Hà Nội
23°C / 22-25°C

Xót thương bé tàn tật có bố mẹ vẫn phải ở với bà

Thứ tư, 09:50 24/08/2016 | Vòng tay nhân ái

GiadinhNet - Mới 8 tuổi, bị tàn tật nhưng bé Lê Thị Thanh Trúc không được sống cùng bố mẹ, mọi sinh hoạt của bé giờ chỉ nhờ cậy bà nội đã gần 60 tuổi.

Bà Cương đón Trúc từ phòng mổ khi bé chưa tỉnh. Ảnh: Minh Anh
Bà Cương đón Trúc từ phòng mổ khi bé chưa tỉnh. Ảnh: Minh Anh

Nhà hoang lạnh vì chỉ còn bà già, cháu tàn tật

Theo ông Đỗ Hải Hưng (Trưởng xóm 1, xã Liêm Tuyền, huyện Thanh Liêm, Hà Nam), bé Lê Thị Thanh Trúc, 8 tuổi, là học sinh lớp 1 của Trường Tiểu học Liêm Tuyền, bị tàn tật bẩm sinh: Hai chân và cánh tay trái bị khoèo cong. Tàn tật đã khổ, nhưng bé Trúc còn khổ sở hơn bởi có bố mẹ mà như trẻ mồ côi.

Bà Trần Thị Cương, bà nội của bé Trúc ngậm ngùi chia sẻ: “9 năm trước con trai tôi là Lê Hồng Mạnh cưới vợ là Lê Thị Dung, gia đình vui mừng khi bé Lê Thị Thanh Trúc ra đời. Nhưng buồn thay, khi mới sinh bé đã bị dị tật khoèo cả chân tay. Một thời gian sau vợ chồng Mạnh lại sinh thêm con thứ 2. Rồi, tai ương ập xuống gia đình khi chồng tôi mất, Mạnh không có việc làm, Dung phải đổi nơi làm việc liên tục… khiến gia cảnh rất khó khăn. Từ đây cuộc sống của vợ chồng Mạnh liên tục bất hòa. Rồi một ngày Dung bỏ chồng con đi biệt tích, suốt 5 năm qua không một lần liên lạc về. Tôi đã liên lạc nhiều lần với Dung nhưng không được”.

Sau khi chị Dung bỏ nhà đi, anh Mạnh cũng bỏ hai con lại cho mẹ đẻ nuôi để ra thành phố bán sim thẻ thuê và lấy vợ, sinh con. Từ đây, một mình bà Cương quay quắt chăm lo hai cháu. Trước kia, mỗi tháng anh Mạnh còn gửi về nhà cho hai bà cháu được 1 triệu đồng, nhưng từ khi vợ hai có thêm đứa con chung anh Mạnh gửi ít hơn, có tháng quên.

Tháng 2 vừa rồi, chị gái Dung sang thăm hai cháu, bà Cương mới biết Dung vào Nam kiếm sống. Khi biết chồng rời quê, lấy vợ mới, ba bà cháu sống chật vật khó khăn, nên Dung nhờ chị gái đón cháu út đưa vào Nam với mẹ. Còn đứa con gái tật nguyền, cả hai vợ chồng bỏ bẵng cho bà nuôi. Từ đây căn nhà cấp 4 chỉ còn một bà già yếu, một cháu tật nguyền ở.

Đưa cháu đi học phải kèm cái bô

Trao đổi với PV Báo GĐ&XH, ông Đỗ Hải Hưng cho biết thêm, năm 2015 bé Trúc 7 tuổi thì cán bộ thôn động viên bà cho cháu gái đi học ở Trường Tiểu học Liêm Tuyền, để biết cái chữ, được hòa đồng với bạn bè cho đỡ tủi. Tháng 9 này, Trúc được lên lớp 2, đã thuộc hết các chữ cái và tập viết được.

Bà Cương ầng ậc nước mắt, kể về những ngày đầu cho Trúc đi học thật khổ, bởi ngoài bị khoèo chân tay Trúc còn bị chứng giật mình, có lẽ do bệnh tật đã ảnh hưởng nặng tới hệ thần kinh. Ban đêm ngủ Trúc thường giật mình 3 – 4 lần, lần nào cũng giật trợn mắt, cứng người lại, khiến bà phải xoa bóp một lúc cháu mới mềm người ngủ tiếp. Ban ngày thì cứ ai nói to bên cạnh Trúc cũng giật mình ngã lăn xuống. Đi học hôm nào về mặt mũi, đầu gối cũng sưng vù vì bị bạn trêu, bị bạn đẩy ngã. Bà phải đến gặp cô giáo chủ nhiệm, báo cáo với nhà trường để các cô giải thích với các bạn Trúc về hoàn cảnh đặc biệt của Trúc. Giờ thì các bạn đều biết bệnh của Trúc không trêu chọc nữa. Các bạn lớn hơn còn giúp đỡ, dắt Trúc ra chơi, đi vệ sinh.

