Vượt qua kỳ thị và chiến thắng của những người tuyến đầu trong cuộc chiến với dịch bệnh
GiadinhNet - Dịch bệnh đã được kiểm soát tốt, những thành công của Việt Nam đang được cả thế giới ghi nhận và ngợi ca. Có được kết quả này là nhờ vào sự đồng lòng của cả hệ thống chính trị, đặc biệt là chúng ta đã không để sự kỳ thị là rào cản trong công tác phòng chống dịch COVID-19.

Bác sĩ từng bị "mời" ra khỏi nhà trọ
Chắc hẳn tất cả chúng ta còn nhớ, khi có yêu cầu đón người Việt từ tâm dịch Vũ Hán (Trung Quốc) trở về, đoàn bay của Vietnam Airline gồm phi cơ trưởng, các tiếp viên, kỹ thuật viên cùng các bác sĩ đã tình nguyện đi đón những công dân này. Họ cũng cùng những người trở về tạm xa gia đình và công việc để cách ly phòng bệnh trong 14 ngày.
Vậy mà, sau đó những con người đã không quản ngại nguy hiểm đến sức khỏe và tính mạng, sẵn sàng bay vào vùng dịch đón người Việt Nam về lại có thể bị yêu cầu rời khỏi nơi mà họ đang thuê sống yên ổn dài hạn.
Cũng tại thời điểm đó, trong cuộc chiến chống COVID-19, bên cạnh sự nỗ lực của Chính phủ, các bộ, ban, ngành, đoàn thể và toàn dân thì vẫn còn một bộ phận người dân khiến công cuộc phòng chống dịch gặp khó khăn. Đó là sự thiếu hợp tác của họ trong việc khám chữa bệnh, cách ly; gian dối thiếu trung thực trong khai báo y tế. Đó là việc trốn khỏi địa phương, trốn khỏi nơi cách ly làm nhiều người vất vả. Đó cũng là sự kỳ thị người nhiễm bệnh, người bị nghi ngờ nhiễm bệnh làm công cuộc chống dịch bệnh càng khó khăn hơn.
Điều đáng nói là ngay cả những người cực kỳ vất vả, hiểm nguy trên tuyến đầu chống dịch để đảm bảo sức khoẻ, sự bình an cho người dân là các bác sĩ, nhân viên y tế... cũng bị kỳ thị.

Các bác sĩ tuyến đầu phòng chống dịch bệnh vất vả ngày đêm. Ảnh: INT
Nhiều người đã "sốc" nặng khi hay tin bác sĩ của Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương bị chủ nhà trọ "mời" ra khỏi nơi ở vì lo ngại lây nhiễm COVID-19. Trong khi đó, các bác sĩ đã không ngại nguy hiểm trong lúc có dịch để chữa trị cho người bệnh. Bản thân họ không có ngày nghỉ, không được về nhà, phải xa gia đình, người thân.
Có những nữ bác sĩ phải xa con nhỏ, nhìn con qua màn hình điện thoại không kìm được nước mắt. Có trường hợp cả hai vợ chồng đều là y, bác sĩ cùng tham gia ứng trực 24/24 giờ chống dịch xuyên Tết, xuyên đêm, nhiều ngày không thể về nhà, phải gửi các con cho ông bà nội, ngoại.
Công việc đã căng thẳng, nguy hiểm hơn ngày thường nhưng áp lực từ cộng đồng xung quanh còn mệt mỏi hơn. "Em đi gội đầu mà họ còn không làm cho. Buồn thế", một điều dưỡng viên ở cơ sở 2 Bệnh viện Hữu nghị Việt Tiệp (nơi cách ly tập trung những người trở về từ vùng dịch COVID-19 của thành phố Hải Phòng) chia sẻ.
BS Lưu Thị Xuân, Trưởng phòng khám đa khoa khu vực Quang Hà, Trung tâm Y tế huyện Bình Xuyên (tỉnh Vĩnh Phúc) từng chia sẻ với truyền thông: "Ngay gần phòng khám là chợ dân sinh, trước đây mình ra thì vô tư. Khi điều trị cho bệnh nhân COVID-19, mình vẫn đi ra đấy. Ban đầu còn thấy họ túm tụm đông đúc nhưng một lúc sau ai nấy đều tản ra, lảng tránh. Ngày hôm sau thì không còn ai đến bán mua gì nữa".

