viên ngày 16/8 bên ngoài Bệnh viện Phạm Ngọc Thạch, anh Khánh lo lắng cho biết, từ ngày chị Hà nhập viện, anh đã chạy vạy vay mượn khắp nơi với số tiền lên đến gần 100 triệu đồng. Hiện con gái anh đang gửi cho bà nội chăm sóc trong khi hoàn cảnh 2 bên gia đình đều là người đồng bào dân tộc nên vô cùng khó khăn.
Tuy nhiên, cặp vợ chồng nghèo lo lắng không biết phải xoay sở thế nào để có tiền tiếp tục chữa trị...
Người đàn ông 36 tuổi liên tục gạt hàng nước mắt bởi lo lắng không thể cáng đáng nổi kinh phí chạy chữa bệnh cho vợ. Hiện tại anh chỉ có thể cầm cự tạm thời để mua một số loại thuốc bên ngoài với giá lên đến vài triệu đồng/lọ.
Chia sẻ với chúng tôi, ông Lý Thanh Tâm (Trưởng ấp Tâm Phước, xã Đại Tâm, huyện Mỹ Xuyên, tỉnh Sóc Trăng) cho biết hoàn cảnh nhà anh Khánh – chị Hà rất khó khăn. Không chỉ chăm vợ mang bệnh hiểm nghèo đang nằm viện, anh Khánh còn phải lo cho mẹ già, con nhỏ ở quê. Chính quyền địa phương đã thăm hỏi, động viên và mong sẽ có những Mạnh Thường Quân giúp đỡ để gia đình họ vượt qua cơn hoạn nạn này.
Mọi sự giúp đỡ chị Kim Thị Hà - Mã số 588 xin gửi về:
Bệnh nhân Kim Thị Hà đang điều trị tại Buồng 7, tầng 4, Khu A, Bệnh viện Phạm Ngọc Thạch (TP HCM) hoặc anh Trịnh Khánh (trú 5/44 ấp Tâm Phước, xã Đại Tâm, huyện Mỹ Xuyên, tỉnh Sóc Trăng).
2. Ủng hộ trực tuyến trên Vòng tay nhân ái/Giadinh.net.vn. Đề gửi: Mã số 588
3. Ủng hộ trực tiếp Chương trình "Vòng tay Nhân ái", tại Tòa soạn Báo Gia đình và Xã hội. Địa chỉ Tầng 11, Tòa nhà Tổng cục DS-KHHGĐ, ngõ số 8, Tôn Thất Thuyết, Mỹ Đình 2, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội (đối diện Bến xe Mỹ Đình). Đề gửi: Mã số 588
Mọi thắc mắc, xin gửi tới email phuongthuangdxh@gmail.com. Điện thoại: 0975 839 126/ 0343658236
5. Ủng hộ VNĐ qua Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam (Vietinbank):
Tên tài khoản: Báo Gia đình và Xã hội. Số tài khoản: 125.000.058.110 , Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam, Chi nhánh Ba Đình, Hà Nội.
6. Ủng hộ VNĐ qua Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank):
Tên tài khoản: Báo Gia đình và Xã hội. Số tài khoản: 061.100.191.1287, Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam, Chi nhánh Ba Đình, Hà Nội.
Đề gửi Mã số 588
MS 969: Cám cảnh con nhỏ bệnh tật chăm mẹ ung thư liệt giường
Vòng tay nhân ái - 22 giờ trướcGĐXH - Hơn 10 tuổi, Tấn Lộc bất đắc dĩ trở thành chỗ dựa chính cho người mẹ mắc bệnh hiểm nghèo. Tấn Lộc mong có thể đánh đổi tất cả để lấy lại sức khỏe cho mẹ.
Hình ảnh mới của cặp song sinh mắc bệnh ly thượng bì bóng nước
Vòng tay nhân ái - 1 ngày trướcGĐXH – Không còn những vết phỏng trên toàn thân, cặp song sinh mắc bệnh ly thượng bì bóng nước đã có những thay đổi đáng mừng.
MS 968: Nỗi niềm trước ngày 20/11 của thầy giáo bị suy thận, chỉ sợ không còn được đứng trên bục giảng
Vòng tay nhân ái - 3 ngày trướcGĐXH – Mắc phải căn bệnh suy thận, hiện sức khỏe thầy giáo Trần Đinh Quyến ngày một suy kiệt. Bao năm cống hiến với nghề gieo chữ, trước ngày 20/11, thầy lo sợ một ngày không còn được đứng trên bục giảng.