Hàng ngày, bà Cương thức dậy từ 5 giờ sáng để nấu nướng, lo cho cháu gái ăn uống, chuẩn bị để đưa cháu tới trường học. Rồi về tất bật chợ búa cơm nước, làm thêm gì đó và chờ tới giờ là đón cháu về ăn trưa, cho cháu ngủ, đầu giờ chiều lại đưa cháu tới trường học (vì cháu phải học cả ngày). Chiều muộn bà lại tất bật đón cháu, tắm giặt, nấu nướng ăn.

Gần 60 tuổi, lẽ ra được thảnh thơi bên con cháu thì bà lại bận rộn hơn con mọn. Đưa cháu đi học ngày nào bà cũng phải mang theo một cái bô để khi cháu muốn đi vệ sinh thì lần tường lết ra ngoài, khi bà đến đón cháu mới dọn.

Vay tiền đưa cháu đi chữa bệnh

Được mọi người động viên, bà Cương đã vay mượn được một khoản tiền cho bé Trúc ra Hà Nội chữa khoèo. Đợt 1, các bác sĩ đã xử lý kéo giãn chân rồi bó bột lại. Ngày 22/8 vừa qua, bé Trúc đã được bác sĩ tháo bột để mổ. Bước đầu các bác sĩ đã cứu hai cái chân khoèo, còn cái tay khoèo khi nào khỏe mạnh lại sẽ làm tiếp.

Bà Cương chia sẻ, trước hôm Trúc đi Hà Nội mổ chân, bà đã gọi điện báo cho anh Mạnh biết, bà bảo: “Mai con bé mổ chân đấy, liệu mà về đưa đón, chăm sóc con”. Anh Mạnh đã về giúp bà đưa con vào viện. 8 tuổi, nhưng gương mặt Trúc không có nét vui tươi hồn nhiên, có lẽ cảm giác đơn côi, mất mát tạo cho cháu tính cách âm thầm lặng lẽ và sợ hãi cả trong ánh mắt. Trúc cảm nhận được tình yêu thương vô bờ của bà nội, luôn ngồi cạnh và ôm chặt lấy bà, cứ như bà nội là chỗ dựa mong manh và duy nhất của cuộc đời nên cô bé không muốn bà “tuột khỏi tầm tay”.

Đón Trúc từ phòng mổ ra, nhìn cháu run bần bật dưới những dây rợ, bà Cương cố nén những giọt nước mắt buồn thương cho số phận bất hạnh của cháu gái, của bản thân mình. Những đứa trẻ khác tuổi này đang được bố mẹ cưng chiều, nhưng với Trúc “bố mẹ” quá xa vời, không biết bao giờ mẹ mới về và Trúc bao giờ có lại được một mái ấm đầy đủ mẹ cha.

Mong ước của bà Cương bây giờ là cháu gái tật nguyền non nớt tội nghiệp có cơm no, áo ấm, được chữa bệnh, được học hành. Giọng bà Cương nghẹn lại, đôi mắt nhòe đi vì những giọt nước mắt ứa ra chảy vào những vết nhăn trên hai gò má: “Trước kia tôi còn khỏe mạnh để làm ruộng, giờ tuổi cao, chân tay yếu ớt, lại bận đưa đón, chăm sóc cháu tàn tật nên không làm được nữa. Chẳng biết lấy sức khỏe đâu để nuôi cháu thơ dại, tật nguyền đến ngày trưởng thành. Vay nợ thì phải trả, mà bác sĩ tiên lượng phải bó bột chân khoảng 2 tháng nữa rồi mới kiểm tra lại. Nếu may mắn thì chỉ uống thuốc, nhưng không may lại phải mổ tiếp. Vậy thì hai bà cháu sẽ sống thế nào, lấy gì mà ăn, mà sống, lấy gì mà đi lại, chữa bệnh?”, bà Cương lo lắng.

Bà Cương và bé Trúc cần lắm tình yêu thương, chia sẻ của những tấm lòng nhân ái, để cháu Trúc được trở về đi học, cả đời không phải lết bằng mắt cá chân, hay đầu gối đến lớp, được hòa nhập như bao trẻ em khác. Và bà Cương cũng bớt đi phần nào gánh nặng tuổi già.