Trong những ngày căng thẳng nhất, hầu hết các y, bác sĩ trên cả nước đều làm việc quên ngày đêm để ứng phó với dịch COVID-19. Ảnh: TL
Ở bên trong phòng khám, bác sĩ, nhân viên y tế và bệnh nhân, người cách ly tập trung, thấm thía cảm giác bị xa lánh, kỳ thị. "Khổ nhất là tìm chỗ đặt suất ăn cho toàn bộ nhân viên y tế, bệnh nhân và người bị cách ly ở phòng khám. Họ chở đồ ăn đến thấy khu cách ly người nhiễm COVID-19 là sợ lắm, sau vài bữa là cáo lỗi, đơn phương hủy đặt nấu ăn luôn, không đưa đồ đến nữa. Chỉ 1 tháng mà chúng tôi phải tìm, thay đến 6 cơ sở đặt suất ăn", BS Xuân giãi bày.
Trao đổi với với PV Báo Gia đình và Xã hội, BS Trần Văn Giang (Phó trưởng khoa Virus - Ký sinh trùng, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương) cho biết: "Có nhiều thông tin không chính xác dành cho chúng tôi như việc bác sĩ, y tá cũng đã bị nhiễm bệnh. Điều này gây tác động không tốt cho các bác sĩ, y tá hay đặc biệt là người nhà của họ. Đặc biệt, có trường hợp y tá tại viện bị chủ nhà trọ đuổi không cho thuê vị sợ bị nhiễm COVID-19, mặc dù trước đó y tá này đều tuân thủ các biện pháp khử trùng, sát khuẩn và cách ly 7 ngày trước khi trở về nhà".
Chống dịch bệnh, song cũng cần chống cả những "mầm bệnh" vô cảm
GS.TS Nguyễn Anh Trí, nguyên Viện trưởng Viện Huyết học - Truyền máu Trung ương đã phải thốt lên rằng: "Kì thị với y, bác sĩ chuyên ngành truyền nhiễm hoặc những người liên quan đến vùng dịch là tội ác".
Mỗi khi vào thăm khám, chăm sóc cho bệnh nhân COVID-19, các y bác sĩ đều tuân thủ mặc bộ quần áo chuyên dụng bó sát, kín mít, không dễ chịu chút nào. Thêm vào đó, luôn phải đeo khẩu trang N95 dày, nhiều lớp, không những khó thở mà còn in vết hằn rất lâu trên gương mặt.

Các bác sĩ, y tá không nề hà vất vả, nguy hiểm, đối mặt với dịch bệnh hàng ngày. Ảnh: TL
Trong những ngày tháng 3 và tháng 4 vừa qua, thời gian cao điểm và cũng là "giai đoạn vàng" của công tác phòng chống dịch, công việc của các bác sĩ và nhân viên liên quan vất vả hơn ngày thường, thậm chí đối mặt với cả cái chết như nhiều đồng nghiệp của họ ở Trung Quốc hoặc ở những quốc gia đang căng mình chống dịch. Nhưng trớ trêu thay, sự kỳ thị của một số người xung quanh còn đáng sợ hơn căn bệnh mà họ đang đối mặt hàng ngày. Không chỉ bản thân họ mà ngay cả người thân của họ cũng bị một số người thiếu hiểu biết kỳ thị.
Chúng ta vẫn cho rằng kỳ thị người nhiễm bệnh hoặc nghi ngờ mắc bệnh sẽ khiến cho cuộc chiến với dịch bệnh khó khăn hơn, khó kiểm soát hơn. Nhưng việc kỳ thị chính những người đang góp phần chống dịch bệnh như các nhân viên y tế hay các ngành nghề khác đang ngày đêm chạy đua với cuộc chiến này thực sự là một "tội ác" như GS.TS Nguyễn Anh Trí đã nói.
Tại thời điểm đó, ông Vũ Mạnh Cường, Phó Vụ trưởng Vụ Truyền thông - Thi đua khen thưởng (Bộ Y tế) chia sẻ: "Những hành động kỳ thị như thế này thật khó chấp nhận trong một đất nước có truyền thống nhân ái, đặc biệt ở giữa Thủ đô Hà Nội". Chúng ta chống dịch bệnh, song cũng cần chống cả những "mầm bệnh" vô cảm, thiếu tình người trong tâm hồn của mỗi người. Những hành động kỳ thị này là những "ung nhọt" cần phải được xử lý, cắt bỏ.
Rất nhiều người lên tiếng yêu cầu cơ quan chức năng vào cuộc, đặc biệt là trong "giai đoạn vàng" của việc phòng chống dịch, hạn chế lây nhiễm dịch COVID-19. Chính Thủ tướng Chính phủ cũng đã nhấn mạnh yêu cầu chống kỳ thị đối với người nhiễm bệnh trong cuộc họp Thường trực Chính phủ về công tác phòng chống dịch COVID-19 diễn ra vào giữa tháng 3.
Nhờ sự vào cuộc quyết liệt, quyết tâm cao độ cùng sự nỗ lực không ngừng nghỉ của cả hệ thống chính trị, của những người làm công tác truyền thông, cả xã hội đã vào cuộc mạnh mẽ, đồng lòng với những chiến sĩ áo trắng và những người làm công tác phòng chống dịch ở tuyến đầu. Thành quả đó là sự ủng hộ cả về tinh thần và vật chất, nguồn lực, trang thiết bị bảo hộ để họ yên tâm cống hiến sức lực, trí tuệ trong phòng, chống dịch bệnh.
Với sự nỗ lực không ngừng nghỉ của các bác sĩ, nhân viên y tế, cùng sự tiếp sức của cả hệ thống chính trị và sự ủng hộ, đoàn kết một lòng của người dân, Việt Nam đã và đang khống chế, đẩy lùi được dịch bệnh. Chúng ta tin vào một chiến thắng trong cả cuộc chiến này.
Kì thị với y, bác sĩ chuyên ngành truyền nhiễm hoặc những người liên quan đến vùng dịch
là tội ác.
Hà Anh