Tình cảm của bạn đọc Báo Sức khỏe và Đời sống đến với 2 trường hợp ở Nam Định
Vòng tay nhân ái - 6 ngày trướcGĐXH – Báo Sức khỏe và Đời sống đã kết chuyển những tình cảm mà bạn đọc của Báo gửi gắm tới hai trường hợp ở Nam Định. Đó là trường hợp hai bà sống trong cảnh ‘không chồng, không con, không trợ cấp’ và nam sinh mồ côi bị tai nạn.
MS 967: Thảm cảnh của 3 mẹ con cùng điều trị bỏng sau vụ hỏa hoạn, kinh tế cạn kiệt cần cộng đồng giúp đỡ
Cảnh ngộ - 1 tuần trướcGĐXH – Ngọn lửa bùng cháy đã thiêu rụi toàn bộ gia sản của gia đình anh Lợi. Éo le hơn, người con gái lớn đã mất, còn vợ cùng hai người con khác của anh đang phải điều trị với tình trạng bỏng nặng. Chi phí điều trị quá lớn khiến gia đình anh Lợi rơi vào cảnh khánh kiệt, đang rất cần sự giúp đỡ của cộng đồng.
MS 966: Xin cứu giúp cháu bé 7 tuổi dân tộc Tày bị ung thư để có cơ hội được đến trường
Cảnh ngộ - 1 tuần trướcGĐXH – Bé Hoàng Hải Đăng, 7 tuổi, ở Na Hang, Tuyên Quang đang từng ngày phải giành giật sự sống với căn bệnh ung thư mới phát hiện. Hiện cháu đang rất cần sự chung tay giúp đỡ của bạn đọc để có cơ hội được đến trường cùng các bạn trang lứa.
Tấm lòng bạn đọc Báo Sức khỏe và Đời sống đến với hoàn cảnh khó khăn
Kết chuyển - 1 tuần trướcGĐXH - Đại diện Báo Sức khỏe và Đời sống vừa trao số tiền 4.525.000 đồng đến hoàn cảnh gia đình chị Đỗ Thị Thủy (ở xã Quảng Thái, huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế).
MS 965: Xót xa hoàn cảnh người phụ nữ không chồng, không con, mong có tiền để chạy chữa bệnh tật
Vòng tay nhân ái - 2 tuần trướcGĐXH – Không chồng, không con, bà Tốt hiện đang phải đối mặt với những khó khăn lớn về sức khỏe nhưng lại thiếu đi sự hỗ trợ về tài chính và tình cảm từ gia đình. Một mình chống chọi với bệnh tật, bà đang rất cần sự chung tay của bạn đọc gần xa.
MS 964: Xót thương hoàn cảnh người phụ nữ 70 tuổi tật nguyền nuôi con mắc bệnh não úng thủy nằm liệt một chỗ
Cảnh ngộ - 2 tuần trướcGĐXH - Dù đã bước sang tuổi lục tuần nhưng hằng ngày, người phụ nữ tật nguyền vẫn phải chăm sóc đứa con mắc bệnh não úng thủy nằm liệt giường nhiều năm nay. Đó là hoàn cảnh của bà Trần Thị Hồng 70 tuổi, trú thôn Lam Long, xã Xuân Hải, Nghi Xuân, Hà Tĩnh.
Gần 72 triệu đồng đến với gia đình nữ sinh có mẹ qua đời, bố chấn thương nặng sau tai nạn giao thông
Kết chuyển - 2 tuần trướcGĐXH – Ông Nguyễn Chí Long – Phó Tổng biên tập Báo Sức khỏe và Đời sống, đại diện Chương trình Vòng tay nhân ái đã trao số tiền 71.865.000 đồng đến với em Vũ Linh Chi – nhân vật trong MS 947 có bố bị chấn thương nặng, mẹ qua đời sau tai nạn giao thông.
MS 968: Nỗi niềm trước ngày 20/11 của thầy giáo bị suy thận, chỉ sợ không còn được đứng trên bục giảng
Vòng tay nhân áiGĐXH – Mắc phải căn bệnh suy thận, hiện sức khỏe thầy giáo Trần Đinh Quyến ngày một suy kiệt. Bao năm cống hiến với nghề gieo chữ, trước ngày 20/11, thầy lo sợ một ngày không còn được đứng trên bục giảng.