Danh sách bạn đọc hảo tâm giúp đỡ cháu Lê Thị Thanh Trúc:

1. 25/8 Bạn đọc Vietinbank 10001600: 200.000

2. 26/8 Bạn đọc Minh Đức: 300.000

3. 26/8 Bạn đọc gửi qua Agribank: 200.000

4. 26/8 Bạn đọc IBVCB. 2608160142139001: 200.000

5. 26/8 Doan Thi Kim Cuc: 1.000.000

6. 27/8 Bạn đọc IBVCB. 2708160708213001: 200.000

7. 29/8 Bạn đọc Vietinbank 10002689: 200.000

8. 31/8 Bạn đọc IBVCB. 3108160817102001: 100.000

9. 2/9 Bạn đọc IBVCB 0209160608263003: 300.000

10. 5/9 Pham Thi Phuong Hao: 200.000

6/9 Bạn đọc IBVCB. 0609160411988001: 300.000

8/9 Bạn đọc gưi qua Agribank: 500.000

Vòng tay nhân ái sẽ tiếp tục cập nhật danh sách này.

Mời bạn đọc ấn F5 liên tục để cập nhật. Chân thành cảm ơn quý bạn đọc.

Mọi sự giúp đỡ cháu Lê Thị Thanh Trúc - Mã số 212 - xin gửi về:

1. Bà Trần Thị Cương xóm 1, xã Liêm Tuyền, huyện Thanh Liêm, Hà Nam.

2. Ủng hộ trực tuyến trên Vòng tay nhân ái/Giadinh.net.vn. Đề gửi:Mã số 212

3. Ủng hộ trực tiếp tại Quỹ “Vòng tay nhân ái”, tòa soạn Báo Gia đình & Xã hội. Địa chỉ: 138A Giảng Võ, Ba Đình, Hà Nội. Đề gửi:Mã số 212

Mọi thắc mắc, xin gửi tới email: caotuanvov@gmail.com/ 0975.102.117

Hoặc phuongthuangdxh@yahoo.com/0975.839.126

4. Ủng hộ VNĐ qua ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam Vietinbank:

Tên tài khoản: Báo Gia đình và Xã hội. Số tài khoản: 102010001362871 , Ngân hàng TMCP Công thương, chi nhánh Ba Đình, Hà Nội.

5. Ủng hộ VNĐ qua ngân hàng Nông nghiệp & Phát triển nông thôn Agribank:

Tên tài khoản: Báo Gia đình và Xã hội. Số tài khoản: 1303 201 045 980 . Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, chi nhánh Hà Thành, Hà Nội.

6. Ủng hộ VNĐ qua ngân hàng TMCP Ngoại thương Vietcombank:

Tên tài khoản: Báo Gia đình và Xã hội. Số tài khoản: 0611001911287 . Ngân hàng TMCP Ngoại thương, chi nhánh Ba Đình, Hà Nội.

7. Ủng hộ USD qua ngân hàng Vietinbank:

Tên tài khoản: Báo Gia đình và Xã hội. Số tài khoản: 102020000189568 , Ngân hàng TMCP Công thương, chi nhánh Ba Đình, Hà Nội, Việt Nam.

VIETNAM JOINT STOCK COMMERCIAL BANK FOR INDUSTRY AND TRADE

Swift Code: ICBVVNVX

Further credit to: VIETNAM JOINT STOCK COMMERCIAL BANK FOR INDUSTRY AND TRADE - BADINH BRANCH

Swift Code: ICBVVNVX124

- Thông tin người nhận:

Beneficiary name: Báo Gia đình và Xã hội

Account Number: 102020000189568

Đề gửi Mã số 212

Uyển Hương

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Một bé trong gia đình 4 người bị bỏng nặng ở Bắc Ninh vẫn đang phải điều trị phục hồi chức năng

Một bé trong gia đình 4 người bị bỏng nặng ở Bắc Ninh vẫn đang phải điều trị phục hồi chức năng

Cảnh ngộ - 1 ngày trước

GĐXH – “Bố con tôi đã ở viện suốt từ tháng 10 đến giờ chưa được về nhà", anh Lợi nói. Hiện con anh Lợi vẫn phải điều trị phục hồi chức năng sau tai nạn bỏng, khắp cơ thể là sẹo co kéo.

Tấm lòng bạn đọc đến với cụ bà 83 tuổi chăm 2 con bệnh tật, nuôi cháu nhỏ đang tuổi ăn học

Tấm lòng bạn đọc đến với cụ bà 83 tuổi chăm 2 con bệnh tật, nuôi cháu nhỏ đang tuổi ăn học

Vòng tay nhân ái - 2 ngày trước

GĐXH - Nhận tiền hỗ trợ của bạn đọc Báo Sức khỏe và Đời sống, bà Hoa bày tỏ lòng cảm kích. Nhờ sự quan tâm, động viên từ cộng đồng mà bà có thêm động lực để chăm con bệnh, cháu thơ dại.

MS 1006: Người phụ nữ suy thận cần sự trợ giúp của cộng đồng

MS 1006: Người phụ nữ suy thận cần sự trợ giúp của cộng đồng

Vòng tay nhân ái - 3 ngày trước

GĐXH – 4 năm qua, cuộc sống của chị Thủy gắn liền với bệnh viện, máy lọc máu và thuốc men vì suy thận. Người phụ nữ ấy không còn khả năng lao động, các con còn nhỏ nên rất cần sự chung tay giúp đỡ của cộng đồng.