Chạy đua với thời gian, hồi sinh 5 cuộc đời từ nghĩa cử hiến tạng
Y tế - 1 ngày trướcGĐXH - Bệnh viện E vừa triển khai thành công lấy đa tạng từ người cho chết não, để hồi sinh sự sống cho 3 người bệnh và đem lại ánh sáng cho 2 người bệnh khác.

Nam thanh niên 30 tuổi ở Phú Thọ có sán dây dài hơn 3 mét do thường xuyên ăn món quen thuộc này
Y tế - 1 ngày trướcGĐXH - Tại bệnh viện, bệnh nhân được chỉ định thụt tháo để chuẩn bị nội soi đại tràng. Sau thụt, các bác sĩ ghi nhận một con sán dây dài hơn 3 mét được thải ra theo phân, còn sống.

Người đàn ông ở Hải Dương nguy kịch do dùng thuốc điều trị viêm gan B theo cách này
Y tế - 2 ngày trướcGĐXH - Tại bệnh viện, bệnh nhân được chẩn đoán xơ gan giai đoạn F4 – giai đoạn nặng. Cùng lúc, ông được chẩn đoán thêm đái tháo đường type 2, làm tăng nguy cơ tổn thương gan.

'Thủ phạm' khiến bé gái 7 tuổi gặp vấn đề ở vùng kín suốt gần 1 năm
Y tế - 3 ngày trướcGĐXH - Sau khi thăm khám, các bác sĩ phát hiện dị vật đã ăn sâu và dính chắc vào niêm mạc âm đạo của bệnh nhi, rất khó lấy ra bằng kỹ thuật thông thường.

Chấn động: Bé gái 3 tháng tuổi bị người thân xâm hại tình dục
Y tế - 4 ngày trướcGĐXH - Tại bệnh viện, các bác sĩ phát hiện bé bị rách màng trinh và tổn thương âm đạo khoảng 1,5 cm.

Giây phút căng thẳng của 2 bác sĩ trên chuyến bay TPHCM - Hà Nội cứu bé gái co giật
Y tế - 4 ngày trướcMáy bay vừa cất cánh, một bé gái bất ngờ co giật, tím tái nhưng đã được các bác sĩ có mặt trên chuyến bay hỗ trợ cấp cứu thành công.

Người mẹ kể lại giây phút con trai 13 tuổi đột quỵ lúc sáng sớm
Y tế - 5 ngày trướcKhi chuẩn bị đến trường, Đ. đột ngột nôn ói, rơi vào hôn mê sâu, nguy kịch tính mạng. Bác sĩ chẩn đoán bệnh nhi bị đột quỵ.

Cúc áo gãy đôi nằm trong đường thở bé gái 5 tuổi
Sống khỏe - 5 ngày trướcBố mẹ đều đi làm, trẻ ở nhà chơi một mình nên không ai biết cháu đã nuốt phải dị vật từ lúc nào.

Nhiều đề xuất được kỳ vọng tăng thêm nguồn tạng quý giá, cứu sống nhiều người bệnh đang chờ ghép
Sống khỏe - 5 ngày trướcSau 19 năm thực hiện, Luật Hiến, lấy, ghép mô, bộ phận cơ thể người và hiến lấy xác, Việt Nam đã thực hiện hơn 9.500 ca ghép tạng, phát triển mạng lưới gồm 27 cơ sở đủ năng lực kỹ thuật, từng bước làm chủ nhiều kỹ thuật ghép phức tạp như ghép tim – gan đồng thời, khí quản, phổi…

Người đàn ông 43 tuổi bị chém rách mông do làm điều này khi điều khiển fly-cram phun thuốc trừ sâu
Y tế - 5 ngày trướcGĐXH - Mới đây, các bác sĩ khoa Phẫu thuật chấn thương chỉnh hình, Bệnh viện E đã tiếp nhận và điều trị cho một trường hợp người bệnh nam (43 tuổi, ở Hà Nội) bị mất máu nhiều do bị chém rách sâu vùng mông.

Chấn động: Bé gái 3 tháng tuổi bị người thân xâm hại tình dục
Y tếGĐXH - Tại bệnh viện, các bác sĩ phát hiện bé bị rách màng trinh và tổn thương âm đạo khoảng 1,5 cm.