MS 1005: Bé 2 tuổi bị ung thư võng mạc, cha mẹ nghèo bán đàn lợn cũng không đủ tiền chữa trị

MS 1005: Bé 2 tuổi bị ung thư võng mạc, cha mẹ nghèo bán đàn lợn cũng không đủ tiền chữa trị

Vòng tay nhân ái - 6 ngày trước

GĐXH - “Giá như đưa con đi viện sớm hơn, có lẽ con tôi đã không rơi vào cảnh nguy kịch thế này…” - lời tự trách của một người mẹ trẻ người dân tộc khiến ai nấy đều quặn lòng.

MS 1004: Gia đình khốn cùng cầu cứu cộng đồng khi chồng bị tai nạn liên tiếp, con gái mắc bệnh tim

MS 1004: Gia đình khốn cùng cầu cứu cộng đồng khi chồng bị tai nạn liên tiếp, con gái mắc bệnh tim

Cảnh ngộ - 1 tuần trước

GĐXH – Chồng liên tiếp bị tai nạn, con lại bị bệnh tim đã khiến gia đình chị rơi vào cảnh mất nhà, nợ nần chồng chất và tuyệt vọng đến tận cùng. Giữa cơn bão bệnh tật và tai nạn, người mẹ, người vợ ấy chỉ biết cầu cứu cộng đồng.

Danh sách bạn đọc ủng hộ các hoàn cảnh khó khăn từ ngày 01/04/2025 - 30/04/2025

Danh sách bạn đọc ủng hộ các hoàn cảnh khó khăn từ ngày 01/04/2025 - 30/04/2025

Kết chuyển - 1 tuần trước

GĐXH - Từ ngày 01/04/2025 - 30/04/2025, Chương trình Vòng tay nhân ái (Báo Sức khỏe và Đời sống) tiếp tục nhận được sự quan tâm, giúp đỡ của bạn đọc dành cho các cảnh đời kém may mắn. Chúng tôi xin gửi tới các quý bạn đọc hảo tâm danh sách ủng hộ cụ thể và mong tiếp tục nhận được sự ủng hộ của quý bạn đọc.

MS 1003: Sự sống mong manh của người đàn ông dân tộc H’Mông mong có 20 triệu đồng để kịp thời phẫu thuật tim

MS 1003: Sự sống mong manh của người đàn ông dân tộc H’Mông mong có 20 triệu đồng để kịp thời phẫu thuật tim

Cảnh ngộ - 2 tuần trước

GĐXH – Hiện anh Thanh có chỉ định phải phẫu thuật tim gấp nhưng gia đình quá khó khăn, chưa gom được 20 triệu đồng còn lại cho ca phẫu thuật.

Tấm lòng của bạn đọc Báo Sức khỏe và Đời sống đến với 2 trường hợp điều trị ở bệnh viện Việt Đức

Tấm lòng của bạn đọc Báo Sức khỏe và Đời sống đến với 2 trường hợp điều trị ở bệnh viện Việt Đức

Vòng tay nhân ái - 2 tuần trước

GĐXH – Chương trình Vòng tay nhân ái (Báo Sức khỏe và Đời sống) đã trao tiền của bạn đọc hảo tâm đến với 2 trường hợp điều trị ở bệnh viện Việt Đức là ông Khoan bị ung thư biểu mô tế bào gan và em Chung bị đa chấn thương sau tai nạn giao thông.

MS 1002: Bán hết cả trâu, lợn vẫn không đủ chi trả viện phí, người phụ nữ dân tộc Thái cần sự trợ giúp

MS 1002: Bán hết cả trâu, lợn vẫn không đủ chi trả viện phí, người phụ nữ dân tộc Thái cần sự trợ giúp

Cảnh ngộ - 2 tuần trước

GĐXH - Để có tiền chạy chữa bệnh, gia đình bà Thoa đã phải bán đi 1 con trâu và 2 con lợn là tài sản quý giá nhất, nhưng chẳng thấm tháp vào đâu. Hiện tại, người phụ nữ dân tộc Thái này đang rất cần sự trợ giúp của mọi người.

Sức khỏe của cô bé dân tộc Tày bị u trung thất đã tốt hơn

Sức khỏe của cô bé dân tộc Tày bị u trung thất đã tốt hơn

Kết chuyển - 3 tuần trước

GĐXH - Cảm thương trước hoàn cảnh khó khăn của cô bé dân tộc Triệu Thị Hải Yến bị u trung thất, nhiều bạn đọc đã chung tay giúp đỡ em. Hiện sức khỏe của cô bé dân tộc Tày này đã tốt hơn nhiều.

Top